Vì không được dạy điều này từ sớm, nhiều đứa trẻ gặp phải bi kịch

Ứng Hà Chi,
Chia sẻ

Nhiều cha mẹ trăn trở rằng tại sao những đứa trẻ ngày nay có sức chịu đựng tâm lý rất kém, dễ dàng 'chết' vì những điều nhỏ nhặt tầm thường.

Nhiều đứa trẻ có khả năng chịu áp lực rất thấp. Chỉ cần gặp một chút khó khăn là trẻ lập tức than thở, chùn bước, không dám đối diện. Nhiều trẻ rơi vào trạng thái sốc tinh thần khi gặp thất bại, thậm chí lựa chọn kết thúc cuộc đời mình vì không thể chịu đựng. Lý do thường là áp lực chuyện học hành, thi cử, gặp vấn đề trong tình cảm hay mâu thuẫn với gia đình,…

Ông Kuze Koji - Hiệu trưởng một trường Tâm lý học tích cực tại Nhật Bản - thảo luận về vấn đề này trong cuốn sách "Cha mẹ giúp con giảm căng thẳng". Vị hiệu trưởng đề xuất: "Để nuôi dưỡng đứa trẻ có trái tim mạnh mẽ, bản lĩnh phi thường; cha mẹ cần trau dồi cho con cách kiểm soát cảm xúc, nâng cao năng lực bản thân, duy trì thái độ lạc quan và chú trọng phát triển các mối quan hệ".

Bi kịch của đứa trẻ đến từ nguyên nhân này, cha mẹ cần sớm nhận biết để giúp trẻ sửa đổi - Ảnh 1.

Không có khả năng chịu áp lực sẽ khiến cuộc đời của trẻ gặp nhiều sóng gió. (Ảnh minh họa)

Trình độ học vấn, kinh nghiệm cuộc sống, tư duy nhận thức cùng khả năng chịu áp lực sẽ quyết định ai thành công, ai thất bại. Jack Ma – người sáng lập Tập đoàn Alibaba từng chia sẻ với các bạn trẻ: "Trong quá trình học tập, tôi có 3 lần thất bại. Còn khi đi tìm việc làm, tôi thất bại tới gần 30 lần. Tôi nhớ sau khi tốt nghiệp THPT, tôi nộp đơn xin việc vào KFC. 24 người cùng với tôi đã tới đó phỏng vấn và tôi là ứng viên duy nhất bị nhà tuyển dụng từ chối nhưng tôi không hề nản chí. 

Một lần thất bại khác của tôi là trong quá trình xây dựng và phát triển Alibaba, tôi đến thung lũng Sillicon kêu gọi đầu tư nhưng chẳng được ai giúp đỡ. Sau này, người bạn Mã Vân đã nói một câu khiến tôi ấn tượng: "Mỗi lần thất bại, bạn sẽ rút ra được bài học quý. Thất bại là cơ hội để nhìn lại bản thân, xem mình làm chưa tốt điều gì để khắc phục vào lần sau. Thất bại là tiền đề tạo nên thành công. Tất cả những đắng cay trải qua sẽ rèn luyện nên bản lĩnh mạnh mẽ, khả năng chịu áp lực và cách ứng phó trước cuộc sống". 

Làm thế nào để tăng cường "sức đề kháng căng thẳng" cho trẻ? 

Bạn hãy thử chiêm nghiệm: "Việc tốt nhất mà chúng ta thực hiện được có phải ở trong nghịch cảnh hay khi rơi vào tình huống trớ trêu?". Áp lực tư tưởng là chất kích thích tuyệt vời dành cho tinh thần. Nó có thể giúp bạn làm nên những điều phi thường. 

Thực tế, rất ít phụ huynh nói cho con biết phải làm gì khi gặp thất bại, cách khắc phục hậu quả ra sao, cách chịu áp lực thế nào? Họ chỉ chú trọng nhắc nhở con ngoan ngoãn và cố gắng học hành chăm chỉ. Điều này khiến trẻ yếu kém về mặt nhận thức, gần như không có khả năng chống đỡ khi rơi vào trạng thái cảm xúc tiêu cực. Dần dần, trẻ sẽ gục ngã, đầu hàng khó khăn mà không biết tìm cách vượt qua. 

Dưới đây là những cách tăng cường "sức đề kháng căng thẳng" cho trẻ mà cha mẹ cần biết.

1. Đặt ra những nhiệm vụ để trẻ hoàn thành

Cha mẹ cần đặt ra một số nhiệm vụ nằm trong khả năng để trẻ có thể hoàn thành tốt. Chẳng hạn, hãy yêu cầu trẻ hoàn thành bài tập về nhà trong thời gian quy định hay lên kế hoạch cho chuyến đi chơi của gia đình. 

Rèn luyện khả năng chịu đựng căng thẳng không phải là việc đưa ra những "bài toán" khó khiến trẻ mất đi sự tự tin mà cha mẹ cần tạo điều kiện để trẻ thử sức và rèn luyện. Hãy để trẻ hiểu rằng, muốn đạt được mục tiêu, trẻ cần nỗ lực rất nhiều. Trong quá trình đó, cha mẹ đã rèn cho trẻ sự chăm chỉ, tinh thần không ngại khó, ngại khổ và kỹ năng nhờ sự trợ giúp khi cần thiết.

Bi kịch của đứa trẻ đến từ nguyên nhân này, cha mẹ cần sớm nhận biết để giúp trẻ sửa đổi - Ảnh 2.

Cha mẹ hãy liên tục giao cho con những nhiệm vụ vừa sức để rèn khả năng chịu áp lực. (Ảnh minh họa)

2. Luôn tin tưởng, khích lệ trẻ

Trong quá trình trẻ đối mặt với thử thách, cha mẹ cần trao trọn niềm tin cho trẻ, kể cả khi trẻ thất bại, không thành công. Cha mẹ hãy động viên kịp thời, nói với trẻ rằng thất bại không phải là vấn đề to tát. 

Tin tưởng trẻ, dạy trẻ bình tĩnh, duy trì tự tin, phân tích vấn đề, rút kinh nghiệm,… đều là những điều rất quan trọng giúp trẻ nâng cao khả năng chịu áp lực. Quá trình này còn giúp trẻ hình thành mức độ bền bỉ nhất định, nâng cao sự tự lập. 

Bi kịch của đứa trẻ đến từ nguyên nhân này, cha mẹ cần sớm nhận biết để giúp trẻ sửa đổi - Ảnh 3.

Khi con gặp khó khăn hay vấp ngã, cha mẹ hãy dành cho con những lời động viên tinh thần. (Ảnh minh họa)

3. Dạy trẻ đối mặt với thất bại

Thất bại cũng là một trong những điều mà ai cũng gặp phải. Vì vậy, sự hiểu biết về thất bại là rất quan trọng. Khó khăn, vấp ngã tạm thời không có nghĩa là thất bại vĩnh viễn. Nếu cảm thấy mình thực sự thất bại, tức là chúng ta đã để thách thức đánh bại, không còn ý chí vươn lên chiến đấu đến cùng. 

Vì vậy, khi thấy trẻ chán nản, áp lực, nhụt chí, cha mẹ nên khuyến khích trẻ không nên tự trách bản thân. Thay vào đó, trẻ cần suy nghĩ tìm ra lý do để tránh lặp lại trong tương lai. Hãy giải thích để trẻ hiểu rằng thế giới xung quanh rất tươi đẹp và thất bại là điều mà ai cũng gặp. Điều trẻ cần làm là không sợ hãi, không nản chí, dũng cảm đối mặt. Đây là thái độ cơ bản để giành chiến thắng. 

Chia sẻ