Vết xước vùng kín có thể chết người
Vết thương hay vết trầy xước da ở vùng tầng sinh môn, sau đó các vi trùng sẽ xâm nhập qua vết thương hay vết trầy gây ra tình trạng phá huỷ da, mô dưới da.
Đã có nhiều cái chết đáng tiếc chỉ vì người bệnh coi thường việc điều trị sớm những vết trầy xước ở vùng kín, dẫn đến hoại tử tầng sinh môn, một loại bệnh có tỷ lệ tử vong cao hiện nay. Nhóm người được xác định dễ gặp tai hoạ này là bệnh nhân tiểu đường, nghiện rượu, béo phì, xơ gan, suy giảm miễn dịch…
Tầng sinh môn là từ dùng mô tả vùng da giữa bìu và hậu môn ở phái nam, vùng da giữa âm môn và hậu môn ở phái nữ. Hoại tử tầng sinh môn là bệnh đã được tác giả Fournier mô tả năm 1883 (Fournier’s gangrene).
Lúc đầu bệnh Fournier’s gangrene mô tả nguyên nhân xuất phát từ đường tiết niệu và cơ quan sinh dục ngoài của phái nam nhưng về sau người ta phát hiện thêm các nguyên nhân khác xuất phát từ cơ quan sinh dục nữ và vùng hậu môn.
Thủ phạm gây hoại tử tầng sinh môn
Hoại tử tầng sinh môn gây ra do vết thương hay vết trầy xước da ở vùng tầng sinh môn, sau đó các vi trùng sẽ xâm nhập qua vết thương hay vết trầy gây ra tình trạng phá huỷ da, mô dưới da, căn cơ và cơ vùng tầng sinh môn.
Do nằm ở vùng được che kín qua nhiều lớp vải ít thông thoáng và ẩm ướt, nếu không chú ý vệ sinh (vì lý do nghề nghiệp hay thiếu hiểu biết) thì đây là môi trường sinh sống của nhiều vi khuẩn, khi có vết thương hay vết trầy xước dễ bị nhiễm trùng.
Vi khuẩn gây tình trạng hoại tử tầng sinh môn thường là loại vi khuẩn yếm khí, vi khuẩn sinh mủ như streptocoque, staphylocoque, pseudomonas, staphylocoque aureus kháng methicillin, nấm…
Đặc điểm của hoại tử tầng sinh môn là gây tình trạng hoại tử dải cân nông ở vùng tầng sinh môn, tốc độ hoại tử này rất nhanh, từ 2 – 3cm/giờ và từ đó lan nhanh đến bìu dái và dương vật. Tốc độ hoại tử này nếu không ngăn chặn sẽ ăn lan lên vùng bẹn, làm hoại tử cả vùng hạ vị.
Nguyên nhân gây tình trạng nhiễm trùng thường xuất phát từ: cơ quan sinh dục nam (do làm thủ thuật ở niệu đạo như đặt thông tiểu, nong niệu đạo, chấn thương giập niệu đạo, sau phẫu thuật tiết niệu, chích ma tuý vào tĩnh mạch trên dương vật...); cơ quan sinh dục nữ (ápxe tuyến Bartholin, nhiễm trùng sau sẩy thai, phá thai, phẫu thuật vùng âm đạo…); hậu môn (sau phẫu thuật ở vùng hậu môn, hiện nay gặp nhiều nhất ở bệnh nhân điều trị trĩ rò theo kinh nghiệm dân gian như bôi thuốc, đắp lá thuốc…)
Khởi phát từ những cơn ngứa vùng kín
Triệu chứng để phát hiện hoại tử tầng sinh môn thường bắt đầu với các triệu chứng âm thầm như ngứa và khó chịu ở cơ quan sinh dục ngoài, sau đó dẫn đến cơn đau dữ dội vùng cơ quan sinh dục ngoài, tiến triển các triệu chứng theo các thời kỳ như sau: triệu chứng báo trước (sốt và lờ đờ xảy ra trong vòng hai đến bảy ngày); đau dữ dội ở vùng cơ quan sinh dục ngoài kèm theo phù nề da vùng da tầng sinh môn...
Ngoài ra, bạn có thể đau tăng dần ở vùng cơ quan sinh dục ngoài kèm theo những nốt mẩn đỏ da vùng da tầng sinh môn; xuất hiện các vết sạm đen da và tiếng lép bép dưới da vùng da tầng sinh môn; vết hoại tử xuất hiện ở vùng da tầng sinh môn và mủ chảy ra từ các vết thương; nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến choáng nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết và hoại tử lan rộng ra khỏi vùng tầng sinh môn đến vùng bụng dưới.
Tình trạng hoại tử tầng sinh môn rất dễ phát triển ở nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao như tiểu đường (hơn 60%), nghiện rượu, lớn tuổi, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch (HIV), béo phì, uống thuốc corticoid kéo dài, xơ gan, bệnh ung thư bạch cầu… Bệnh thường xảy ra ở tuổi từ 30 đến 70, nhất là người trên 70 tuổi, ở trẻ em có ít hơn nhưng nếu xảy ra thì thường gặp ở trẻ nhũ nhi dưới ba tháng tuổi. Tỷ lệ bệnh xảy ra ở phái nam gấp mười lần phái nữ.
Cần phát hiện sớm và phòng ngừa
Hoại tử tầng sinh môn là loại bệnh nặng, có tỷ lệ tử vong rất cao (4 – 75%) nếu phát hiện muộn và không điều trị kịp thời. Ngay cả khi được chữa lành thì cũng để lại di chứng nặng nề. Ở Việt Nam, do thiếu hiểu biết nên nhiều người điều trị các bệnh vùng hậu môn như trĩ, mạch lươn bằng đắp lá thuốc, bôi thuốc không có nguồn gốc rõ ràng, chích thuốc làm rụng trĩ… gây nhiễm trùng vùng tầng sinh môn, dẫn đến hoại tử, nhiễm trùng huyết, rất dễ tử vong hay để lại di chứng nặng nề không hồi phục.
Điều trị loại bệnh này thường rất khó khăn do phải dùng các kháng sinh thế hệ mới và liều cao trên bệnh nhân có sức đề kháng kém do bị bệnh mạn tính (tiểu đường, béo phì, xơ gan, nghiện rượu, suy giảm miễn dịch…).
Nếu phát hiện sớm tình trạng nhiễm trùng, sẽ phẫu thuật rạch tháo mủ và dẫn lưu mủ tránh lan rộng vết hoại tử. Chính vì vậy phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh là rất quan trọng. Không nên coi thường các vết thương hay các vết trầy xước vùng tầng sinh môn ở nhóm người có nguy cơ cao vì hoại tử tầng sinh môn nằm ở vùng kín đáo, nếu không chú ý thăm khám kỹ sẽ dễ bỏ sót thương tổn, đến khi phát hiện thì đã muộn.
Tầng sinh môn là từ dùng mô tả vùng da giữa bìu và hậu môn ở phái nam, vùng da giữa âm môn và hậu môn ở phái nữ. Hoại tử tầng sinh môn là bệnh đã được tác giả Fournier mô tả năm 1883 (Fournier’s gangrene).
Lúc đầu bệnh Fournier’s gangrene mô tả nguyên nhân xuất phát từ đường tiết niệu và cơ quan sinh dục ngoài của phái nam nhưng về sau người ta phát hiện thêm các nguyên nhân khác xuất phát từ cơ quan sinh dục nữ và vùng hậu môn.
Thủ phạm gây hoại tử tầng sinh môn
Hoại tử tầng sinh môn gây ra do vết thương hay vết trầy xước da ở vùng tầng sinh môn, sau đó các vi trùng sẽ xâm nhập qua vết thương hay vết trầy gây ra tình trạng phá huỷ da, mô dưới da, căn cơ và cơ vùng tầng sinh môn.
Vi khuẩn gây tình trạng hoại tử tầng sinh môn thường là loại vi khuẩn yếm khí, vi khuẩn sinh mủ như streptocoque, staphylocoque, pseudomonas, staphylocoque aureus kháng methicillin, nấm…
Đặc điểm của hoại tử tầng sinh môn là gây tình trạng hoại tử dải cân nông ở vùng tầng sinh môn, tốc độ hoại tử này rất nhanh, từ 2 – 3cm/giờ và từ đó lan nhanh đến bìu dái và dương vật. Tốc độ hoại tử này nếu không ngăn chặn sẽ ăn lan lên vùng bẹn, làm hoại tử cả vùng hạ vị.
Nguyên nhân gây tình trạng nhiễm trùng thường xuất phát từ: cơ quan sinh dục nam (do làm thủ thuật ở niệu đạo như đặt thông tiểu, nong niệu đạo, chấn thương giập niệu đạo, sau phẫu thuật tiết niệu, chích ma tuý vào tĩnh mạch trên dương vật...); cơ quan sinh dục nữ (ápxe tuyến Bartholin, nhiễm trùng sau sẩy thai, phá thai, phẫu thuật vùng âm đạo…); hậu môn (sau phẫu thuật ở vùng hậu môn, hiện nay gặp nhiều nhất ở bệnh nhân điều trị trĩ rò theo kinh nghiệm dân gian như bôi thuốc, đắp lá thuốc…)
Khởi phát từ những cơn ngứa vùng kín
Triệu chứng để phát hiện hoại tử tầng sinh môn thường bắt đầu với các triệu chứng âm thầm như ngứa và khó chịu ở cơ quan sinh dục ngoài, sau đó dẫn đến cơn đau dữ dội vùng cơ quan sinh dục ngoài, tiến triển các triệu chứng theo các thời kỳ như sau: triệu chứng báo trước (sốt và lờ đờ xảy ra trong vòng hai đến bảy ngày); đau dữ dội ở vùng cơ quan sinh dục ngoài kèm theo phù nề da vùng da tầng sinh môn...
Ngoài ra, bạn có thể đau tăng dần ở vùng cơ quan sinh dục ngoài kèm theo những nốt mẩn đỏ da vùng da tầng sinh môn; xuất hiện các vết sạm đen da và tiếng lép bép dưới da vùng da tầng sinh môn; vết hoại tử xuất hiện ở vùng da tầng sinh môn và mủ chảy ra từ các vết thương; nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến choáng nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết và hoại tử lan rộng ra khỏi vùng tầng sinh môn đến vùng bụng dưới.
Tình trạng hoại tử tầng sinh môn rất dễ phát triển ở nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao như tiểu đường (hơn 60%), nghiện rượu, lớn tuổi, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch (HIV), béo phì, uống thuốc corticoid kéo dài, xơ gan, bệnh ung thư bạch cầu… Bệnh thường xảy ra ở tuổi từ 30 đến 70, nhất là người trên 70 tuổi, ở trẻ em có ít hơn nhưng nếu xảy ra thì thường gặp ở trẻ nhũ nhi dưới ba tháng tuổi. Tỷ lệ bệnh xảy ra ở phái nam gấp mười lần phái nữ.
Cần phát hiện sớm và phòng ngừa
Hoại tử tầng sinh môn là loại bệnh nặng, có tỷ lệ tử vong rất cao (4 – 75%) nếu phát hiện muộn và không điều trị kịp thời. Ngay cả khi được chữa lành thì cũng để lại di chứng nặng nề. Ở Việt Nam, do thiếu hiểu biết nên nhiều người điều trị các bệnh vùng hậu môn như trĩ, mạch lươn bằng đắp lá thuốc, bôi thuốc không có nguồn gốc rõ ràng, chích thuốc làm rụng trĩ… gây nhiễm trùng vùng tầng sinh môn, dẫn đến hoại tử, nhiễm trùng huyết, rất dễ tử vong hay để lại di chứng nặng nề không hồi phục.
Điều trị loại bệnh này thường rất khó khăn do phải dùng các kháng sinh thế hệ mới và liều cao trên bệnh nhân có sức đề kháng kém do bị bệnh mạn tính (tiểu đường, béo phì, xơ gan, nghiện rượu, suy giảm miễn dịch…).
Nếu phát hiện sớm tình trạng nhiễm trùng, sẽ phẫu thuật rạch tháo mủ và dẫn lưu mủ tránh lan rộng vết hoại tử. Chính vì vậy phòng ngừa và phát hiện sớm bệnh là rất quan trọng. Không nên coi thường các vết thương hay các vết trầy xước vùng tầng sinh môn ở nhóm người có nguy cơ cao vì hoại tử tầng sinh môn nằm ở vùng kín đáo, nếu không chú ý thăm khám kỹ sẽ dễ bỏ sót thương tổn, đến khi phát hiện thì đã muộn.