Về La Phù xem mắc màn chống muỗi, tắm nước nóng cho các "ông lợn"

Ngô Nhung/VTC News,
Chia sẻ

Để chuẩn bị chu đáo cho tế Đức Thánh, người cai đám phải nuôi các "ông lợn" với chế độ đặc biệt, thức ăn phải sạch sẽ, đảm bảo an toàn.

Về La Phù xem mắc màn chống muỗi, tắm nước nóng cho các 'ông lợn' - Ảnh 1.

Lễ hội rước “ông lợn” tại xã La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) là dịp để dân làng tưởng nhớ công ơn của Tĩnh Quốc Tam Lang dưới thời Hùng Duệ Vương thứ 6 đã có công đánh giặc giữ vững bờ cõi. Từ sáng sớm 3/2 (tức 13/1 Âm lịch) người dân ở xã La Phù lại náo nức tổ chức lễ tế, hội rước “ông lợn”.

Về La Phù xem mắc màn chống muỗi, tắm nước nóng cho các 'ông lợn' - Ảnh 2.

Để chuẩn bị cho Lễ hội rước “ông lợn”, ngay từ đầu năm, mỗi xóm chọn một gia đình có thành viên là người có đức, tài, con cái trong nhà phải có đủ gái và trai, không có tang, kinh tế khá giả, để nuôi lợn phục vụ cho hội rước.

Về La Phù xem mắc màn chống muỗi, tắm nước nóng cho các 'ông lợn' - Ảnh 3.

Về La Phù xem mắc màn chống muỗi, tắm nước nóng cho các 'ông lợn' - Ảnh 4.

Đã có 3 năm nuôi “ông lợn” phục vụ hội rước, ông Nguyễn Duy Ngọc (66 tuổi, thôn Tiền Phong 1, xã La Phù, Hoài Đức, Hà Nội) cho biết, thời điểm chọn lợn vào tháng 2 hàng năm. Các xóm sẽ chọn lợn, tiêu chuẩn lợn phải cân đối, đẹp mã và nặng khoảng 30 kg. Sau khi chọn được vật nuôi, dân làng gọi là “ông lợn”, chi phí nuôi được cả xóm đó góp lại.

Về La Phù xem mắc màn chống muỗi, tắm nước nóng cho các 'ông lợn' - Ảnh 5.

“Những ông lợn được nuôi theo chế độ ăn đặc biệt như trứng, cháo gạo nếp, rau củ tươi. Cám phải là cám gạo trộn với ngô xay hoặc gạo nếp được nấu chín, khi cho ăn rau cũng phải được rửa sạch, chậu ăn và chuồng nuôi luôn được phun rửa. “Ông lợn” được tắm rửa hàng ngày, được mắc màn chống muỗi, lắp cả quạt mát khi trời nóng. Mùa đông thì tắm ít hơn (bằng nước ấm), những hôm trời quá lạnh thì phải đốt lò than sưởi”, ông Ngọc chia sẻ.

Về La Phù xem mắc màn chống muỗi, tắm nước nóng cho các 'ông lợn' - Ảnh 6.

Về La Phù xem mắc màn chống muỗi, tắm nước nóng cho các 'ông lợn' - Ảnh 7.

Theo ông Ngọc, nếu có “ông lợn” nào bỏ ăn, ốm là gia đình được chọn nuôi phải mang lễ ra đình làng cầu khấn mong “ông lợn” khỏe lại. Đặc biệt trước ngày hội, “ông lợn” sẽ được ăn cháo chay để đảm bảo thanh tịnh. Thường đến lúc tế lễ, trọng lượng mỗi “ông lợn” khoảng 270 kg.

Về La Phù xem mắc màn chống muỗi, tắm nước nóng cho các 'ông lợn' - Ảnh 8.

Đến khoảng 14h, mỗi người dân trong xóm đều góp sức vào việc trang trí, từ tỉa hoa, tô son, làm mắt, tai cho đến bóc những tấm mỡ lá để phủ lên mình lợn, mỗi người một việc và ai cũng vui vẻ. Mỗi xóm trang trí theo một cách khác nhau nhưng “ông lợn” phải oai phong, đẹp nhất thì mới mong giật giải của làng.

Về La Phù xem mắc màn chống muỗi, tắm nước nóng cho các 'ông lợn' - Ảnh 9.

Về La Phù xem mắc màn chống muỗi, tắm nước nóng cho các 'ông lợn' - Ảnh 10.

Ngay từ đầu giờ chiều, rất đông người dân và khách thập phương đến đền La Phù để thắp hương, chiêm bái.

Về La Phù xem mắc màn chống muỗi, tắm nước nóng cho các 'ông lợn' - Ảnh 11.

Khoảng 7 tiếng trước khi lễ hội rước “ông lợn” bắt đầu, rất nhiều nhóm múa lân của các thôn thuộc xã La Phù ra biểu diễn, người dân tấp nập đến xem khiến đường phố trở nên nhộn nhịp.

Về La Phù xem mắc màn chống muỗi, tắm nước nóng cho các 'ông lợn' - Ảnh 12.

Thời điểm này, lực lượng an ninh thường xuyên túc trực, hướng dẫn các phương tiện tham gia giao thông để tránh tình trạng ùn tắc.

Về La Phù xem mắc màn chống muỗi, tắm nước nóng cho các 'ông lợn' - Ảnh 13.

Bà Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND xã La Phù (huyện Hoài Đức, Tp.Hà Nội) cho biết, Lễ hội rước “ông lợn” là hoạt động để duy trì nét đẹp văn hóa truyền thống. Trước khi diễn ra các hoạt động lễ hội thì UBND xã đã xin chủ trương của UBND huyện Hoài Đức về công tác tổ chức, mặt khác cũng xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn và văn minh trong khi diễn ra lễ hội.

Chia sẻ