Văn hóa uống cà phê Sài Gòn lên báo Anh
Nhật báo nổi tiếng của Anh, tờ Telegraph chia sẻ cùng độc giả thế giới về một Sài Gòn đổi mới gắn liền nét văn hóa “uống” độc đáo của người dân tại đây.
Một trong những khu ăn uống “đường phố” ở Sài Gòn - Ảnh: Telegraph
Dưới ngòi bút của nhà báo Nicola Graydon, Sài Gòn hiện lên thật sống động và gần gũi. Đó là một Sài Gòn của những chiếc máy, tiếng còi xe, hay những quán phở ở góc đường. Đặc biệt hơn hết, là nét văn hóa“uống” cà phê của người dân Sài Gòn.
Sài Gòn xe máy
Việc đầu tiên khi đặt chân đến Sài Gòn, du khách nên học cách làm thể nào để băng qua một con phố, đại lộ hay những con đường nhỏ. Một thử thách đầy cam go, đòi hỏi sự cân bằng tốt về sự bình thản và nhận thức sâu sắc tính thận trọng khi tiến về phía trước, trong tâm thế không do dự.
Khi đối mặt với làn xe gắn máynổ máy “lốp bốp” xung quanh, du khách không tài nào đoán được họ muốn gì thông qua nét mặt của người lái xe. Vì phần lớn người dân tại đây đều “ngụytrang” bởi lớp khẩu trang nhiều màu sắc, che lấp cả khuôn mặt.
Phải mất một khoảng thời gian, tôimớicó thể hòamình vào “vũ điệu” đường phố ấy. Tuy nhiên, mỗi khi lạc nhịp trong điệu nhảy ấy, tốt hơn hết bạn nên dừng lại, quan sát. Vàắt hẳn sau đó bạn sẽ có “đường nhảy”.
Đó là điều đầu tiên mà Nicola cảm nhận về Sài Gòn.
Nét cổ xưa giữa lòng Sài Gòn tiềm năng kinh tế
Du khách dễ dàng cảm nhận, tại vùng đất đắc địa này sẽ sớm diễn ra sự trỗi mình dữ dội của những tòanhà cao tầng chọc trời. Nó sẽ sớm nhô lên từ mặt đất, vươn mình phát triển, phá vỡ khu vực kinh doanh hộ gia đình nằm lân cận đó.
Tuy vậy, tại những khu vực góc đường có những cụ già ngồi phục vụ món bún/phở từ những xe đẩy cũ kỹ, như thể không gì thay đổi trước sự bức phá dữ dội của dòng chảy phát triển công nghệ.
Cách tốt nhất tận hưởng sự cân bằng kỳ lạ này là ngồi trên một ban công của bất kỳ quán cà phê nào nằm rải rác khắp con đường, ngõ ngách của Sài Gòn. Đây là cách du khách thoát khỏi sự hỗn độn, thường diễn ra trên những con đường nằm dưới đó.
Nicola cảm nhận rằng, cho dù có bao nhiêu tòa nhà chọc trời mọc lên, những chiếc xe máy cứ bon bon tiến về tương lai, cách ăn uống của người Sài Gòn không thay đổi, vẫn là những quán phở ở góc đường, những thúng cá tươi trong những sạp chợ, những hạt lúa ngon bổ dưỡng từ vùng sông nước Mekong, những loại rau xanh tươi ngon thu hoạch từ các vùng miền lân cận.
Một người dân Sài Gòn chia sẻ với cô: “Dù nghèo hay giàu, chúng tôi đều ăn những thức ăn, nước uống tươi ngon. Người Sài Gòn thường mua các loại thực phẩm tươi ngon, sau đó đem về chế biến theo những công thức gia truyền, từ bao thế hệ. Đó là lý do, bạn thấy những nam thanh nữ tú với bộ đồ công sở sang trọng, không ngần ngại kéo chiếc ghế, ngồi trên vỉa hè thưởng thức hương vị những món ăn thuần Việt tươi ngon, được nấu từ một người có tuổi đời khá cao”.
Một gian hàng trái cây tươi ở Sài Gòn - Ảnh: Telegraph
Văn hóa uống cà phê của người Sài Gòn
Cà phê sữa đá Việt Nam là loại thức uống đặc biệt, nắm giữ một phần trách nhiệm tạo ra nguồn sinh lực hoạt động của Sài Gòn - một trong những trung tâm thương mại sầm uất tại Đông Nam Á trong vòng 20 năm nay.
Nicola chia sẻ: “Ngồi tại ban công của quán cà phêL’Usine, mang hơi hướng kiểu Pháp có hướng nhìn ra Nhà hát lớn, tôi gọi một ly cà phê sữa đá kiểu Việt Nam, thành phần gồm cà phê,sữa và đá. Đó là loại cà phêmạnh, nhỏ giọt từ một phin kim loại nhỏ, bên dưới ly chứa khoảng ¼ lượng sữa đặc. Sau khoảng 15 phút, khi cà phêngừng nhỏ giọt, bạn sẽ khuấy đều và cho đá vào”.
Đầu tiên, tôi không chịu được cái ngọt kiểu như vậy. Tuy nhiêu sau 3 ngày, tôi bị khuất phục và nghiện cái ngọt “thần thánh” ấy. Thật tuyệt vời khi cảm nhận cái ngọt thanh mát trong cuống họng, điều mà chúng ta không thấy ở một ly latte cổ điển”.
Tại Sài Gòn, cà phê rất được quan tâm, có nhiều hạt được du nhập từ Ý, Nhật, Thổ Nhĩ Kỳ, cả Ethiopia, nhưng hầu hết đều khác so với cà phê Việt Nam -thứ cà phê vượt trội hơn hẳn.
Ngày cuối cùng thưởng ngoạn tại Sài Gòn, Nicola mua tách cà phê sữa đá lề đường, cạnh Bảo tàng Chứng tích chiến tranh. Tại đây, cô gặp gỡ Lou, cô gái trẻ người Việt sống tại nước ngoài.
Lou cho biết: “Mọi người ở đây đều có một câu chuyện. Nước Việt Nam từng bị xâm chiếm bởi người Trung Quốc, Nhật, Pháp và cuối cùng Mỹ. Tuy nhiên, không một ai trong chúng tôi nhắc đến chiến tranh nữa, nó đã qua. Mặc dù, căn phòng cuối cùng của viện bảo tàng treo đầy những hình ảnh về những con người mang phải vết sẹo chiến tranh, biến dạng bởi vũ khí hóa học của kẻ thù”.
Lou lặng lẽ trong khoảnh khắc và không ai nói thêm về điều đó nữa. Cả hai hớp ngụm cà phê mát lạnh.
Vị ngọt ly cà phê sữa đá dường như làm loãng đi cái đắng trong dòng suy nghĩ của cả hai, quyện lấy cái sức trẻ của Sài Gòn, làm tan biến nỗi đau trong quá khứ, tan thành bọt khí trong khoảng không tĩnh lặng.