Vài chiêu đối phó với anh chồng lười
Chồng bạn thuộc nhóm đàn ông chỉ thích ngồi xem tivi cho đến khi bữa tối được dọn sẵn trên bàn. Thế thì anh ấy đích thị là ‘kẻ lười biếng’.
Các nhà tâm lý coi gốc rễ chuyện lười nằm ở thái độ của anh ấy: bi quan hoặc lạc quan.
- Với đàn ông bi quan, anh ta sẽ nghĩ nếu có cố làm gì cho gia đình thì cuối cùng cũng chuốc lấy thất bại và những lời than vãn của vợ. Một thái độ như vậy khiến anh ta không chịu nỗ lực và lâu dần hình thành thói quen ỷ lại.
- Tuy nhiên, một số anh có thái độ lạc quan với cuộc sống thì không khá hơn. Anh ta nghĩ đơn giản, cứ “ngồi không” và chờ đợi thì cuối cùng mọi chuyện cũng ổn thỏa.
- Với đàn ông bi quan, anh ta sẽ nghĩ nếu có cố làm gì cho gia đình thì cuối cùng cũng chuốc lấy thất bại và những lời than vãn của vợ. Một thái độ như vậy khiến anh ta không chịu nỗ lực và lâu dần hình thành thói quen ỷ lại.
- Tuy nhiên, một số anh có thái độ lạc quan với cuộc sống thì không khá hơn. Anh ta nghĩ đơn giản, cứ “ngồi không” và chờ đợi thì cuối cùng mọi chuyện cũng ổn thỏa.
Vài lời khuyên giúp bạn cải tạo chồng lười như sau:
- Đừng chăm chồng bạn bằng thìa: Những người vợ muốn tất cả mọi thứ không tỳ vết trở thành những người cầu toàn nhất. Chồng của bạn có thể dọn dẹp khác với cách của bạn; do đó, đừng bắt chồng bạn chỉn chu theo ý bạn nếu điều đó làm anh ấy khó chịu. Điều này có thể khiến anh ấy cố tình sai phạm tiếp. Hãy gợi ý những việc cần thực hiện và để anh ấy tự hoàn thành. Anh ấy biết cách phải làm thế nào – dám chắc với bạn điều ấy.
- Tán thưởng khi anh ấy hoàn thành thúc đẩy đối phương hăng say làm việc tiếp. Nấu bữa tối yêu thích cho chồng bạn và khẳng định rằng, anh ấy đã làm tốt.
- “Nhờ vả” khi chồng của bạn đang trong tâm trạng tốt. Cần để chồng bạn biết rằng, bạn không thể cáng đáng mọi thứ nếu thiếu sự giúp đỡ của anh ấy. Hơn nữa, anh ấy cũng phải có trách nhiệm với những việc trong nhà.
- Không nên trách mắng anh ấy. Mắng mỏ chỉ đẩy mọi chuyện xấu hơn, lại làm mất hứng của đối phương. Hãy để công việc lại cho chồng bạn, bởi chồng bạn sẽ tự biết xoay sở nếu chỉ có một mình. Nếu bạn yêu cầu anh ấy phải làm thế này – thế khác, anh ấy sẽ không bao giờ thay đổi vì anh ấy biết rằng, dù có không làm xong thì sẽ được bạn hoàn thành nốt giúp.
- Thư giãn nếu anh ấy trì hoãn. Từ từ, chồng bạn sẽ bắt tay vào việc, có thể thử mẹo đặc biệt này trước bữa tối, chẳng hạn, đói bụng buộc anh ấy phải biết dọn cơm. Đây là phương pháp khó khăn nhưng thường hiệu quả, miễn là bạn giữ được bình tĩnh.
- Đừng chăm chồng bạn bằng thìa: Những người vợ muốn tất cả mọi thứ không tỳ vết trở thành những người cầu toàn nhất. Chồng của bạn có thể dọn dẹp khác với cách của bạn; do đó, đừng bắt chồng bạn chỉn chu theo ý bạn nếu điều đó làm anh ấy khó chịu. Điều này có thể khiến anh ấy cố tình sai phạm tiếp. Hãy gợi ý những việc cần thực hiện và để anh ấy tự hoàn thành. Anh ấy biết cách phải làm thế nào – dám chắc với bạn điều ấy.
- Tán thưởng khi anh ấy hoàn thành thúc đẩy đối phương hăng say làm việc tiếp. Nấu bữa tối yêu thích cho chồng bạn và khẳng định rằng, anh ấy đã làm tốt.
- “Nhờ vả” khi chồng của bạn đang trong tâm trạng tốt. Cần để chồng bạn biết rằng, bạn không thể cáng đáng mọi thứ nếu thiếu sự giúp đỡ của anh ấy. Hơn nữa, anh ấy cũng phải có trách nhiệm với những việc trong nhà.
- Không nên trách mắng anh ấy. Mắng mỏ chỉ đẩy mọi chuyện xấu hơn, lại làm mất hứng của đối phương. Hãy để công việc lại cho chồng bạn, bởi chồng bạn sẽ tự biết xoay sở nếu chỉ có một mình. Nếu bạn yêu cầu anh ấy phải làm thế này – thế khác, anh ấy sẽ không bao giờ thay đổi vì anh ấy biết rằng, dù có không làm xong thì sẽ được bạn hoàn thành nốt giúp.
- Thư giãn nếu anh ấy trì hoãn. Từ từ, chồng bạn sẽ bắt tay vào việc, có thể thử mẹo đặc biệt này trước bữa tối, chẳng hạn, đói bụng buộc anh ấy phải biết dọn cơm. Đây là phương pháp khó khăn nhưng thường hiệu quả, miễn là bạn giữ được bình tĩnh.