Vạch trần các kiểu... trốn việc đầu năm của người đẹp công sở
Đầu năm, dân công sở đua nhau “cắt xén” ngày làm để đi xem bói, lễ chùa hay… “sát phạt” ngay tại cơ quan.
Trốn việc đi “tân trang” sắc đẹp
Thu Minh, 25 tuổi, ở Hoàng Mai, Hà Nội là nhân viên kinh doanh của một công ty sắt thép có chi nhánh khắp cả nước. Mang tiếng là công ty lớn, nhưng năm vừa qua kinh tế suy thoái, công ty chị cũng bị ảnh hưởng nhiều. Đặc biệt, do khủng hoảng bất động sản nên lĩnh vực kinh doanh sắt thép càng ảm đạm. Công ty ít việc trong năm, nay ngày đầu xuân, nhân viên lại càng được thể trốn việc đi chơi.
Vừa gặp nhau sau kỳ nghỉ, Thu Minh đã cùng chị em trong văn phòng tụm năm tụm ba bàn xem đi “tân trang” ở đâu để cải thiện vẻ "xác xơ" vì ăn chơi thả phanh ngày Tết. Thấy có chị trong nhóm gợi ý một tiệm làm tóc, làm nail đẹp lắm nằm ngay trên phố Quốc Tử Giám và đã “mở hàng” từ mùng 2 Tết, cả nhóm nhao nhao đòi thẳng tiến đi tân trang sắc đẹp.
Kết quả, đến công ty ngồi còn chưa ấm chỗ, cả phòng kinh doanh đã “nhổ rễ”. Trưởng phòng cũng chỉ ậm ừ: “Thôi thì đằng nào đầu năm chào hàng cũng chẳng ai mua, cho mọi người “xõa” hết mình rồi làm việc cho hăng”.
Nhiều chị em trốn việc đi tân trang nhan sắc sau khoảng thời gian ăn chơi thâu đêm suốt sáng (Ảnh minh họa).
Nhưng có lẽ “sướng” nhất là trường hợp của Quỳnh Chi, nhân viên kế toán của một công ty thiết bị điện tử trên đường Phạm Hùng, Hà Nội. Cô gái trẻ cùng các chị em đồng nghiệp được sếp mừng tuổi bằng “chầu” mát-xa toàn thân ở một spa sang trọng ngay trong ngày đầu tiên đi làm.
Cô hí hửng khoe: “Chẳng có ai tâm lý như sếp em cả. Biết là đầu năm các chị em “nhan sắc tàn tạ” vì trang điểm, đi chơi thâu đêm suốt sáng nên mới cho cả hội đi spa”.
Công sở đìu hiu vì chị em... kéo nhau đi lễ chùa, xem bói
Nếu không xin nghỉ được cả ngày để đến các chùa chiền ở xa, thì các công chức, nhất là chị em phụ nữ, thường tranh thủ vài tiếng đầu giờ sáng hoặc chiều đến thăm các đền chùa nhỏ ở gần cơ quan hoặc nhà mình.
"Nói thật nhé, hầu hết các chị em ở mấy cơ quan công sở mà mình biết đều đi chùa đầu năm, người ít thì tranh thủ đầu giờ, nhiều thì bỏ luôn cả buổi. Nhiều người tâm linh lắm, không đi thì cảm thấy áy náy, bất an. Mà định đi rồi lại hủy thì sợ các thần quở chết", chị Hồng Linh, kế toán một doanh nghiệp nhà nước kể.
Trong khi nhiều chị em trốn việc đi lễ chùa cầu may thì một số khác lại tận dụng đầu năm được sếp “mắt nhắm mắt mở” cho qua liền kéo nhau đi… xem bói.
Đó cũng là lý do mà từ nhiều năm nay, những ngày đầu xuân được xem là dịp “hốt bạc” của các thầy bói. Bị thầy “dọa” càng sợ bao nhiêu, các chị em lại càng “bơm tiền” cho thầy nhiều bấy nhiêu.
Trong số này, nhiều cô gái “ế vì còn đang đợi người tử tế” đều tìm đến các thầy với cùng câu hỏi: “Khi nào thì con lấy chồng? Chồng con là người thế nào?”. Và tất nhiên, với câu hỏi này, thầy chỉ cần diễn theo “kịch bản” đã soạn trước. Nào là “nặng duyên âm”, nào là “cao số”, “người kiếp trước theo không cho lấy chồng”… rồi phán các cô sắm cái lễ để “cắt tiền duyên” khẩn cấp mới mong... không ở vậy đến già.
Kéo nhau đi "bơm tiền" cho thầy bói để nghe "dọa" (Ảnh minh họa).
Thùy Linh, 28 tuổi, kể lại: “Em 28 tuổi rồi mà vẫn chưa có mảnh tình vắt vai. Công việc thì ổn định, người ngợm cũng không đến nỗi nào mà chỉ tại cái tiếng “quý cô tuổi Dần” nên đến giờ vẫn lẻ bóng. Em vừa nhờ thầy cắt tiền duyên xong. Thầy bảo trong năm nay kiểu gì em cũng “xuất” được”.
Đầu năm "sát phạt" để... đoán vận cả năm
Dạo một vòng qua các công sở ngày đầu năm mới thấy lời các cụ từ “thời tám thánh” vẫn còn nguyên giá trị: Tháng Giêng là tháng ăn chơi. Chẳng thế nên nghỉ Tết năm nay kéo dài đến 9 ngày mà dân công sở còn chưa thấy đã, vẫn phải mang cái tinh thần “chơi xả láng” đến tận cơ quan.
Chị Minh Nguyệt, 27 tuổi, nhân viên hành chính của một cơ quan cấp Bộ, vừa ngồi nhâm nhi ly cà phê ngoài quán, vừa phán: “Ngồi ở văn phòng làm gì, các lão ấy đang bài bạc sát phạt nhau, mình tội gì phải làm việc. Mà đầu năm, có mấy việc đâu, để sang tuần rồi làm một thể”.
Chị Nguyệt kể, ngày mồng 6 Tết cơ quan chị đã phải đi làm. Chị tất tả dậy sớm làm bữa sáng cho chồng con xong thì vội vàng chạy đến cơ quan sợ muộn. Ai dè, mới đi đến cửa văn phòng thì từ trong đã vọng ra tiếng mấy đồng nghiệp nữ oang oang: “Này thì “nhá” đi mày”, rồi thì “đầu năm mà chị đánh “rắn” thế thì có mà “dông” cả năm”…
Một cảnh tượng thường thấy ở công sở ngày đầu năm (Ảnh minh họa).
Chỉ nghe thế là chị đủ hiểu, lại “bổn cũ soạn lại” từ năm ngoái đây mà. Đầu năm các sếp bận đi chúc Tết nên nhân viên cũng... đi chúc Tết hoặc ngồi bài bạc.
Cảnh tượng này cũng diễn ra ở cơ quan của chị Phương, nhân viên kỹ thuật của một công ty xây dựng ở Hà Nội. Chị kể, phòng chị đầu năm chia thành 2 bàn bạc, mỗi bàn 4 người, chơi đủ thể loại từ phỏm, tiến lên cho tới om ba cây. Các phòng ban khác cũng cùng "chung chí hướng".
Nhoẻn miệng cười, chị nói: “Đầu năm đánh cái xem cả năm may hay rủi, thua thì thôi mà thắng thì càng tốt”.
Với tâm lý đó, nhiều văn phòng có lẽ phải đến gần Rằm tháng Giêng mới bắt đầu bắt tay vào làm việc với tinh thần rệu rã.
Thu Minh, 25 tuổi, ở Hoàng Mai, Hà Nội là nhân viên kinh doanh của một công ty sắt thép có chi nhánh khắp cả nước. Mang tiếng là công ty lớn, nhưng năm vừa qua kinh tế suy thoái, công ty chị cũng bị ảnh hưởng nhiều. Đặc biệt, do khủng hoảng bất động sản nên lĩnh vực kinh doanh sắt thép càng ảm đạm. Công ty ít việc trong năm, nay ngày đầu xuân, nhân viên lại càng được thể trốn việc đi chơi.
Vừa gặp nhau sau kỳ nghỉ, Thu Minh đã cùng chị em trong văn phòng tụm năm tụm ba bàn xem đi “tân trang” ở đâu để cải thiện vẻ "xác xơ" vì ăn chơi thả phanh ngày Tết. Thấy có chị trong nhóm gợi ý một tiệm làm tóc, làm nail đẹp lắm nằm ngay trên phố Quốc Tử Giám và đã “mở hàng” từ mùng 2 Tết, cả nhóm nhao nhao đòi thẳng tiến đi tân trang sắc đẹp.
Kết quả, đến công ty ngồi còn chưa ấm chỗ, cả phòng kinh doanh đã “nhổ rễ”. Trưởng phòng cũng chỉ ậm ừ: “Thôi thì đằng nào đầu năm chào hàng cũng chẳng ai mua, cho mọi người “xõa” hết mình rồi làm việc cho hăng”.
Nhiều chị em trốn việc đi tân trang nhan sắc sau khoảng thời gian ăn chơi thâu đêm suốt sáng (Ảnh minh họa).
Cô hí hửng khoe: “Chẳng có ai tâm lý như sếp em cả. Biết là đầu năm các chị em “nhan sắc tàn tạ” vì trang điểm, đi chơi thâu đêm suốt sáng nên mới cho cả hội đi spa”.
Công sở đìu hiu vì chị em... kéo nhau đi lễ chùa, xem bói
Nếu không xin nghỉ được cả ngày để đến các chùa chiền ở xa, thì các công chức, nhất là chị em phụ nữ, thường tranh thủ vài tiếng đầu giờ sáng hoặc chiều đến thăm các đền chùa nhỏ ở gần cơ quan hoặc nhà mình.
"Nói thật nhé, hầu hết các chị em ở mấy cơ quan công sở mà mình biết đều đi chùa đầu năm, người ít thì tranh thủ đầu giờ, nhiều thì bỏ luôn cả buổi. Nhiều người tâm linh lắm, không đi thì cảm thấy áy náy, bất an. Mà định đi rồi lại hủy thì sợ các thần quở chết", chị Hồng Linh, kế toán một doanh nghiệp nhà nước kể.
Trong khi nhiều chị em trốn việc đi lễ chùa cầu may thì một số khác lại tận dụng đầu năm được sếp “mắt nhắm mắt mở” cho qua liền kéo nhau đi… xem bói.
Đó cũng là lý do mà từ nhiều năm nay, những ngày đầu xuân được xem là dịp “hốt bạc” của các thầy bói. Bị thầy “dọa” càng sợ bao nhiêu, các chị em lại càng “bơm tiền” cho thầy nhiều bấy nhiêu.
Trong số này, nhiều cô gái “ế vì còn đang đợi người tử tế” đều tìm đến các thầy với cùng câu hỏi: “Khi nào thì con lấy chồng? Chồng con là người thế nào?”. Và tất nhiên, với câu hỏi này, thầy chỉ cần diễn theo “kịch bản” đã soạn trước. Nào là “nặng duyên âm”, nào là “cao số”, “người kiếp trước theo không cho lấy chồng”… rồi phán các cô sắm cái lễ để “cắt tiền duyên” khẩn cấp mới mong... không ở vậy đến già.
Kéo nhau đi "bơm tiền" cho thầy bói để nghe "dọa" (Ảnh minh họa).
Đầu năm "sát phạt" để... đoán vận cả năm
Dạo một vòng qua các công sở ngày đầu năm mới thấy lời các cụ từ “thời tám thánh” vẫn còn nguyên giá trị: Tháng Giêng là tháng ăn chơi. Chẳng thế nên nghỉ Tết năm nay kéo dài đến 9 ngày mà dân công sở còn chưa thấy đã, vẫn phải mang cái tinh thần “chơi xả láng” đến tận cơ quan.
Chị Minh Nguyệt, 27 tuổi, nhân viên hành chính của một cơ quan cấp Bộ, vừa ngồi nhâm nhi ly cà phê ngoài quán, vừa phán: “Ngồi ở văn phòng làm gì, các lão ấy đang bài bạc sát phạt nhau, mình tội gì phải làm việc. Mà đầu năm, có mấy việc đâu, để sang tuần rồi làm một thể”.
Chị Nguyệt kể, ngày mồng 6 Tết cơ quan chị đã phải đi làm. Chị tất tả dậy sớm làm bữa sáng cho chồng con xong thì vội vàng chạy đến cơ quan sợ muộn. Ai dè, mới đi đến cửa văn phòng thì từ trong đã vọng ra tiếng mấy đồng nghiệp nữ oang oang: “Này thì “nhá” đi mày”, rồi thì “đầu năm mà chị đánh “rắn” thế thì có mà “dông” cả năm”…
Một cảnh tượng thường thấy ở công sở ngày đầu năm (Ảnh minh họa).
Cảnh tượng này cũng diễn ra ở cơ quan của chị Phương, nhân viên kỹ thuật của một công ty xây dựng ở Hà Nội. Chị kể, phòng chị đầu năm chia thành 2 bàn bạc, mỗi bàn 4 người, chơi đủ thể loại từ phỏm, tiến lên cho tới om ba cây. Các phòng ban khác cũng cùng "chung chí hướng".
Nhoẻn miệng cười, chị nói: “Đầu năm đánh cái xem cả năm may hay rủi, thua thì thôi mà thắng thì càng tốt”.
Với tâm lý đó, nhiều văn phòng có lẽ phải đến gần Rằm tháng Giêng mới bắt đầu bắt tay vào làm việc với tinh thần rệu rã.