Uống bia chai hại hơn bia hơi
Mùa nóng, nhiều người có suy nghĩ uống vài cốc bia để giải khát, thậm chí uống 4 - 5 cốc liền. Vậy uống bia bao nhiêu là đủ, nếu vượt quá sẽ ảnh hưởng thế nào cho sức khoẻ?
GS.TS Hoàng Đình Hòa, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ
Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ, theo cảnh báo của WHO, cứ 1kg thể
trọng trong một ngày chỉ nên đưa vào cơ thể 1g cồn = 1,2ml cồn, mà hàm lượng
cồn có trong bia khoảng 4 - 5%, tương ứng 40 - 50ml cồn có trong 1l bia.
Như vậy, một người có thể trọng khoảng 60kg, trong một ngày đêm chỉ nên uống tối đa 1 - 1,5l bia, nhưng uống rải ra trong ngày, chẳng hạn buổi trưa uống 1 cốc (1/2l), buổi chiều uống 1 cốc (1/2l).
Trong bia có nhiều hợp chất như rượu bậc cao, andehit (axit
với rượu trung gian)... nếu uống liền một lúc, trong thời gian ngắn với số
lượng nhiều thì những chất này đi vào cơ
thể, có thể gây đau đầu. Nếu cảm giác này thường xuyên sẽ có hại tới hệ tuần
hoàn.
Cơ thể hấp thụ cồn
rất nhanh, chưa kịp giải phóng năng lượng, dẫn đến tim làm việc nhiều khiến
mạch máu giãn, thậm chí vỡ mạch máu, nhồi máu cơ tim. Mặt khác trong bia có một
số chất đường, béo, hàm lượng đường chiếm 25g/lít, dẫn đến người béo phì, ảnh
hưởng đến huyết áp và có nguy cơ bị tiểu đường cao. Điều đặc biệt, người uống
bia, rượu nhiều, thời gian đầu có thể nhu cầu tình dục cao, nhưng nó sẽ giảm
dần.
Hiện nay, chúng ta có bia hơi, bia chai, quy trình công nghệ
sản xuất, thành phần hóa học của các loại bia không có gì khác nhau. Tuy vậy,
bia chai do chế biến ở dạng không thanh trùng, tức là nhiệt độ thấp để bảo quản
được lâu nên có hàm lượng cồn nhiều hơn bia hơi, chế biến ở dạng thanh trùng,
nhiệt độ cao. Chính vì vậy, nếu uống bia chai nhiều có hại hơn bia hơi.
Theo P.Hằng
Bee