Ung thư vú – Hiểm họa luôn rình rập
Ở Việt Nam, ung thư vú là bệnh phụ nữ hay gặp nhất trong các loại ung thư và có tới 50% người bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn.
Khi thấy vóc dáng vú thay đổi, xuất hiện khối u... bạn cần đến ngay bệnh viện thăm khám. Nếu tìm ra ung thư sớm thì việc điều trị cũng hiệu quả hơn và có nhiều hy vọng kéo dài cuộc sống bình an. Sau đây là một số kiến thức căn bản về bệnh ung thư vú mà bạn cần biết
1. Nguyên nhân gây ung thư vú
Nguyên nhân di truyền: Gia đình có bà ngoại, mẹ, dì, chị hoặc em gái bị ung thư vú thì bạn có nhiều khả năng bị ung thư vú hơn những người khác. Đã bị ung thư vú một bên thì nguy cơ bị ung thư vú còn lại cũng cao hơn.
Nguyên nhân bên ngoài: đó là những nguyên nhân do đời sống, môi trường sinh hoạt, nghề nghiệp, thực phẩm… gây nên.
Thực phẩm đóng vai trò khá quan trọng đối với ung thư vú. Tại những nươc tân tiến ở châu Âu, châu Mỹ đa số ăn nhiều thịt, bánh kẹo…, số người bị ung thư vú cao hơn tại những nước mà người dân dùng nhiều đậu hũ, rau đậu, sữa đậu nành.
Phụ nữ sinh ít con nguy cơ ung thư nhiều hơn người đông con và người cho con bú sữa mẹ. Có thể vì lúc mang bầu và khi cho con bú, kích tố estrogen không được sản xuất và có lẽ lúc đó cơ thể cũng tiết ra kháng thể ngăn cản tế bào ung thư phát triển.
Phụ nữ năng tập thể dục, hay làm những công việc nặng ít bị ung thư vú hơn những bà, những cô làm văn phòng.
Tuổi tác và ung thư vú: Phụ nữ có kinh sớm, phụ nữ tắt kinh muộn, phụ nữ mang thai sau tuổi 30 dễ bị ung thư vú hơn các trường hợp khác.
Ngoài ra còn một số yếu tố khác ảnh hưởng tới sự gia tăng ung thư vú ở phụ nữ như: phụ nữ chưa sinh nở lần nào, phụ nữ bị béo phì, phụ nữ sống ở thành thị.
2. Tìm hiểu về ung thư vú
Ung thư bắt đầu từ tế bào. Bình thường tăng trưởng và phân chia thành những tế bào mới khi cơ thể cần tới, khi tế bào già và chết đi thì tế bào mới sẽ thay thế. Đôi khi tiến trình này bị xáo trộn, tế bào mới sinh ra ngay cả khi cơ thể không cần tới và tế bào già chưa chết, những tế bào dư thừa này (gồm cả tế bào mới và cũ) họp thành bướu; những bướu này có thể là bướu lành hoặc bướu độc
Bướu lành không phải là ung thư
Ít khi gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bướu lành có thể cắt bỏ và không mọc lại.
Tế bào của bướu lành không xâm hại những tế bào chung quanh.
Tế bào của bướu lành không lan tỏa đến các phần khác của cơ thể.
Bướu độc là ung thư
Bướu độc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Ta có thể cắt bỏ bướu độc nhưng chúng có thể mọc lại.
Tế bào ung thư có thể xâm nhập và làm hại đến những tế bào và cơ quan xung quanh.
Tế bào ung thư có thể đi theo đường máu hay đường bạch huyết để xâm nhập các phần khác trong cơ thể.
Khi tế bào ung thư lan truyền chúng thường xuất hiện tại các hạch gần vú, tế bào ung thư cũng thường được thấy nhiều trong xương, óc, phổi, và gan.
3. Sự phát triển ung thư vú
Ung thư vú phát triển từ từ, qua nhiều năm, nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu, thường không có triệu chứng gì. Khi bác sĩ nhận ra có ung thư vú ở bệnh nhân, lúc bệnh chưa xâm nhập vào hạch bạch huyết thì bệnh nhân chỉ còn sống được 5 năm nữa thôi (97%).
Nếu ung thư đã chui vào hạch bạch huyết thì tỷ lệ bệnh nhân sống được 5 năm nữa chỉ có 76%.
Trường hợp bệnh đã lây lan, di căn vào phổi, tủy xương, gan, não… tỷ lệ sống thêm 5 năm chỉ có 20%.
Sau khi quan sát trước gương, nằm trên một mặt phẳng, kê gối hoặc khăn tắm dưới lưng phía bên vú muốn khám. Khi khám dùng đầu ngón tay nhấn từ nhẹ đến mạnh xuống vú và xoay tròn đi theo mũi tên; sau đó sờ nách để tìm xem có hạch không; lập lại tất cả các động tác cho cả hai bên vú.
Triệu chứng thường thấy:
- Có bướu ở vú, da vú dầy lên, có bướu ở nách.
- Đau núm vú.
- Thay đổi hình dáng, kích cỡ vú.
- Núm vú thụt vào trong vú.
- Da vú thay đổi như có vảy, sưng, nổi đỏ, sần sùi như vỏ cam.
- Núm vú chảy nước.