Ung thư buồng trứng và những điều cần biết
Ung thư buồng trứng là một trong những bệnh ung thư phụ khoa rất nguy hiểm do tiến triển nhanh và diễn biến âm thầm.
Ung thư buồng trứng là gì?
Ung thư buồng trứng là gì là thắc mắc của nhiều chị em. Ung thư buồng trứng là bệnh lý ác tính khởi phát từ buồng trứng ở nữ giới, cơ quan tạo ra noãn và hoóc môn progesterrone và estrogen.
Trên thế giới, mỗi năm vẫn có khoảng trên 240 nghìn nữ giới bị chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng và số ca tử vong lên tới khoảng 150 nghìn ca. Riêng tại Việt Nam, mỗi năm phát hiện khoảng 1 nghìn nữ giới mắc mới và tỷ lệ tử vong lên tới 45%.
Nguyên nhân gây ung thư buồng trứng
Nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư buồng trứng vẫn chưa được xác định rõ nhưng có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm các yếu tố có thể kiểm soát và không thể kiểm soát.
Ung thư buồng trứng là bệnh lý ác tính khởi phát từ buồng trứng ở nữ giới
- Gia đình có mẹ, chị/ em gái mắc ung thư buồng trứng, ung thư vú, bạn mang gen đột biến BRCA1, BRCA2 thì nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cũng cao hơn.
- Tuổi tác: ung thư buồng trứng có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, đang dẫn trẻ hóa nhưng phổ biến hơn cả ở nữ giới thời kì mãn kinh, ngoài 40 – 50 tuổi.
- Phát hiện kinh nguyệt sớm, mãn kinh muộn cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.
Nữ giới thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do lượng mỡ thừa sản sinh ra chất kích thích sự phát triển của estrogen, làm mất cân bằng hoóc môn
- Nữ giới có thời gian nuôi con bằng sữa mẹ ít, khoảng dưới 7 tháng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao gấp khoảng 3 lần so với những người bình thường.
Những biểu hiện bệnh ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng giai đoạn đầu ít có biểu hiện, các triệu chứng bệnh rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý đường tiêu hóa.
Một số dấu hiệu có thể cảnh báo bạn mắc ung thư buồng trứng gồm:
Đau vùng chậu là một trong những biểu hiện bệnh ung thư buồng trứng
- Đau vùng chậu
- Đau bụng
- Chu kì kinh nguyệt không đều
- Chảy máu âm đạo bất thường
- Chướng bụng, khó tiêu
- Táo bón
- Đau khi quan hệ
- Mệt mỏi, sút cân không rõ nguyên nhân…
Xét nghiệm ung thư buồng trứng không nên bỏ qua
- Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm khối u CA 125: CA 125 là protein hiện diện trong máu với nồng độ cao khi có sự xuất hiện của khối u, đặc biệt với khối u xuất hiện tại buồng trứng. Ngưỡng CA 125 bình thường trong máu là 35 U/ml.
Dù không thể khẳng định chính xác bạn có mắc ung thư buồng trứng hay không nhưng phương pháp này mang tính chất gợi ý để thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu hơn.
Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư buồng trứng CA 125:
- Siêu âm ổ bụng: phát hiện những bất thường tại buồng trứng, đặc biệt là sự xuất hiện của các khối u.
- Phẫu thuật thăm dò và sinh thiết: đây là phương pháp có giá trị nhất trong xác định chính xác tình trạng bệnh.
- Chụp X quang, cắt lớp vi tính, cộng hưởng tử: xác định mức độ lan rộng của các tế bào ung thư buồng trứng khi ung thư được chẩn đoán.
Điều trị ung thư buồng trứng như thế nào?
Lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư buồng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là giai đoạn tiến triển ung thư.
Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị để tăng hiệu quả điều trị bệnh. Phẫu thuật và hóa trị liệu là hai phương pháp thường được chỉ định.
Đối với phẫu thuật, tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định loại bỏ cả hai buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung cũng như các hạch bạch huyết gần đó.
Điều trị ung thư buồng trứng ở giai đoạn rất sớm có thể chỉ bao gồm loại bỏ một bên buồng trứng và ống dẫn trứng của nó có thể bảo toàn khả năng sinh con trong tương lai cho nữ giới.
Hóa trị thường được sử dụng sau phẫu thuật nhằm tiêu diệt hoàn toàn khối u còn sót lại trong cơ thể.