Tỷ lệ mắc bệnh gout ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa
Thói quen ăn uống giàu đạm, uống nhiều rượu bia, lối sống không lành mạnh khiến tỷ lệ mắc mới, tái phát bệnh gout và gặp biến chứng ngày càng gia tăng, thậm chí trẻ hóa.
Ở Việt Nam, thực tế có khoảng 35% dân số phải sống chung với bệnh gout, chủ yếu trong độ tuổi lao động. Cứ 100 người trưởng thành thì lại có 2 - 5 người bị viêm khớp, có những triệu chứng liên quan đến căn bệnh này.
Anh Dũng, 32 tuổi, từng phải nhập viện vì những triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau các khớp ở chân. Sau khi thăm khám, bác sĩ chẩn đoán anh bị gout với chỉ số acid uric cao. Đã có khoảng thời gian đau dữ dội khiến anh không thể đi lại được.
Dù gout là một bệnh xương khớp lành tính nhưng biến chứng của bệnh gout có thể xảy ra vô cùng nguy hiểm. Ví dụ như gãy xương, sỏi thận, đái tháo đường đều là những bệnh lý nguy hiểm có thể gây tàn phế suốt đời, đe dọa lớn đến tính mạng người bệnh. Đa phần các bệnh nhân lớn tuổi sau này nhập viện đều được chấn đoán với nhiều bệnh lý phát sinh kèm theo.
Trước đây, bệnh gout được coi là bệnh của người già, thường xảy ra ở độ tuổi 40 - 50 nhưng hiện bệnh ngày càng trẻ hóa khi xuất hiện nhiều ở độ tuổi 25 - 35. Một chế độ dinh dưỡng khoa học cùng các thực phẩm bảo vệ sức khoẻ hỗ trợ giảm acid uric trong máu có thể giúp kiểm soát bệnh gout, giảm triệu chứng và nguy cơ các cơn đau.