Tỷ giá USD/VND sẽ ra sao?
Mức giá USD bán ra của một số ngân hàng lớn đã chính thức về mốc mua vào của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước vào cuối tuần này.
Hai tuần liên tiếp giá USD trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại đi xuống, trong khi tỷ giá bình quân liên ngân hàng tiếp tục đứng yên. Từ mức 21.036 VND tái lập sau kỳ nghỉ Tết, hiện mức giá bán ra phổ biến chỉ còn 20.850 - 20.860 VND, ngang và sát mức giá mua vào của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
Diễn biến trên của tỷ giá USD/VND cũng là chủ đề chính trong buổi trò chuyện bên lề của phóng viên với một số cán bộ ngân hàng thương mại.
Nguyên nhân của biến động được đề cập đến. Là người trong cuộc, từng có thời gian làm công tác nghiên cứu ngoại hối, giám đốc một chi nhánh ngân hàng nhìn nhận rằng: "Các yếu tố tác động đến tỷ giá USD/VND có gần và có xa. Xa thì có thể hiểu là những yếu tố vĩ mô, chuyển động chậm hơn và dài hơn. Gần là lúc này, mang tính thời điểm, có tác động trực tiếp và tức thì".
Sự quan tâm là diễn biến đang thể hiện. Nguyên nhân gần theo quan sát của ông chủ yếu vẫn là từ yêu tố cung ngoại tệ từ chuyển đổi vốn, trong đó đặc biệt là nguồn vốn chuyển đổi để đáp ứng yêu cầu thanh khoản bằng VND.
"Điều này tất nhiên là liên quan đến trạng thái ngoại tệ của mỗi ngân hàng. Biên độ của trạng thái Ngân hàng Nhà nước đang tính để thu hẹp, nhưng hiện là khá lớn. Tôi cho rằng sự chuyển đổi đó là một nguyên nhân chính tạo cung và khiến tỷ giá giảm", giám đốc chi nhánh này nói thêm.
Một nguồn chuyển đổi khác cũng được đề cập đến là tín dụng ngoại tệ. Khi mà lãi suất vay vốn VND so với USD còn có tới 300%, lại được "bảo hiểm" trượt giá trong khoảng 2% - 3% dự kiến trong năm nay (theo định hướng kiểm soát biến động tỷ giá USD/VND của Ngân hàng Nhà nước), thì nguồn cung chuyển đổi từ tín dụng ngoại tệ còn lớn.
Về tín dụng ngoại tệ, vị giám đốc chi nhánh ngân hàng trên đưa ra quan điểm: ủng hộ và không ủng hộ.
Hướng mà ông ủng hộ là tín dụng ngoại tệ hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Họ được vay nguồn vốn rẻ hơn nhiều so với vay VND, có nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu, tái tạo được ngoại tệ thương mại cho thị trường. Nguồn cung chuyển đổi ở đây là tích cực.
Hướng mà ông không ủng hộ là tín dụng dành cho nhà nhập khẩu. Họ vay USD với lãi suất thấp hơn nhiều so với VND để thanh toán; nguồn vốn rẻ ở đây vô tình khuyến khích nhập siêu - yếu tố "xa" gây áp lực tới tỷ giá.
Theo ông, về lý thuyết và định hướng quản lý, Ngân hàng Nhà nước không khuyến khích tín dụng ngoại tệ cho nhập khẩu, hay trong cơ chế cho vay hiện hành nhà nhập khẩu phải chứng minh được nguồn ngoại tệ trả nợ trong tương lai...
"Lý thuyết là vậy, song thực tế ngân hàng và doanh nghiệp vẫn lách được những điều kiện này. Theo tôi cần làm sao để hạn chế nguồn tín dụng đó, tránh gián tiếp khuyến khích nhập siêu như vậy", ông nói.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, trong tháng 1/2012, cùng với tăng trưởng tín dụng nói chung, tín dụng ngoại tệ đã sụt giảm khá mạnh (2,93%) so với cuối năm 2011. Tuy nhiên, sẽ không bất ngờ nếu có một sự gia tăng trở lại từ tháng 2 này.
Thực tế hoạt động tại một số ngân hàng lớn cho thấy, tín dụng ngoại tệ với lãi suất chỉ 4% - 5%/năm đang là một sản phẩm chủ lực để thu hút khách hàng. Lợi ích ở đây không hẳn là chênh lệch lãi suất nhà băng thu được, mà họ sẽ lôi kéo được nguồn tiền gửi từ các tổ chức tiềm năng, kích thích nhu cầu sử dụng các dịch vụ và phát triển các hoạt động phi tín dụng. Điển hình như gói tín dụng quy mô 100 triệu USD (hơn 2.000 tỷ đồng) mà Ngân hàng vừa đưa ra với nhiều ưu đãi lãi suất, cơ chế giải ngân cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu...
Bên cạnh những nguồn cung đó, kiều hối và sự chuyển dịch nguồn vốn nắm giữ trong dân cư từ USD sang VND khi chênh lệch lãi suất lớn như hiện nay, trong khi kỳ vọng tỷ giá tăng bị "giới hạn", cũng đang tạo cung thuận lợi, tác động đến tỷ giá.
Và như đề cập ở trên, yếu tố xa là vĩ mô năm nay tiếp tục được kỳ vọng ở những chuyển biến tích cực. Năm 2012 vẫn còn quá sớm để lường định rõ những biến động của nền kinh tế, đặc biệt là từ bên ngoài mà ảnh hưởng trực tiếp là các thị trường xuất nhập khẩu. Song, phát biểu mới đây, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước lạc quan khi dự tính rằng, cán cân tổng thể năm nay có thể tiếp tục thặng dư khoảng 3 tỷ USD.
Thêm vào đó, gắn với thực tế biến động tỷ giá USD/VND, trong một tháng trở lại đây và những ngày này chắc chắn dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đang tăng lên. Điều này là cần thiết để dự phòng cho năng lực bình ổn nếu có những cú đảo chiều ngoài mong muốn.
Còn ở chênh lệch lãi suất giữa USD và VND, khó có thay đổi nhanh trong ngắn hạn, dù dự tính của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước là lãi suất huy động VND có thể giảm xuống còn 10%/năm vào cuối năm nay để có thể giảm được lãi suất cho vay.
Diễn biến trên của tỷ giá USD/VND cũng là chủ đề chính trong buổi trò chuyện bên lề của phóng viên với một số cán bộ ngân hàng thương mại.
Nguyên nhân của biến động được đề cập đến. Là người trong cuộc, từng có thời gian làm công tác nghiên cứu ngoại hối, giám đốc một chi nhánh ngân hàng nhìn nhận rằng: "Các yếu tố tác động đến tỷ giá USD/VND có gần và có xa. Xa thì có thể hiểu là những yếu tố vĩ mô, chuyển động chậm hơn và dài hơn. Gần là lúc này, mang tính thời điểm, có tác động trực tiếp và tức thì".
Sự quan tâm là diễn biến đang thể hiện. Nguyên nhân gần theo quan sát của ông chủ yếu vẫn là từ yêu tố cung ngoại tệ từ chuyển đổi vốn, trong đó đặc biệt là nguồn vốn chuyển đổi để đáp ứng yêu cầu thanh khoản bằng VND.
"Điều này tất nhiên là liên quan đến trạng thái ngoại tệ của mỗi ngân hàng. Biên độ của trạng thái Ngân hàng Nhà nước đang tính để thu hẹp, nhưng hiện là khá lớn. Tôi cho rằng sự chuyển đổi đó là một nguyên nhân chính tạo cung và khiến tỷ giá giảm", giám đốc chi nhánh này nói thêm.
Một nguồn chuyển đổi khác cũng được đề cập đến là tín dụng ngoại tệ. Khi mà lãi suất vay vốn VND so với USD còn có tới 300%, lại được "bảo hiểm" trượt giá trong khoảng 2% - 3% dự kiến trong năm nay (theo định hướng kiểm soát biến động tỷ giá USD/VND của Ngân hàng Nhà nước), thì nguồn cung chuyển đổi từ tín dụng ngoại tệ còn lớn.
Về tín dụng ngoại tệ, vị giám đốc chi nhánh ngân hàng trên đưa ra quan điểm: ủng hộ và không ủng hộ.
Tỷ giá USD/VND sẽ ra sao? (Ảnh minh họa)
Hướng mà ông ủng hộ là tín dụng ngoại tệ hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Họ được vay nguồn vốn rẻ hơn nhiều so với vay VND, có nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu, tái tạo được ngoại tệ thương mại cho thị trường. Nguồn cung chuyển đổi ở đây là tích cực.
Hướng mà ông không ủng hộ là tín dụng dành cho nhà nhập khẩu. Họ vay USD với lãi suất thấp hơn nhiều so với VND để thanh toán; nguồn vốn rẻ ở đây vô tình khuyến khích nhập siêu - yếu tố "xa" gây áp lực tới tỷ giá.
Theo ông, về lý thuyết và định hướng quản lý, Ngân hàng Nhà nước không khuyến khích tín dụng ngoại tệ cho nhập khẩu, hay trong cơ chế cho vay hiện hành nhà nhập khẩu phải chứng minh được nguồn ngoại tệ trả nợ trong tương lai...
"Lý thuyết là vậy, song thực tế ngân hàng và doanh nghiệp vẫn lách được những điều kiện này. Theo tôi cần làm sao để hạn chế nguồn tín dụng đó, tránh gián tiếp khuyến khích nhập siêu như vậy", ông nói.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, trong tháng 1/2012, cùng với tăng trưởng tín dụng nói chung, tín dụng ngoại tệ đã sụt giảm khá mạnh (2,93%) so với cuối năm 2011. Tuy nhiên, sẽ không bất ngờ nếu có một sự gia tăng trở lại từ tháng 2 này.
Thực tế hoạt động tại một số ngân hàng lớn cho thấy, tín dụng ngoại tệ với lãi suất chỉ 4% - 5%/năm đang là một sản phẩm chủ lực để thu hút khách hàng. Lợi ích ở đây không hẳn là chênh lệch lãi suất nhà băng thu được, mà họ sẽ lôi kéo được nguồn tiền gửi từ các tổ chức tiềm năng, kích thích nhu cầu sử dụng các dịch vụ và phát triển các hoạt động phi tín dụng. Điển hình như gói tín dụng quy mô 100 triệu USD (hơn 2.000 tỷ đồng) mà Ngân hàng vừa đưa ra với nhiều ưu đãi lãi suất, cơ chế giải ngân cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu...
Bên cạnh những nguồn cung đó, kiều hối và sự chuyển dịch nguồn vốn nắm giữ trong dân cư từ USD sang VND khi chênh lệch lãi suất lớn như hiện nay, trong khi kỳ vọng tỷ giá tăng bị "giới hạn", cũng đang tạo cung thuận lợi, tác động đến tỷ giá.
Và như đề cập ở trên, yếu tố xa là vĩ mô năm nay tiếp tục được kỳ vọng ở những chuyển biến tích cực. Năm 2012 vẫn còn quá sớm để lường định rõ những biến động của nền kinh tế, đặc biệt là từ bên ngoài mà ảnh hưởng trực tiếp là các thị trường xuất nhập khẩu. Song, phát biểu mới đây, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước lạc quan khi dự tính rằng, cán cân tổng thể năm nay có thể tiếp tục thặng dư khoảng 3 tỷ USD.
Thêm vào đó, gắn với thực tế biến động tỷ giá USD/VND, trong một tháng trở lại đây và những ngày này chắc chắn dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đang tăng lên. Điều này là cần thiết để dự phòng cho năng lực bình ổn nếu có những cú đảo chiều ngoài mong muốn.
Còn ở chênh lệch lãi suất giữa USD và VND, khó có thay đổi nhanh trong ngắn hạn, dù dự tính của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước là lãi suất huy động VND có thể giảm xuống còn 10%/năm vào cuối năm nay để có thể giảm được lãi suất cho vay.