Tuyệt đẹp những bức ảnh màu về Hà Nội những năm đầu thế kỷ 20
Những bức ảnh vô cùng quý giá về Hà Nội này do một ông chủ nhà băng người Pháp sở hữu. Nó được một người lính Pháp chụp từ năm 1915-1920 bằng ảnh màu cực kỳ sắc nét.
Kho tư liệu lưu giữ hình ảnh của ông chủ nhà băng chịu chơi
Khoảng 60 bức ảnh màu vô cùng quý giá về những công trình kiến trúc, giao thông, con người, cuộc sống sinh hoạt, phong tục tập quán... của người Hà Nội những năm đầu thế kỷ 20 đang được trưng bày tại trung tâm văn hóa Pháp (số 24 Tràng Tiền). Nguồn gốc của những bức ảnh này quả thật khiến nhiều người ngạc nhiên thích thú.
Vào năm 1909, ông chủ nhà băng triệu phú người Pháp có tên Albert Kahn bắt đầu một dự án đầy tham vọng: xây dựng kho tư liệu ảnh màu cho các nước trên thế giới. Ông chủ nhà băng này nghĩ khá đơn giản rằng, thời gian sẽ làm phai nhạt dần hình ảnh về trái đất của chúng ta, kể cả những thứ con người tạo dựng lên và phong tục, nếp sinh hoạt, lễ hội... Vì thế, ông muốn lưu giữ lại một cách chân thực nhất về mọi thứ liên quan tới con người sống trên hành tinh này.
Dự án của Albert Kahn đến Việt Nam vào khoảng năm 1914-1915, do một người chụp ảnh không chuyên tên là Leon Busy thực hiện. Leon Busy là trung úy hậu cần thuộc quân đội Pháp đang chiếm đóng ở Việt Nam thời đó. Người lính Pháp này đã đi khắp miền Bắc Việt Nam chụp hơn 1.700 bức ảnh về đất nước Việt Nam trong vòng 5 năm (1915-1920).
Điều đặc biệt nhất với những bức ảnh trong dự án của Albert Kahn là được rửa màu. Đây được coi là một kỹ thuật rất tốn kém, khó khăn thời bấy giờ. Nó cũng được coi là kỹ thuật thời thượng vì việc chụp màu được biết tới lần đầu tiên vào khoảng năm 1907.
Bác Vũ Văn Luân, 64 tuổi, là Việt kiều Pháp về thăm quê tâm sự : "Tôi vốn sinh ra lớn lên tại Hà nội, hiện tại đang sinh sống tại Pháp. Tôi vẫn thường đi xem các triển lãm ảnh trong và ngoài nước. Tôi đánh giá rất cao về triển lãm ảnh này, nó là nguồn tư liệu cực kỳ quý báu. Qua những hình ảnh này thôi thấy gắn bó hơn với quê hương, đồng bào của mình và nhìn thấy đời sống của người Việt mình rất gần gũi với thiên nhiên".
Cùng xem những bức ảnh màu quý báu về Hà Nội những năm đầu thế kỷ 20. Ảnh chụp lại từ ảnh trưng bày tại triển lãm:
Quán cóc ven đô
Ban nhạc hiếu trong đám tang của một quan trong thành Thăng Long
Thiếu nữ trước gương
Một phiên chợ quê
Khuê văn các trong khuôn viên Quốc Tử Giám
Lễ cúng chúng sinh trong dịp Rằm tháng 7
Cửa hàng bán đồ chơi bằng giấy trên phố Hàng Gai
Ông Đồ viết câu đối ngày Tết
Bà " Đồng Cốt" trong nghi thức thờ Mẫu
Sư thầy cùng các chú tiểu trong Phật Giáo
Phố Hàng Thiếc hay còn gọi phố Sắt Tây
Móng tay dài của nhà Nho
Các hương sắc trong làng đang sửa soạn lễ tế Kỳ Phúc mỗi dịp đầu xuân
Bến đò đầu làng ven sông Hồng
Những phu đồn điền
Hoàng Trọng Phu - tổng đốc tỉnh Hà Đông, ông là con trai Hoàng Cao Khải ( ngồi giữa) nơi chụp hiện nay là Đại sứ quán Nhân dân Trung Hoa
Bà Đồng ở vùng nông thôn Hà Nội (theo chú thích của tác giả-PV)
Những cô thôn nữ Hà Nội xưa
Những phụ nữ chơi bài
Khoảng 60 bức ảnh màu vô cùng quý giá về những công trình kiến trúc, giao thông, con người, cuộc sống sinh hoạt, phong tục tập quán... của người Hà Nội những năm đầu thế kỷ 20 đang được trưng bày tại trung tâm văn hóa Pháp (số 24 Tràng Tiền). Nguồn gốc của những bức ảnh này quả thật khiến nhiều người ngạc nhiên thích thú.
Vào năm 1909, ông chủ nhà băng triệu phú người Pháp có tên Albert Kahn bắt đầu một dự án đầy tham vọng: xây dựng kho tư liệu ảnh màu cho các nước trên thế giới. Ông chủ nhà băng này nghĩ khá đơn giản rằng, thời gian sẽ làm phai nhạt dần hình ảnh về trái đất của chúng ta, kể cả những thứ con người tạo dựng lên và phong tục, nếp sinh hoạt, lễ hội... Vì thế, ông muốn lưu giữ lại một cách chân thực nhất về mọi thứ liên quan tới con người sống trên hành tinh này.
Dự án của Albert Kahn đến Việt Nam vào khoảng năm 1914-1915, do một người chụp ảnh không chuyên tên là Leon Busy thực hiện. Leon Busy là trung úy hậu cần thuộc quân đội Pháp đang chiếm đóng ở Việt Nam thời đó. Người lính Pháp này đã đi khắp miền Bắc Việt Nam chụp hơn 1.700 bức ảnh về đất nước Việt Nam trong vòng 5 năm (1915-1920).
Điều đặc biệt nhất với những bức ảnh trong dự án của Albert Kahn là được rửa màu. Đây được coi là một kỹ thuật rất tốn kém, khó khăn thời bấy giờ. Nó cũng được coi là kỹ thuật thời thượng vì việc chụp màu được biết tới lần đầu tiên vào khoảng năm 1907.
Bác Vũ Văn Luân, 64 tuổi, là Việt kiều Pháp về thăm quê tâm sự : "Tôi vốn sinh ra lớn lên tại Hà nội, hiện tại đang sinh sống tại Pháp. Tôi vẫn thường đi xem các triển lãm ảnh trong và ngoài nước. Tôi đánh giá rất cao về triển lãm ảnh này, nó là nguồn tư liệu cực kỳ quý báu. Qua những hình ảnh này thôi thấy gắn bó hơn với quê hương, đồng bào của mình và nhìn thấy đời sống của người Việt mình rất gần gũi với thiên nhiên".
Cùng xem những bức ảnh màu quý báu về Hà Nội những năm đầu thế kỷ 20. Ảnh chụp lại từ ảnh trưng bày tại triển lãm:
Quán cóc ven đô
Ban nhạc hiếu trong đám tang của một quan trong thành Thăng Long
Thiếu nữ trước gương
Một phiên chợ quê
Khuê văn các trong khuôn viên Quốc Tử Giám
Lễ cúng chúng sinh trong dịp Rằm tháng 7
Cửa hàng bán đồ chơi bằng giấy trên phố Hàng Gai
Ông Đồ viết câu đối ngày Tết
Bà " Đồng Cốt" trong nghi thức thờ Mẫu
Sư thầy cùng các chú tiểu trong Phật Giáo
Phố Hàng Thiếc hay còn gọi phố Sắt Tây
Móng tay dài của nhà Nho
Các hương sắc trong làng đang sửa soạn lễ tế Kỳ Phúc mỗi dịp đầu xuân
Bến đò đầu làng ven sông Hồng
Những phu đồn điền
Hoàng Trọng Phu - tổng đốc tỉnh Hà Đông, ông là con trai Hoàng Cao Khải ( ngồi giữa) nơi chụp hiện nay là Đại sứ quán Nhân dân Trung Hoa
Bà Đồng ở vùng nông thôn Hà Nội (theo chú thích của tác giả-PV)
Những cô thôn nữ Hà Nội xưa
Những phụ nữ chơi bài