Tưởng có bầu hóa dính buồng tử cung
Hai tháng liền không thấy "bị", chị Hòa đinh ninh mình có thai, thế nhưng, cả que thử và kết quả siêu âm đều cho thấy, chị không hề mang bầu.
Hai tháng liền không thấy "bị", chị Hòa đinh ninh mình có thai, thế nhưng, cả que thử và kết quả siêu âm đều cho thấy, chị không hề mang bầu. Mãi đến khi đi chụp X-quang, chị mới biết mình bị dính buồng tử cung.
Chị Hòa, (Sóc Sơn, Hà Nội) lấy chồng được ba tháng thì có bầu nhưng thai chết lưu và chị phải đi hút bỏ. Sau đó nửa năm, chị thấy tắt kinh và vui mừng nghĩ mình đã có thai lại. Thế nhưng thử thì que vẫn chỉ lên một vạch, mà đi siêu âm cũng không có gì.
Nghĩ rằng do thai còn quá nhỏ, chị cố đợi thêm tuần nữa mới đi khám lại nhưng kết quả vẫn như cũ. Lúc này, bác sĩ đã chỉ định cho chị đi chụp phim có cản quang và phát hiện chị bị dính buồng tử cung.
Chị Oanh (Thạch Thất, Hà Nội) lại được phát hiện bệnh trong một hoàn cảnh khác. Kết hôn gần hai năm mà chưa có con, chị Oanh nghĩ nguyên nhân là do mình có chu kỳ kinh nguyệt thất thường, lúc rất ít, lúc lại mất hẳn, và chị lại hay bị viêm nhiễm vùng kín. Vì thế, chị đã liên tục dùng thuốc nội tiết điều hòa kinh nguyệt, đồng thời chữa viêm nhiễm ở nhiều nơi nhưng cũng không đỡ.
Mãi sau này, khi đi khám tại một bác sĩ giàu kinh nghiệm, chị mới được chỉ định đi chụp phim và phát hiện mình bị lao sinh dục, dẫn đến buồng tử cung bị dính, nên không thể có con được.
Theo bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trưởng phòng khám sản phụ khoa, Trung tâm Y khoa Thái Hà (Thái Hà, Hà Nội) dính buồng tử cung là một nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ. Một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh mà ít chị em biết đến là lượng kinh ra rất ít mỗi kỳ nguyệt san, hay có thể tắt hẳn.
"Bản chất của hành kinh là việc bong các lớp niêm mạc tử cung. Khi buồng tử cung bị dính lại, sẽ không có chỗ cho niêm mạc mọc nên sẽ không có kinh, dù chị em vẫn thấy cơ thể có những triệu chứng báo hiệu ngày 'đèn đỏ' như tức ngực, người mệt mỏi, khó chịu... Một số trường hợp bị dính buồng tử cung kèm theo viêm nhiễm còn có cảm giác đau bụng", bác sĩ giải thích.
Bà Dung cho biết thêm, bình thường, buồng tử cung là một khoang ảo. Nếu bị dính toàn bộ, người bệnh sẽ tắt hẳn kinh vì không có niêm mạc để bong ra, gây chảy máu. Nếu chỉ một phần buồng tử cung bị dính thì chị em vẫn có kinh nhưng ít hơn cả về lượng máu cũng như ngày ra máu, kèm theo đau bụng khi "bị" do máu khó thoát ra.
Theo chuyên gia sản phụ khoa, khi bị tắt kinh vì dính buồng tử cung, nhiều chị em dễ nhầm lẫn mình có thai mà không nghĩ đến trường hợp bị bệnh.
Một số người bỗng dưng thấy ngày kinh và lượng kinh ít hẳn thì lại cho là mình bị rối loạn kinh nguyệt và sử dụng thuốc nội tiết để điều chính. Việc phát hiện bệnh thường không chỉ dựa vào các biểu hiện bên ngoài mà bác sĩ phải căn cứ vào kết quả chụp X quang.
Theo bác sĩ, dính buồng tử cung thường là biến chứng do nạo, hút thai. Khi làm thủ thuật này, các bác sĩ thường cố gắng làm thật sạch bên trong, nhưng lại không thể nhìn thấy được, nên có thể khiến niêm mạc tử cung bị bỏng sâu, gây dính lại. Ngoài ra, lao sinh dục hay một số viêm nhiễm vùng kín cũng có thể là nguyên nhân gây dính buồng tử cung.
"Việc điều trị bệnh không quá khó. Nếu dính tử cung do cơ học (sau hút thai), thày thuốc sẽ phải đặt dụng cụ tử cung để tách ra, đồng thời dùng thuốc nội tiết giúp niêm mạc mọc dày lại. Với những trường hợp khác, do bị viêm nhiễm hay lao sinh dục, sẽ phải chữa triệt để các bệnh này trước, sau đó mới dùng các biện pháp tách tử cung ra", bà Dung cho biết.
Theo bà, thông thường, những hiện tượng máu kinh ra quá nhiều, ảnh hưởng tới sức khỏe của chị em thì mới đáng bận tâm và phải tới bác sĩ để khắc phục, còn những trường hợp máu kinh ra ít, chu kỳ kinh ngắn nhưng vẫn đều đặn thì không đáng ngại.
Tuy nhiên, khi thấy tắt hẳn kinh mà vẫn có các triệu chứng có kinh nguyệt như cương ngực, đau bụng, đau lưng, hoặc lượng kinh đang bình thường bỗng ít hẳn, kèm theo cảm giác đau bụng nhiều hơn, thì chị em cần lưu ý và nên đi khám ngay.
Chị Hòa, (Sóc Sơn, Hà Nội) lấy chồng được ba tháng thì có bầu nhưng thai chết lưu và chị phải đi hút bỏ. Sau đó nửa năm, chị thấy tắt kinh và vui mừng nghĩ mình đã có thai lại. Thế nhưng thử thì que vẫn chỉ lên một vạch, mà đi siêu âm cũng không có gì.
Chị Oanh (Thạch Thất, Hà Nội) lại được phát hiện bệnh trong một hoàn cảnh khác. Kết hôn gần hai năm mà chưa có con, chị Oanh nghĩ nguyên nhân là do mình có chu kỳ kinh nguyệt thất thường, lúc rất ít, lúc lại mất hẳn, và chị lại hay bị viêm nhiễm vùng kín. Vì thế, chị đã liên tục dùng thuốc nội tiết điều hòa kinh nguyệt, đồng thời chữa viêm nhiễm ở nhiều nơi nhưng cũng không đỡ.
Mãi sau này, khi đi khám tại một bác sĩ giàu kinh nghiệm, chị mới được chỉ định đi chụp phim và phát hiện mình bị lao sinh dục, dẫn đến buồng tử cung bị dính, nên không thể có con được.
Theo bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trưởng phòng khám sản phụ khoa, Trung tâm Y khoa Thái Hà (Thái Hà, Hà Nội) dính buồng tử cung là một nguyên nhân vô sinh ở phụ nữ. Một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh mà ít chị em biết đến là lượng kinh ra rất ít mỗi kỳ nguyệt san, hay có thể tắt hẳn.
"Bản chất của hành kinh là việc bong các lớp niêm mạc tử cung. Khi buồng tử cung bị dính lại, sẽ không có chỗ cho niêm mạc mọc nên sẽ không có kinh, dù chị em vẫn thấy cơ thể có những triệu chứng báo hiệu ngày 'đèn đỏ' như tức ngực, người mệt mỏi, khó chịu... Một số trường hợp bị dính buồng tử cung kèm theo viêm nhiễm còn có cảm giác đau bụng", bác sĩ giải thích.
Bà Dung cho biết thêm, bình thường, buồng tử cung là một khoang ảo. Nếu bị dính toàn bộ, người bệnh sẽ tắt hẳn kinh vì không có niêm mạc để bong ra, gây chảy máu. Nếu chỉ một phần buồng tử cung bị dính thì chị em vẫn có kinh nhưng ít hơn cả về lượng máu cũng như ngày ra máu, kèm theo đau bụng khi "bị" do máu khó thoát ra.
Theo chuyên gia sản phụ khoa, khi bị tắt kinh vì dính buồng tử cung, nhiều chị em dễ nhầm lẫn mình có thai mà không nghĩ đến trường hợp bị bệnh.
Một số người bỗng dưng thấy ngày kinh và lượng kinh ít hẳn thì lại cho là mình bị rối loạn kinh nguyệt và sử dụng thuốc nội tiết để điều chính. Việc phát hiện bệnh thường không chỉ dựa vào các biểu hiện bên ngoài mà bác sĩ phải căn cứ vào kết quả chụp X quang.
Theo bác sĩ, dính buồng tử cung thường là biến chứng do nạo, hút thai. Khi làm thủ thuật này, các bác sĩ thường cố gắng làm thật sạch bên trong, nhưng lại không thể nhìn thấy được, nên có thể khiến niêm mạc tử cung bị bỏng sâu, gây dính lại. Ngoài ra, lao sinh dục hay một số viêm nhiễm vùng kín cũng có thể là nguyên nhân gây dính buồng tử cung.
"Việc điều trị bệnh không quá khó. Nếu dính tử cung do cơ học (sau hút thai), thày thuốc sẽ phải đặt dụng cụ tử cung để tách ra, đồng thời dùng thuốc nội tiết giúp niêm mạc mọc dày lại. Với những trường hợp khác, do bị viêm nhiễm hay lao sinh dục, sẽ phải chữa triệt để các bệnh này trước, sau đó mới dùng các biện pháp tách tử cung ra", bà Dung cho biết.
Tuy nhiên, khi thấy tắt hẳn kinh mà vẫn có các triệu chứng có kinh nguyệt như cương ngực, đau bụng, đau lưng, hoặc lượng kinh đang bình thường bỗng ít hẳn, kèm theo cảm giác đau bụng nhiều hơn, thì chị em cần lưu ý và nên đi khám ngay.
Theo VnExpress