Từ vụ phượng bật gốc đè tử vong nam sinh lớp 6: Cây xanh được "bắt bệnh" như thế nào?

Minh Ngọc,
Chia sẻ

Từ vụ cây phượng trong trường học ở TP.HCM bật gốc khiến một học sinh tử vong, nhiều người dân lo lắng, hoang mang không biết công tác rà soát hoặc nhận biết độ an toàn của cây xanh như thế nào, liệu có thể được dự báo từ trước?

Một số thông tin cho rằng, Hà Nội có sử dụng máy siêu âm "bắt bệnh" cây xanh, về vấn đề này ông Nguyễn Đức Mạnh, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội cho biết mới chỉ là thử nghiệm.

Theo ông Mạnh, việc rà soát để biết tình trạng an toàn của cây xanh hiện tại chủ yếu bằng mắt thường, dựa trên kinh nghiệm của các chuyên gia có chuyên môn.

Hà Nội có sử dụng máy siêu âm để bắt"bệnh" cây xanh hay không? - Ảnh 1.

Việc kiểm tra "bệnh" của cây xanh chủ yếu là bằng kinh nghiệm

Được biết, tính từ đầu năm đến nay trên địa bàn TP Hà Nội đã chặt hạ khoảng 14 nghìn cây xanh các loại, theo dự kiến đến hết tháng 6 sẽ có đến gần 20 nghìn cây.

"Cây cối là tài sản của nhà nước nên quá trình chặt hạ phải tuân theo một quy trình chặt chẽ. Tuyến nào được cắt thì phải có ban ngành, ví dụ như ban duy tu tham mưu, phải được thành phố thống nhất giao sở xây dựng…Trước khi cắt tỉa phải thông báo, phối hợp với chính quyền địa phương…"

Theo lãnh đạo công ty cây xanh, đơn vị chỉ quản lý những cây xanh ở các tuyến phố có địa chỉ rõ ràng. Trong ngõ thuộc về ủy ban, xã phường. Còn cây xanh trong khuôn viên của các cơ quan, thì thuộc về các đơn vị này quản lý.

Hà Nội có sử dụng máy siêu âm để bắt"bệnh" cây xanh hay không? - Ảnh 2.

Cây xanh có thể gây đổ bất kỳ lúc nào

Cũng liên quan đến vấn đề trên, tại TP.HCM cũng từng đưa máy siêu âm vào thử nghiệm để "bắt bệnh" cây xanh.

Trả lời báo chí, TS Lê Minh Trung, Phó phòng Kỹ thuật Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh TP.HCM cho hay, địa phương này "siêu âm" để bắt bệnh cây xanh bằng các thiết bị đo vận tốc sóng âm hiện đại. Nếu vận tốc sóng âm giảm năm lần so với vận tốc sóng âm trung bình của cây thì cần phải đốn hạ để đảm bảo an toàn.

Trong giai đoạn thử nghiệm, nhóm nghiên cứu dùng các thiết bị đo vận tốc sóng âm và máy khoan thăm dò khuyết tật để kiểm tra 249 cây xanh trên 15 tuyến đường và một số công viên (gồm 17 chủng loại khác nhau như sao đen, dầu, lim sẹt, me chua, nhạc ngựa, me tây…).

Chia sẻ