Từ trò chơi team building đến các môn thể thao khiêu dâm: Luật sư nói gì về quy định luật pháp liên quan?

Mộc Uyên Thanh - Minh Khôi,
Chia sẻ

Hiện nay, không chỉ những trò chơi team building có các tiết mục khiêu dâm phản cảm mà ngay cả những môn thể thao như aerobic, nhảy hiện đại hay khiêu vũ cũng manh nha xuất hiện những vũ đạo, động tác cho đến trang phục không phù hợp với thuần phong mỹ tục.

Hiện nay, hình thức du lịch team building ngày càng được doanh nghiệp ưa chuộng. Nhằm kết nối mọi người trong một đơn vị, các trò chơi tập thể trong một hoạt động team building là phần không thể thiếu.

Thế nhưng thay vì những trò chơi lành mạnh, mang tính vận động và trí tuệ, nhiều công ty tổ chức sự kiện đã "biến hóa" ra những trò chơi mang tính chất kích dục, khiêu dâm đầy phản cảm.

Những trò chơi như ăn hoa quả trên cơ thể người khác giới, thậm chí treo hoa quả trên những vị trí nhạy cảm. Người chơi bị che mắt và phải dùng... miệng để mò những món hoa quả trên cơ thể đối phương.

teambuiding5

Hay như thử thách "bú bia" từ bình sữa được khép trong cánh tay của đồng nghiệp nữ.

Ngay cả những môn thể thao tưởng chừng như đơn thuần, hiện nay đã có những biến tướng về vũ đạo, động tác khiến người xem phải "đỏ mặt".

Các vũ đạo của bộ môn nhảy hiện đại hay bộ môn khiêu vũ càng ngày càng có xu hướng kích dục, các động tác mô tả nhạy cảm đi kèm với các trang phục hở hang đang ngày càng được giới trẻ ưa chuộng.

Screenshot (178)

Những động tác và trang phục phản cảm trong bộ môn nhảy hiện đại.

Các môn thể thao khác như yoga, aerobic thậm chí là bơi lội cũng có những trang phục tập và biểu diễn đầy tính chất khiêu dâm, thô tục.

Vẫn biết những môn thể thao luôn là hoạt động không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của phần đông cộng đồng, thế nhưng những hoạt động đáng lẽ nên lành mạnh này đang ngày càng trở nên phản cảm, gây bức xúc cho nhiều người.

Trả lời chúng tôi, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng văn phòng luật sư Chính pháp - Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết.

Theo nghị định số 46/2019/NĐ-CP ngày 27/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/8/2019.

Trong đó, nội dung đang thu hút sự quan tâm chú ý của người dân là khoản 1, Điều 7, Nghị định này.

Cụ thể, nội dung quy định hành vi sử dụng các bài tập, môn thể thao hoặc các phương pháp tập luyện, thi đấu thể thao mang tính chất khiêu dâm, đồi trụy, kích động bạo lực, trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc của Việt Nam thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

the-thao-khieu-dam-truong-hop-nao-bi-xu-phat

Động tác vũ đạo khiến nhiều người xem "đỏ mặt".

Vậy chúng ta phải hiểu như nào đối với quy định này, hành vi tập luyện, thi đấu thể thao mang tính chất khiêu dâm, đồi trụy như thế nào thì có thể bị xử phạt theo quy định? Trong khi hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào giải thích một cách chính thức về khái niệm "khiêu dâm".

Tuy nhiên, khái niệm này cũng được đề cập rải rác ở một số văn bản. Ví dụ như tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 178/2004/NĐ-CP ngày 15/10/2004 quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm có định nghĩa: "Khiêu dâm" là hành vi dùng cử chỉ, hành động, hình ảnh, âm thanh gây kích thích ham muốn tình dục.

Mặc dù chưa đưa ra định nghĩa chính thức nhưng trong các văn bản pháp luật hiện hành đã có quy định các hành vi:

+ Trích ghép, thêm âm thanh, hình ảnh có tính chất khiêu dâm, đồi trụy vào phim đã được phép phổ biến; sản xuất phim có nội dung khiêu dâm;

+ Bán, cho thuê hoặc phát hành phim nhựa, băng, đĩa phim có nội dung khiêu dâm;

+ Nhân bản phim, bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu có nội dung khiêu dâm, đồi trụy;

+ Phổ biến tại nơi công cộng, bán, cho thuê hoặc lưu hành bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu có nội dung khiêu dâm, đồi trụy;

+ Biểu diễn tác phẩm có nội dung khiêu dâm; tổ chức trò chơi điện tử có nội dung khiêu dâm; treo, trưng bày tranh, ảnh, lịch hay đồ vật khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke, cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng ăn uống, giải khát hoặc tại nơi hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng khác;

+ Bao che cho các hoạt động có tính chất khiêu dâm, đồi trụy, nhảy múa thoát y tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke, nơi tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng khác;

+ Dạy khiêu vũ có nội dung khiêu dâm, đồi trụy; xây dựng công trình mỹ thuật có nội dung khiêu dâm, đồi trụy là các hành vi bị cấm và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

67514455_948736015502258_7228535383435247616_n

Luật sư Đặng Văn Cường cho biết về việc vi phạm của các hoạt động thể thao mang tính khiêu dâm.

Tại Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo (có hiệu lực từ ngày 01/01/2014) quy định.

Hành vi vi phạm quy định về sử dụng phương pháp bị cấm trong tập luyện và thi đấu thể thao, trong đó có hành vi "sử dụng các bài tập, môn thể thao hoặc các phương pháp tập luyện và thi đấu thể thao mang tính chất khiêu dâm, kích động bạo lực, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam" có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Và hiện hay Nghị định số 46/2019/NĐ-CP ngày 27/5/2019 tiếp tục ghi nhận và quy định hành vi sử dụng các bài tập, môn thể thao hoặc các phương pháp tập luyện, thi đấu thể thao mang tính chất khiêu dâm, đồi trụy cũng là hành vi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Như vậy đây không phải là quy định mới.

Tuy nhiên cần phải hiểu chính xác hành vi như thế nào là khiêu dâm và bị xử phạt vi phạm hành chính. Đó là:

"Hành vi khiêu dâm, đồi trụy trong hoạt động thể thao, thi đấu thể thao có thể hiểu là dùng hình ảnh, ngôn ngữ, âm thanh, hành động khêu gợi, kích thích dâm ô, ham muốn tình dục trái với truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục dân tộc Việt Nam.

Hoạt động thể thao đòi hỏi người tập, người chơi phải mặc những trang phục thoáng mát, thoải mái, thấm hút mồ hôi, dễ cử động, di chuyển, ví dụ tập gym, bơi lội…", luật sư Cường nói.

Không phải tất cả các hành vi mặc quần áo thoải mái như vậy đều là khiêu dâm mà việc mặc quần áo của người chơi, người tập là để phục vụ cho hoạt động thể thao, phù hợp với bộ môn và đưa lại hiệu quả tập luyện.

Việc ăn mặc để phục vụ cho mục đích tập luyện thể thao khác với mục đích khiêu dâm. Trường hợp việc ăn mặc hở hang, không phù hợp với môn thể thao đi cùng với cử chỉ, ngôn ngữ, âm thanh mang tích chất kích dục, kích thích dâm ô, ham muốn tình dục…, thì mới là hành vi khiêu dâm và bị xử phạt vi phạm hành chính.

Bên cạnh đó, những môn thể thao mang tính đặc thù như sexy dance thì rất khó để có thể phân định rõ ràng việc có hay không các vũ đạo động tác hay thậm chí là trang phục mang tính khiêu dâm, đồi trụy.

Chia sẻ