Từ tiếng Việt 8 chữ cái nhưng 99% netizen không đoán ra nổi, đọc thôi đã "sang chấn" tâm lý
Bạn có sắp xếp được câu này không?
Phải công nhận một điều, tiếng Việt vô cùng giàu đẹp và phong phú, bất kể từ khoản ngữ pháp hay từ vựng. Dù tự tin với vốn tiếng Việt mấy chục năm trời, nhưng đôi khi chúng ta vẫn phải ngậm ngùi vì chẳng thể hiểu hết được sự giàu đẹp của nó.
Bạn có thể hiểu được phần nào điều này nếu chăm chỉ theo dõi chương trình Vua Tiếng Việt . Như mới đây chẳng hạn, một câu hỏi trong phần thi của người chơi có tên Nguyễn Hồng Nhung (37 tuổi, Bắc Ninh) đã thu hút khá nhiều sự chú ý vì sự... rối não. Câu hỏi yêu cầu người chơi sắp xếp lại các chữ cái để được một từ có nghĩa hoàn chỉnh. Các chữ cái được đưa ra là: n / g / ợ / T / à / i / đ / ư.
Khi nhìn câu hỏi này, ai cũng phải tá tỏa vì từ cần tìm bao gồm quá nhiều chữ cái nên độ khó dường như nhân lên gấp đối. Nếu lấy chữ "T" làm chuẩn do chữ T viết hoa, thường sẽ đặt ở vị trí đầu tiên, thì dù có xếp ngược xếp xuôi cũng không thể tìm ra được đáp án. Mãi sau khi nhận được sự trợ giúp của MC Xuân Bắc, chị Nhung mới có thể sắp xếp được chính xác các từ là: "Tượng đài".
Theo từ điển tiếng Việt, "tượng đài" có nghĩa là công trình kiến trúc lớn gồm một hoặc nhiều bức tượng, đặt ở địa điểm thích hợp, dùng làm biểu trưng cho một dân tộc, một địa phương, đánh dấu một sự kiện lịch sử hay tưởng niệm người có công lao lớn.
Ngoài ra, trong phần thi của người chơi này cũng xuất hiện một ca dao về địa danh: Sông Ngâu, sông Cả, sông Đào/Ba con sông đấy đổ vào... Đáp án cần tìm chính là "sông Thương" để hợp thành câu:
Sông Ngâu, sông Cả, sông Đào
Ba con sông ấy đổ vào sông Thương
Con sông sâu nước dọc đò ngang
Mình về bên ấy ta sang bên này
Đương con nước lớn đò đầy...
Sông Thương hay sông Nhật Đức (xưa còn gọi là sông Nam Bình, sông Lạng Giang, sông Long Nhỡn) là một phụ lưu của sông Thái Bình, là một sông lớn chảy qua các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương.
Sông Thương được nhắc đến nhiều trong văn học và các ca khúc âm nhạc. Như trong ca khúc tiền chiến Con Thuyền Không Bến của Đặng Thế Phong:
...Lướt theo chiều gió, một con thuyền,
Theo trăng trong, trôi trên sông Thương, nước chảy đôi dòng, biết đâu bờ bến
Thuyền ơi thuyền trôi nơi đâuTrên con sông Thương, nào ai biết nông sâu?
Nhớ khi chiều sương, cùng ai trắc ẩn tấm lòng.
Biết bao buồn thương, thuyền mơ buồn trôi xuôi dòng...
Tổng hợp