Từ STEM đến STEAM: Những điều bố mẹ cần nắm rõ về hai phương pháp giáo dục ưu việt nhất hiện nay
Phương pháp giáo dục STEM và STEAM gần đây được nhiều trường áp dụng vì mang lại lợi ích to lớn cho học sinh. Các bố mẹ biết gì về 2 phương pháp này?
Những năm qua, phương pháp giáo dục STEM và STEAM đang ngày càng phát triển rầm rộ, được nhiều nhà trường và phụ huynh áp dụng cho học sinh, con em của mình.
Nói về STEM thì phương pháp này xuất hiện lần đầu tiên ở Mỹ, khi mà nền giáo dục của đất nước này đang có xu hướng đi xuống. Học sinh Mỹ bộc lộ rõ sự yếu kém về kiến thức cũng như khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tế. Trong khi đó, Mỹ đang khan hiếm một nguồn nhân lực chất lượng.
Đứng trước bối cảnh đó, Mỹ đã quyết định thực hiện một công cuộc cải cách giáo dục và phương pháp STEM ra đời.
Sự khác biệt giữa STEM và STEAM
STEM được viết tắt từ các từ: "Science, Technology, Enginerring, Math" – "Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học". Hiểu một cách đơn giản thì phương pháp này cung cấp cho học sinh kiến thức toàn diện về 4 lĩnh vực trên bằng cách kết hợp giữa việc học lý thuyết và thực hành, hoạt động thực tiễn, trải nghiệm đời sống.
STEM cho phép học sinh được thường xuyên thảo luận, tự rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức sâu sắc hơn. Có thể nói, phương pháp STEM giống như một cái búa, giúp phá vỡ bức tường chắn bấy lâu nay giữa hàn lâm và thực tiễn.
Qua một thời gian hình thành và phát triển, phương pháp STEM được cải thiện thành STEAM. Chữ "A" trong STEAM là viết tắt cho "Art" – "Nghệ thuật".
Nếu giáo dục STEM là tập trung vào giải quyết các vấn đề với tư duy, kỹ năng phân tích thì STEAM khác biệt ở chỗ, nó giúp học sinh khám phá các môn học tương tự, nhưng kết hợp thêm tư duy sáng tạo và nghệ thuật ứng dụng vào giảng dạy, cùng với các tình huống thực tế. Đồng thời, giáo viên đưa ra câu hỏi cho học sinh và học sinh cũng được đặt câu hỏi ngược lại.
Các nhà giáo dục tin rằng, nếu tích hợp thêm "Nghệ thuật" vào giảng dạy, học sinh có thể sử dụng cả hai mặt của bộ não là phân tích và sáng tạo. Từ đó những đứa trẻ sẽ có tiền đề phát triển tốt nhất cho tương lai.
Tại sao cần thêm Nghệ thuật vào phương pháp STEM?
Chữ "Art" trong "STEAM" không chỉ đơn thuần là vẽ tranh, ca múa, đàn hát,… như chúng ta vẫn nghĩ mà nó có một ý nghĩa rộng lớn, bao quát hơn rất nhiều. "Art" – "Nghệ thuật" ở đây là chỉ sự sáng tạo, khám phá, tìm tòi, vận dụng các kỹ năng mềm để giải quyết các vấn đề thực tế.
Ngoài ra, nghệ thuật còn bao gồm cách giao tiếp, diễn đạt, trình bày thông tin. Khi STEAM ra đời, nhiều người yêu thích STEM từng cho rằng thêm Nghệ thuật vào các môn Khoa học là thừa thãi, vô lý.
Nhưng thời gian đã chứng minh, yếu tố Nghệ thuật là vô cùng hợp lý và không thể thiếu. Với nhóm học sinh nhỏ tuổi, việc áp dụng Nghệ thuật vào các bài giảng dạy giúp các em có thêm hứng thú trong việc học tập, đồng thời giúp kích thích tư duy, khả năng sáng tạo. Và điều này cũng hoàn toàn phù hợp với nhóm học sinh lớn tuổi.
Nhờ có phương pháp STEAM, ngày nay chúng ta có một thế hệ nhân viên của Google không chỉ là những kỹ sư phần mềm khô khan, ngày ngày ngồi trước ánh đèn máy tính. Họ là những nhà thiết kế phần mềm, những người đã dành 20% thời gian của mình để phát triển các dự án đam mê riêng của bản thân.
Một ví dụ khác cũng chứng minh được giá trị của Nghệ thuật khi kết hợp với các môn Khoa học. Một nhà Khoa học và Toán học nghiên cứu ra một phương pháp điều trị bệnh mới cũng phải kết hợp tư duy thiết kế để tưởng tượng và hình dung ra công việc của mình.
Không chỉ vậy, nhà Khoa học còn phải bàn bạc với các đồng nghiệp và nhà đầu tư để cải thiện và mở rộng ý tưởng, sau đó công khai ý tưởng của mình đến công chúng một cách hùng hồn và trôi chảy. Tất cả những điều đó đều cần đến khả năng trình bày, giao tiếp – một khía cạnh của Nghệ thuật.
Một lợi ích khác của Nghệ thuật là nó giúp nhiều người yêu thích, theo đuổi phương pháp giáo dục STEM hơn. Nghệ thuật sẽ thổi hồn vào những môn Khoa học, Công nghệ, Toán học, Kỹ thuật buồn tẻ và cứng nhắc, từ đó thu hút một khối lượng lớn trẻ nhỏ và phụ nữ theo học.
Dù vẫn còn tồn tại nhiều tranh cãi cho rằng Nghệ thuật và Khoa học nên tách biệt nhau rạch ròi nhưng cuối cùng thực tế đã chứng minh 2 lĩnh vực này không hề tương khắc mà hỗ trợ lẫn nhau.
Suy cho cùng, STEAM không nhằm mục đích nuôi dưỡng những tâm hồn yêu thích nghệ thuật mà bỏ qua những khía cạnh của STEM. Mục đích chính của STEAM chính là sử dụng nghệ thuật để củng cố những kỹ năng của STEM.
Bố mẹ quan tâm đến Phương pháp dạy con STEAM, hãy tham khảo TẠI ĐÂY