Tự làm nội thất gỗ "F5" nhà cửa, vừa tiết kiệm vừa đúng "gu" nhưng chị em cần lưu ý những gì?

Hương.H - Webuy,
Chia sẻ

Theo xu hướng decor ngày nay, những món nội thất gỗ với thiết kế độc đáo sẽ là một trong những "item" giúp tạo điểm nhấn tuyệt vời cho căn phòng tẻ nhạt thường ngày.

Chị em nào hay "lướt" Instagram, Pinterest chắc chắn sẽ thường xuyên bị "hớp hồn" bởi hàng loạt mẫu nội thất gỗ tuyệt đẹp, từ kệ sách, ghế gỗ cho tới kệ treo quần áo.

Tuy nhiên, nếu muốn mua đúng mẫu nội thất gỗ yêu thích thì chị em sẽ phải "tìm đỏ con mắt", chưa kể nhiều mẫu kệ đẹp và hiếm thường có giá không hề dễ chịu chút nào.

Để tiết kiệm chi phí mà vẫn có được món nội thất gỗ như ý, chị em có thể đặt làm tại các xưởng đồ gỗ hoặc nếu được, hãy thử rủ rê "ông xã" cùng sản xuất đồ hand-made sau khi tham khảo một vài lưu ý nhỏ dưới đây nhé!

Nhiều mẫu kệ đẹp và hiếm thường có giá không hề dễ chịu chút nào.

Tự đóng nội thất gỗ: Chọn vật liệu theo nhu cầu sử dụng

Chị Minh Hồng (33 tuổi) ở Hải Phòng là một tín đồ của nội thất gỗ hand-made. Theo chia sẻ của chị, gỗ pallet, gỗ dán và gỗ thông ghép là 3 vật liệu phổ biến nhất mà chị em có thể mua về để tự làm đồ gỗ. Mỗi loại gỗ có ưu và nhược điểm riêng nên chị em cần chọn vật liệu theo đúng nhu cầu sử dụng.

Tự làm nội thất gỗ "F5" nhà cửa, vừa tiết kiệm vừa đúng "gu" nhưng chị em cần lưu ý những gì? - Ảnh 4.

Chẳng hạn, gỗ pallet dễ thay đổi kích thước, chịu lực, dễ sử dụng và có thể tái sử dụng. Đây cũng là vật liệu dễ đóng nên phù hợp để các nàng tự "chế" các loại kệ gỗ, tủ đựng đồ cần đến sự chắc chắn.

Tự làm nội thất gỗ "F5" nhà cửa, vừa tiết kiệm vừa đúng "gu" nhưng chị em cần lưu ý những gì? - Ảnh 6.

So với gỗ dán, gỗ thông ghép dày hơn và chắc chắn hơn, phù hợp để thiết kế bàn ghế, giường, tủ quần áo… Tuy nhiên, loại gỗ này lại có giá khá cao và khó đóng.

Mua ở xưởng hay cửa hàng vật liệu gỗ?

Câu trả lời ở đây là bạn có thể mua ở cả 2 nơi. Tuy nhiên, không phải xưởng gỗ nào cũng nhận bán lẻ nên chị em cần tham khảo kỹ trước khi đến mua tận nơi. Nếu được, chị em có thể cung cấp kích thước món đồ cần đóng để nhờ cửa hàng hỗ trợ cắt miếng gỗ bằng công cụ chuyên dụng.

Nhớ "check" giá từng loại vật liệu để không bị "mua hớ" chị em nhé!

Tự làm nội thất gỗ "F5" nhà cửa, vừa tiết kiệm vừa đúng "gu" nhưng chị em cần lưu ý những gì? - Ảnh 5.

Nếu như gỗ thông ghép và gỗ dán được bán theo mét thì gỗ pallet lại bán theo… bó, mỗi bó 10 miếng có giá từ 60.000 – 100.000 đồng, mỗi miếng rộng 10cm và có độ dày trung bình từ 1-2cm.

Gỗ dán được bán theo miếng dày hơn, độ dày trung bình từ 2-3cm, giá bán rơi vào khoảng trên dưới 100.000 đồng/m.

So với gỗ pallet và gỗ dán thì gỗ thông ghép có giá cao hơn nhiều, trung bình từ 700.000 – 800.000 đồng/m trở lên, miếng thường được cắt với độ dày khoảng 2cm.

Và một vài lưu ý nhỏ khi đóng và sơn "thành phẩm"

Để cho ra đời 1 chiếc kệ gỗ hoàn chỉnh, bạn sẽ phải cần đến kha khá các loại dụng cụ như cưa máy cầm tay, máy bào, máy chà nhám… cùng các loại keo như keo dính gỗ, keo bê tông và keo silicon dạng gel (để dính các góc hở).

Trong đó, một số dụng cụ như máy cưa tay rất khó sử dụng vì máy nặng, độ rung cao, dễ gây nguy hiểm khi sử dụng. Chị em "chân yếu tay mềm" có thể nhờ "viện trợ" từ các anh để quá trình đóng đồ diễn ra suôn sẻ hơn.

Sau khi lắp, chị em nên sơn thêm 1 lớp sơn toa (sơn dầu bóng) để bảo vệ gỗ và làm bóng gỗ, lên màu. Lớp sơn sẽ khô sau vài tiếng. Còn nếu muốn kệ gỗ có thêm màu sắc bắt mắt, chị em có thể phủ thêm 1 lớp sơn xịt hoặc sơn quét. Sơn xịt sẽ chỉ bám được lớp mỏng nhưng nhanh khô (chỉ từ vài phút đến nửa tiếng tùy diện tích sơn). Còn sơn quét sẽ bám lớp dày hơn nhưng lâu khô hơn.

Một số địa chỉ bán pallet gỗ, gỗ thông ghép và gỗ dán dành cho chị em tham khảo:

TP.HCM:

  • Cửa hàng Pallet Thảo Kiệt – 1288 Võ Văn Kiệt, p.13, q.5, TP.HCM
  • Công ty Pallet Sài Gòn - 478 Mã Lò, Bình Hưng Hòa A, Bình Tân, TP.HCM
  • Cửa hàng Gỗ Thông Phú Trang – 275 Mã Lò – P.Bình Trị Đông A, Bình Tân, TP.HCM

Hà Nội

Cửa hàng Mộc Pallet - 36B15 – Ngõ 180 – Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội

Chia sẻ