Từ chuyện những vị khách dùng lời lẽ kém sang khi đi cà phê, liệu “thượng đế” cũng cần có thái độ tốt với nhân viên?
Sau câu chuyện chỉ vì đi vệ sinh mà phải to tiếng ở quán cà phê, dân mạng lại có thời gian ngẫm nghĩ về sự quan trọng của cách ứng xử từ các vị khách với nhân viên.
Ngày qua, vụ việc về người phụ nữ có lời lẽ không hay với nhân viên quán cà phê gây xôn xao cộng đồng mạng. Cụ thể, người phụ nữ này muốn dùng nhà vệ sinh của quán cà phê nhưng lại không sử dụng thức uống của quán đó. Vì lẽ đó nên nhân viên đã không cho phép người phụ nữ này dùng nhà vệ sinh của quán. Cũng vì chuyện này mà người phụ nữ đã có những lời to tiếng với nhân viên quán, được đà làm tới, người này còn muốn gọi quản lý quán ra nói chuyện.
Điều đáng nói hơn là tình huống này lại xảy ra ở khu một khu nhà giàu tại TP.HCM. Nhiều người tỏ ra bất ngờ vì tại một khu dân cư cao cấp, trí thức cao như vậy mà lại có một vị khách hành xử "kém duyên" như vậy.
Sau đó, sự việc này đã được chủ quán và người phụ nữ này tạm thời giải quyết ổn thoả. Nhưng cũng qua câu chuyện này, trường hợp “dùng nhờ” nhà vệ sinh đã được cư dân mạng bàn tán sôi nổi.
Một TikToker chuyên về khởi nghiệp T. B.T đã có phát ngôn về câu chuyện gây tranh cãi này. Người đàn ông cho rằng khi vào quán thì bạn sẽ phải mua cho họ một thức uống thì mới có thể sử dụng các dịch vụ của họ. Anh còn nhấn mạnh rằng quán cà phê sẽ là người quyết định sẽ cho bạn vào hay không, vì nhà vệ sinh cũng là tài sản của quán.
Nếu không sử dụng món ăn, thức uống của quán thì bạn không phải là khách của họ, nên việc không cho phép bạn sử dụng nhà vệ sinh hay bất cứ thứ gì là tài sản của quán là điều đương nhiên. Ngoài ra, việc lau dọn và một số thứ trong nhà vệ sinh của quán cà phê khá đắt tiền, nên việc cho người khác sử dụng nhà vệ sinh thoải mái là một chuyện rất lãng phí nguồn lực, thời gian lẫn tiền bạc.
Bên dưới đoạn video của anh chàng, cư dân mạng cũng bình luận sôi nổi về vấn đề này. Chủ yếu mọi người đều chỉ ra vấn đề lớn nhất chính là thái độ của khách hàng. Chỉ vì sự nhắc nhở của nhân viên mà vị khách này sẵn sàng buông những lời lẽ không hay với người phục vụ.
Một bình luận khiến nhiều người cũng đồng tình chính là: "Dù ở đâu cũng vậy, cũng cần có thái độ tốt với nhân viên của của quán, chứ không riêng ở nơi sang trọng". Vì nếu người phụ nữ giữ được bình tĩnh hoặc nói chuyện rõ ràng với những bạn nhân viên thì có lẽ câu chuyện sẽ được đi theo hướng dễ chịu hơn nhiều.
Tuy khách hàng luôn được biết như là "thượng đế", nhưng câu nói nằm lòng của ngành F&B này cũng phải hiểu và vận dụng ở các tình huống khác nhau. Vì mỗi bên mua và bán đều sẽ có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau. Nên việc vì là khách hàng mà có thái độ không tốt với nhân viên thì vẫn bị lên án. Và việc đó cũng thể hiện qua một ý kiến khiến nhiều người đồng tình: "Họ chỉ phục vụ với những ai là khách của họ, còn khi bạn không phải là khách thì sao lại bắt người khác phục vụ bạn được.".
Thế nên, để nhận được sự phục vụ tốt nhất, thì các "thượng đế" cũng cần phải có thái độ cư xử đúng mực với nhân viên. Điều này cũng có nghĩa là tất cả điều "thượng đế" muốn và làm không phải lúc nào cũng luôn đúng - đặc biệt khi khách hàng đưa ra những yêu cầu phi lý hay cư xử thô lỗ với nhân viên.
Và cũng mong rằng, các vị khách sẽ hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia sử dụng dịch vụ của quán ăn hay quán cà phê, để có thái độ đúng mực hơn với những người nhân viên.