Từ chuyện cô gái muốn sống thử với bạn trai nhưng lại đòi "anh 70, em 30": Không chỉ "thử" mà cả khi chung sống thật, phân chia tài chính rạch ròi mới là điều kiện tiên quyết để giữ nhau

Ngọc Linh,
Chia sẻ

Tình đang xanh mượt mà đụng phải một chữ “tiền” là cũng dễ sứt mẻ lắm nhé…

Từ chuyện cô gái muốn sống thử với bạn trai nhưng lại đòi "anh 70, em 30": Không chỉ "thử" mà cả khi chung sống thật, phân chia tài chính rạch ròi mới là điều kiện tiên quyết để giữ nhau - Ảnh 1.

Thẳng thắn mà nói, ở thời đại này, việc các cặp đôi sống chung trước hôn nhân không còn là chuyện gì quá mới lạ, hay cần phải bàn cãi về tính đúng - sai. Mọi quyết định đều có ưu - nhược điểm và đương nhiên, sống thử cũng thế.

Đây có thể là quyết định mang tính bước đệm, giúp cả hai tìm được cách dung hòa những khác biệt trước khi thành vợ thành chồng; nhưng cũng có thể là nguồn cơn của mọi rạn nứt dẫn tới kết cục đường ai nấy đi.

Nguyên nhân gây đổ vỡ sau khi sống thử thì có nhiều. Một trong số đó chính là những xích mích liên quan tới chuyện tiền bạc. Dễ hiểu thôi, sống chung một nhà rồi làm sao mà tránh được việc phải chung đụng tiền nong. Không tìm được tiếng nói chung trong vấn đề này, “toang” cũng chẳng phải chuyện lạ.

Muốn sống thử cùng bạn trai nhưng ngại sòng phẳng tiền nong, “anh góp 70, còn em chỉ 30 thôi”

Mới đây, trên nền tảng MXH Threads, một cô gái đã bày tỏ nỗi băn khoăn về việc san sẻ chi phí sinh hoạt khi sống chung cùng bạn trai. Chuyện là cả hai đang dự định sống cùng nhau, bạn trai đề nghị tỷ lệ đóng góp của hai người là 50/50, nhưng thực tâm cô gái này lại không muốn như vậy.

Từ chuyện cô gái muốn sống thử với bạn trai nhưng lại đòi "anh 70, em 30": Không chỉ "thử" mà cả khi chung sống thật, phân chia tài chính rạch ròi mới là điều kiện tiên quyết để giữ nhau - Ảnh 2.

Nguyên văn chia sẻ của cô gái đang chuẩn bị sống cùng bạn trai

Có người cho rằng mới chỉ là sống thử, không có lý do gì để cô yêu cầu bạn trai “gánh” 70% chi phí sinh hoạt chung. Có người lại đồng tình với mong muốn của phía “nhà gái”, tin rằng nếu đàn ông không thể lo được 70% chi phí sinh hoạt thì… không “đáng mặt đàn ông”. Và cũng không ít người ra sức can ngăn, khuyên cô bạn dẹp ngay ý định chung sống trước hôn nhân đi, vì kiểu gì cũng “toang” thôi, cuối cùng con gái vẫn là người thiệt.

Từ chuyện cô gái muốn sống thử với bạn trai nhưng lại đòi "anh 70, em 30": Không chỉ "thử" mà cả khi chung sống thật, phân chia tài chính rạch ròi mới là điều kiện tiên quyết để giữ nhau - Ảnh 3.

Chia sẻ của cô gái này hiện đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng

9 người 10 ý với chuyện sống thử trước hôn nhân, ai cũng đều có cái lý của riêng mình. Vậy phải làm sao để quyết định sống chung trước, kết hôn sau không trở thành dấu chấm hết cho một cuộc tình, chỉ vì chuyện tiền bạc?

Điều quan trọng đầu tiên cần làm rõ: “Mình sống một mình liệu đã ổn hay chưa?”

Đương nhiên, tình yêu là cơ sở để đôi lứa đưa ra quyết định sống chung dù chưa cưới. Nhưng nếu chỉ dựa vào yếu tố cảm xúc mà dọn về một nhà, khả năng “toang” là không nhỏ. Lý do rất đơn giản: Cảm xúc thì luôn có thể thay đổi, đặc biệt là khi cả hai hoặc một trong hai, đang phải chịu áp lực cơm áo gạo tiền.

Không phải tự nhiên mà người ta lại bảo “cái khó bó cái khôn”. Thế nên trước khi quyết định sống thử, hãy thử hỏi chính mình: “Mình sống một mình liệu đã ổn hay chưa?”.

Cái sự “ổn” ở đây có thể hiểu là bạn không phải chạy ăn từng bữa, không túng thiếu đến mức cứ đến hạn nộp tiền nhà là phải chạy đôn chạy đáo đi vay, hoặc cứ đến cuối tháng là bấm bụng húp mì tôm. Đây là mức độ “ổn” cơ bản nhất, chưa tính tới chuyện dư dả, có chút tiền tiết kiệm phòng thân.

Từ chuyện cô gái muốn sống thử với bạn trai nhưng lại đòi "anh 70, em 30": Không chỉ "thử" mà cả khi chung sống thật, phân chia tài chính rạch ròi mới là điều kiện tiên quyết để giữ nhau - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Sống một mình còn chưa ổn, chưa tự lo được cho bản thân mà đã quyết định sống chung cùng người yêu, vậy có khác nào tự biến mình thành cây tầm gửi? Thành vợ thành chồng rồi còn có thể ly hôn vì chuyện tiền bạc, thì sống chung khi bản thân chưa “vững” kinh tế là quyết định tiềm tàng rất nhiều rủi ro.

Bạn có thể nghĩ người ta vì yêu mà sẽ đồng cam cộng khổ cùng mình. Cũng có thể đấy, nhưng chuyện gì cũng có mức độ thôi. Hôn thú chưa có, con cái cũng không, lấy gì đảm bảo người ta sẽ đồng cam cộng khổ với mình được mãi?

Điều quan trọng thứ 2 cần bày tỏ: Sống chung rồi, tỷ lệ đóng góp như thế nào, quản lý chi tiêu ra làm sao?

Đã quyết định về chung một nhà ngay cả khi chưa kết hôn, tốt nhất là nên dẹp ngay suy nghĩ “sống chung cho vui” sang một bên, để sẵn sàng cho cuộc sống như một cặp vợ chồng trên phương diện cơ bản và đơn giản nhất: Cùng nhau san sẻ chi phí sinh hoạt, cùng nhau quản lý tài chính.

1 - Tỷ lệ đóng góp của mỗi người bao nhiêu là “đẹp”?

Đương nhiên, tỷ lệ đóng góp lý tưởng nhất vẫn là 50-50, vì nó đảm bảo cho cả hai trạng thái cân bằng, không ai có cảm giác tự ti hay bị phụ thuộc quá nhiều về nửa kia trên phương diện tài chính.

Tuy nhiên, nếu một trong 2 người có thu nhập vượt trội hơn hẳn người còn lại, tỷ lệ đóng góp có thể có sự chênh lệch nhẹ, khoảng 55-45 hoặc cùng lắm là 60-40.

Từ chuyện cô gái muốn sống thử với bạn trai nhưng lại đòi "anh 70, em 30": Không chỉ "thử" mà cả khi chung sống thật, phân chia tài chính rạch ròi mới là điều kiện tiên quyết để giữ nhau - Ảnh 5.

Ảnh minh họa

Nếu lệch hơn nữa, mời bạn quay lại câu hỏi ban đầu: “Mình sống một mình liệu đã ổn hay chưa?”.

Nếu câu trả lời là có, không có lý do gì để mình chỉ góp “một phần nhỏ” trong chi phí sinh hoạt chung, khi cả hai chưa thực sự tính chuyện lâu dài. Nếu câu trả lời là không, tốt nhất là tiếp tục sống một mình cho đến khi bản thân ổn cái đã, rồi tính tiếp.

2 - Quản lý chi tiêu khi sống chung như thế nào?

Tỷ lệ đóng góp tài chính khi sống chung chỉ là câu chuyện về lý thuyết. Thống nhất được vấn đề này mới chỉ là xong bước 1. Bước tiếp theo cần suy nghĩ, bàn bạc chính là chúng ta quản lý chi tiêu như thế nào?

Để trả lời được câu hỏi này, bạn có thể tham khảo tính năng “quỹ nhóm” của ví điện tử Momo hoặc tính năng “Hũ chi tiêu chung” của ngân hàng số Timo.

Hiểu đơn giản, chỉ cần cùng có tài khoản ví Momo/Timo, cả hai đều có quyền quản lý nguồn tiền trong “Quỹ nhóm”/“Hũ chi tiêu chung”. Đầu tháng, mỗi người gửi số tiền đã thỏa thuận với nhau vào “Quỹ nhóm”/“Hũ chi tiêu chung”. Sau đó, khi thanh toán các chi phí như tiền nhà, ăn uống, mua sắm đồ dùng chung,... cứ dùng nguồn tiền trong “Quỹ nhóm”/“Hũ chi tiêu chung” mà trả, vừa tiện quản lý, vừa đỡ mất thời gian ghi chép.

Chia sẻ