Từ bán nem đến nuôi con thành tỷ phú, bà mẹ này đã biến ngôi nhà của mình thành trường học tốt nhất trong lịch sử: Phụ huynh thông thái càng nên học hỏi để tương lai con thành tài!
Có ai ngờ một người con dòng dõi Do Thái sinh ra ở Thượng Hải lại có thể một mình gồng gánh nuôi lớn 3 người con chỉ bằng nghề bán nem, hơn nữa một trong 3 người lại còn trở thành tỷ phú!
Người mẹ huyền thoại này là Sarah Emas, một nhà nghiên cứu xuất sắc tại Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải, thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị quận Hồng Khẩu, và là một trong những tác giả có sách bán chạy nhất ở Trung Quốc. Sarah Emas là một người mẹ vô cùng thành công khi có thể một mình nuôi dạy 3 người con trở thành những người tài năng xuất chúng, hơn nữa một trong 3 người con còn trở thành tỷ phú.
Mọi người có thắc mắc, người mẹ huyền thoại này đã nuôi dạy con cái như thế nào không? Trên thực tế, Sarah Emas không phải là một người mẹ hoàn hảo ngay từ ban đầu, bà cũng đã mắc rất nhiều sai lầm trong việc giáo dục con cái giống như các bậc phụ huynh khác. Nhưng bà đã dũng cảm thay đổi, thay đổi hoàn cảnh đồng thời thay đổi cả lối tư duy của mình. Chính vì vậy bà mới có được thành công như ngày hôm nay.
Vậy sự thay đổi đó là gì?
Từ người mẹ truyền thống đến người mẹ thông minh
Câu chuyện bắt đầu vào đầu những năm 1990, Trung Quốc và Israel chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, Sarah là một bà mẹ đơn thân mang theo 3 người con (hai người con trai đầu 10 tuổi và cô con gái út mới 3 tuổi) lên máy bay trở về với quê hương, nơi mà cha bà lúc còn sống vẫn hằng mong nhớ.
Ngoài việc muốn tìm và nhận lại tổ tiên của mình, Sarah Emas thừa nhận bà đã có cuộc cuộc hôn nhất thất bại, và bà không muốn mình lại trở thành một người mẹ thất bại nữa. Vì vậy, “cuộc hành trình tìm về cội nguồn” thực chất là “cuộc hành trình tìm kiếm lối tư duy giáo dục mới” của bà Sarah.
Hành trình tìm kiếm của Sarah Emas vô cùng khó khăn. Một mặt là do họ phải rời xa vùng đất Thượng Hải ấm áp quen thuộc để đến sinh sống ở một nơi hoàn toàn xa lạ, không chút thân thuộc. Mặt khác, những gì bà Sarah đã nghe và nhìn thấy mỗi ngày ở Israel đã đập tan quan niệm giáo dục trước đây của bà.
Sarah thừa nhận, bà là một "bà mẹ truyền thống" điển hình. Bà luôn là người làm tất cả mọi thứ trong nhà và không để con mình phải làm bất cứ mọi chuyện gì.
Ngay cả khi đến Israel, tình hình vẫn không thay đổi ngay lập tức. Ngoài việc xách cặp đến trường và cố gắng đạt điểm cao trong các kỳ thi thì bà Sarah không có yêu cầu gì khác, chỉ cần các con đậu đại học thì như thế nào cũng được.
Sự thức tỉnh đầu tiên đến từ người hàng xóm ở Israel.
Trong một lần sang thăm nhà Sarah Emas, người hàng xóm thấy cảnh 3 người con của Sarah ngồi quanh bếp lửa ấm áp đợi cơm chín thì đã lên tiếng nói: "Làm sao các cháu có thể ngồi không như thế trong khi mẹ cháu lại phải phục vụ các cháu như người hầu vậy?”
Sau đó người hàng xóm lại quay qua giáo huấn Sarah: "Cô đừng mang loại tình thương thiếu khoa học như vậy đến Israel!"
Những lời chỉ trích không thương tiếc này đã giúp Sarah Emas tỉnh ngộ. Bà đã nghiêm túc suy xét lại xem đâu mới là cách yêu thương con đúng đắn thật sự. Bà cho biết tuy bà không phải là một người mẹ có học thức cao, nhưng bà lại là người mẹ ham học hỏi.
Dù lúc đó tình hình tài chính không tốt nhưng bà vẫn đăng ký nhiều loại báo, tạp chí khác nhau, đặc biệt là các loại liên quan đến giáo dục. Dù rất bận, bà vẫn đi dự các hội thảo về giáo dục, lắng nghe, trò chuyện và học hỏi nhiều hơn.
Cuộc sống ở Israel khiến Sarah nhận ra rằng yêu thương trẻ em vừa là một môn khoa học vừa là một môn nghệ thuật, và đừng bao giờ nghĩ rằng trẻ sẽ trở nên tầm thường nếu cha mẹ không đủ yêu thương con cái.
Vậy “bà mẹ truyền thống” này đã làm những gì để trở thành một bà mẹ thông thái, và làm cách nào để rèn cho một đứa trẻ quần áo đưa đến tay, cơm ăn dâng tận miệng trở thành người tài giỏi hơn người?
Yêu thương trẻ trong một cơ chế cuộc sống có lương
Sau một thời gian dài sống ở Israel, bà Sarah nhận ra rằng người Israel đặt giáo dục sinh tồn lên hàng đầu và "cơ chế sống được trả lương" chính là tinh tuý trong cơ chế đó.
Sống ở Israel càng lâu, Sarah Emas nhận ra, những đứa trẻ cho dù được sinh ra trong một gia đình giàu có vẫn sẽ ra đường phát tờ rơi, bán báo và làm đủ loại công việc lao động nặng nhọc. Vậy thì có lý gì con cái của mình lại được ngồi không hưởng lợi như vậy?
Vì vậy, bà quyết định sẽ học tập và áp dụng cơ chế sống được trả lương này vào thực tiễn gia đình mình. Mọi thứ bắt đầu từ việc giúp mẹ bán nem. Ngoại trừ người con gái út thì hai người anh trai sẽ phải đi bán nem phụ mẹ.
Nói là làm, mỗi ngày Sarah làm khoảng 200 chiếc nem, giao nem cho các con với giá 0,3 shekel (đơn vị tiền tệ của Israel) một chiếc. Với quy tắc như sau: Các con có thể tăng giá nem để bán và thu tiền lời. Hoặc nếu không muốn đi bán hàng thì có thể chọn ở nhà gói nem, nhưng hoa hồng sẽ thấp hơn.
Công việc mới đầu đương nhiên không mấy suôn sẻ, con cái chưa từng đi làm chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Cậu con trai cả Dĩ Hoa chọn ở nhà gói nem phụ mẹ. Cậu bé nhìn mẹ làm sau đó tự mình vào bếp, sau khi tốn hết 3kg bột cuối cùng cũng cho ra lò một đĩa nem thành công.
Người con trai thứ hai, Huân Huân thì nhận công việc bán hàng. Mặc dù bị thất bại nhiều lần nhưng Huân Huân vẫn rất lễ phép và kiên trì giao tiếp với mọi người. Và mọi sự cố gắng của cậu bé đã được đền đáp, cậu đã hoàn thành công việc kinh doanh đầu tiên và nói năng ngày càng lưu loát hơn.
Không dừng lại ở đó, Sarah đã nhận ra rằng rõ ràng cơ chế sống có lương không phải để dạy trẻ tìm cách “kiếm tiền”, mà là để trẻ hiểu đạo đức lao động, khơi dậy ham muốn được sống và tinh thần trách nhiệm của trẻ.
Vì vậy, bà đã chuẩn bị cho mỗi đứa một cuốn sách nhỏ và khi bán nem, bà không quên bảo các con học tiếng Do Thái từ người dân. Đồng thời, bà cũng luôn khích lệ các con ra ngoài vận động để cải thiện kỹ năng giao tiếp và quan sát của trẻ.
Bởi vậy, bọn trẻ đã nhạy bén phát hiện ra những điều mà Sarah chưa từng nghĩ đến. Ví dụ, nơi họ sinh sống ở phía bắc của Israel, khẩu vị đậm đà hơn. Vì vậy, các con gợi ý với Sarah rằng món nem Thượng Hải nên được làm theo cách làm của người dân địa phương và chia thành các loại khác nhau như cay, cà ri, pho mát,... Quả nhiên, sau khi thay đổi công việc kinh doanh của họ đã thực sự phát triển hơn rất nhiều, ngay cả Sarah cũng phải sửng sốt.
Gia đình là cơ sở hữu hiệu nhất để ươm mầm CEO
Israel nổi tiếng thế giới là "quốc gia khởi nghiệp" và đã đào tạo ra số lượng lớn nhân tài quản lý. Và bà Sarah cũng nhấn mạnh rằng ở Israel, gia đình là cơ sở hữu hiệu nhất để trau dồi khả năng CEO của một đứa trẻ. Cái gọi là quản lý, bao gồm ba cấp độ: khả năng quản lý thông tin, khả năng quản lý tiền bạc và khả năng quản lý thời gian.
Kể từ khi gia đình thực hiện cơ chế sống có lương, trách nhiệm của ba trẻ em là cùng nhau làm việc nhà và tham gia kế hoạch hóa gia đình. Theo thời gian, Sara nhận thấy khả năng quản lý của trẻ đã được cải thiện đáng kể.
Dĩ Hoa ban đầu là một đứa trẻ có tư duy khá chậm, nhưng sau khi được đào tạo trong "cơ chế cuộc sống có lương", tư duy của cậu trở nên nhạy bén hơn rất nhiều. Một lần, khi nghe cô giáo nói về luật, anh nghĩ ngay đến tình huống ở nhà mình.
Anh tham khảo các thủ tục pháp lý liên quan và nhận thấy thực tế gia đình anh có thể nhận được một khoản phí tái định cư khá lớn. Nhờ nỗ lực của mình, chỉ trong vài ngày, bà Sarah đã nhận được hơn 10.000 shekel từ văn phòng nhập cư và bà rất tự hào về cậu con trai của mình.
Mặt khác, Huân Huân đã trở thành người cái gì cũng biết. Dù đi đâu, anh ấy cũng sẽ lắng nghe, quan sát nhiều hơn và đặt câu hỏi nhiều hơn. Anh ấy đã hình thành thói quen thuận tay ghi lại nhiều thông tin khác nhau. Khả năng này thậm chí còn giúp anh nhận được sự ưu ái của Bộ trưởng Quốc phòng Israel sau này, và giúp anh quản lý công ty của mình một cách bài bản và dễ dàng.
Trong thực tiễn giáo dục của mình, Sarah ngày càng tin rằng nếu chúng ta cung cấp cho trẻ em một nền giáo dục quá đơn điệu, chúng sẽ không có cơ hội phát triển khả năng của mình về mọi mặt. Trong thế kỷ 21, trẻ em sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt hơn cùng với một tương lai không chắc chắn, chỉ bằng cách trau dồi sớm ba kỹ năng quản lý, chúng mới có thể bĩnh tĩnh hơn mà đối mặt với tương lai sau này.
Thương con nên hạn chế thỏa mãn con
Với quan niệm “Càng yêu, càng phải nhẫn tâm”, Sarah cảm nhận sâu sắc rằng “thỏa mãn quá mức” không khác gì một hình thức bạo lực nhẹ nhàng đối với trẻ em, điều này thường khiến nhiều bậc cha mẹ rơi vào thế bị động trong việc giáo dục gia đình. Đồng thời, nó cũng khiến cho trẻ trở thành những con người yếu ớt, không chịu được áp lực, khả năng tự chữa lành kém và thiếu lòng biết ơn.
Trong thời kỳ dậy thì của con gái, Salah cũng đã cực kì kiên nhẫn để làm theo phương pháp này. Ví dụ, một lần, con gái Sarah đã boa cho người phục vụ một số tiền khá lớn. Tất nhiên Sarah rất không hài lòng, nhưng bà không tức giận chỉ giải thích cho con gái:
"Theo quy định, tiền boa bằng 10% giá tiêu dùng. Nếu con nghĩ dịch vụ của họ rất chu đáo và nhiệt tình, và nhưng lại không thể lấy ra 10%, vậy thì con có thể thêm 1, 2 dollar. Cuộc sống của chúng ta không phải là đặc biệt giàu có. Con không thể lãng phí như vậy được. Mấy đồng tiền boa vốn không thể hiện được sự tu dưỡng và phong cách của một người. Mẹ hi vọng con sẽ làm những điều thông minh hơn"
Thấy con gái không nói gì, cũng không nổi giận, Sarah biết rằng mục đích của cô đã đạt được, vì vậy Sarah cũng không nói thêm nữa.
Một lần khác, bà Sarah muốn đưa con gái đến một hiệu sách. Nhưng con gái bà nói: "Không, chúng ta đi mua quần áo trước đã". Kết quả là, con gái bà đã dành cả ngày để thử quần áo trong trung tâm mua sắm. Sarah cố nén sự bất lực của mình và đi theo con gái.
“Mình có thể đoán được rằng cô con gái đang tuổi teen đang thử lòng kiên nhẫn của mình”, Sarah tự nhủ. Ngày hôm sau, cô con gái thực sự nói: “Mẹ ơi, hôm nay mẹ hãy đi hiệu sách nhé, hoặc mẹ muốn đi đâu thì con cũng đi cùng mẹ”. Sara mỉm cười đầy ẩn ý: Lùi một bước để tiến hai bước chính là cách giúp xoay chuyển tình thế.
Đừng mong đợi con bạn sẽ làm tốt ngay từ đầu, hãy từng bước từng bước tiếp cận. Thời gian trì hoãn ban đầu không nên quá lâu, nếu không trẻ sẽ trực tiếp mất đi sự tự tin để theo đuổi mục tiêu.
“Trì hoãn sự hài lòng” nhấn mạnh việc tôn trọng quy luật phát triển cuộc sống cùng với quy luật sự trưởng thành tâm lý của trẻ. Đây là một loại công việc chậm chạp và không thể hoàn thành trong một sớm một chiều.
Theo phương pháp nuôi dạy như vậy, ba người con của Sarah rất mạnh mẽ, bản lĩnh và có thể chịu đựng khó khăn và những vấn đề về sự nuông chiều của thời thơ ấu đã biến mất hoàn toàn. Có thể nói, nếu bà Sarah không thay đổi tư duy của mình, các con của bà cũng không thể nào thành công như ngày hôm nay.
Theo 163