Trực tiếp: Người dân nghẹn lòng tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Sáng nay (26/7), Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được tổ chức trọng thể đồng thời tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội); Hội trường Thống Nhất (TP.HCM) và tại quê nhà thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội) từ 7h đến 13h.
Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kéo dài đến 13 giờ trưa nay (ngày 26/7/2024). Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ cùng ngày tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Lễ viếng, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được thực hiện cùng thời gian tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Lễ an táng vào 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
11:51
TP.HCM: Người dân vẫn xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư
Phóng viên Duy Phương/VOV- TP.HCM cho biết: Tại Hội trường Thống Nhất- TPHCM, dù trưa đã muộn nhưng dòng người vẫn kiên nhẫn xếp hàng để được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Theo thông báo của Ban tổ chức lễ tang, ngày 26/7, tại Hội trường Thống Nhất, người dân có thể vào viếng đến 12h30, trước khi diễn ra Lễ truy điệu vào lúc 13h cùng ngày.
Trong ngày 25/7, đã có hơn 40.000 người vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM.
11:33
Thủ tướng Campuchia viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại sứ quán Việt Nam
Phóng viên Văn Đỗ-Tuấn Anh đưa tin từ Phnom Penh, Campuchia: Sáng nay (26/7), Thủ tướng Hun Manet đã dẫn đầu đoàn Chính phủ Hoàng gia Campuchia đến viếng và ghi sổ tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại sứ quán Việt Nam ở thủ đô Phnom Penh.
Thủ tướng Campuchia Hun Manet đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại sứ quán Việt Nam
Thủ tướng Hun Manet ghi trong sổ tang: “Chính phủ Hoàng gia Campuchia xin chia buồn sâu sắc nhất đến Chính phủ và nhân dân Việt Nam cùng gia quyến Ngài Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Ngài Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một nhà lãnh đạo xuất sắc, người đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp xây dựng đất nước phồn vinh, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam, cũng như trong việc củng cố quan hệ anh em gần gũi, sâu sắc giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia”.
Trong ngày thứ hai Đại sứ quán Việt Nam tổ chức lễ viếng và ghi sổ tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ngoài đại diện các bộ, ban, ngành của nước sở tại Campuchia, Đại sứ, Đại biện các Đại sứ quán nước ngoài ở đất nước Chùa Tháp tiếp tục đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
11:32
Thủ tướng Campuchia viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại sứ quán Việt Nam
Phóng viên Văn Đỗ-Tuấn Anh đưa tin từ Phnom Penh, Campuchia: Sáng nay (26/7), Thủ tướng Hun Manet đã dẫn đầu đoàn Chính phủ Hoàng gia Campuchia đến viếng và ghi sổ tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại sứ quán Việt Nam ở thủ đô Phnom Penh.
Thủ tướng Campuchia Hun Manet đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại sứ quán Việt Nam
Thủ tướng Hun Manet ghi trong sổ tang: “Chính phủ Hoàng gia Campuchia xin chia buồn sâu sắc nhất đến Chính phủ và nhân dân Việt Nam cùng gia quyến Ngài Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Ngài Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một nhà lãnh đạo xuất sắc, người đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp xây dựng đất nước phồn vinh, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam, cũng như trong việc củng cố quan hệ anh em gần gũi, sâu sắc giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia”.
Trong ngày thứ hai Đại sứ quán Việt Nam tổ chức lễ viếng và ghi sổ tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ngoài đại diện các bộ, ban, ngành của nước sở tại Campuchia, Đại sứ, Đại biện các Đại sứ quán nước ngoài ở đất nước Chùa Tháp tiếp tục đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Nhiều chùa ở Vĩnh Long làm lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Phóng viên Chanh Tuy/VOV-ĐBSCL phản ánh: Tại tỉnh Vĩnh Long, có rất nhiều chùa lập bàn Hương án để làm lễ tưởng niệm cầu siêu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như chùa Phật Ngọc Xá Lợi (thành phố Vĩnh Long), chùa Long Khánh, chùa Hội An (thị trấn Vũng Liêm), chùa Giác Long (huyện Tam Bình), chùa Cổ Đông Phước (phường Đông Thuận, Thị xã Bình Minh)... Tại đây, đông đảo bà con phật tử ở địa phương đến dự.
09:46
Học sinh Hà Nội không ngại nắng, chờ vào viếng Tổng Bí thư
Dưới cái nắng nóng oi cả của thủ đô Hà Nội, dòng người vẫn ùn ùn kéo về Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Em Nguyễn Trọng Minh Quang, học sinh trường THCS Tây Sơn (Hà Nội) cho biết: "Khi nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mất, em khá buồn. Em cùng với các bạn trong đoàn vinh dự được nhà trường cử đi lễ viếng bác - người cộng sản kiên trung đã cống hiến hết sức mình vì sự phát triển của đất nước".
Em Nguyễn Trọng Minh Quang, học sinh trường THCS Tây Sơn (Hà Nội)
Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ đón hơn 50 đoàn đến viếng
Phóng viên VOV- Washington cho biết: Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc ngày 25/7 đã trang trọng tổ chức Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Xúc động phát biểu tại Lễ tưởng niệm, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc nhắc lại kỷ niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng đến thăm Phái đoàn vào tháng 7/2015, bày tỏ hết sức trân trọng sự quan tâm sâu sắc của Đồng chí đối với công tác đối ngoại nói chung và ngoại giao đa phương nói riêng, trong đó có Liên Hợp Quốc.
Cùng ngày, Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã đón tiếp hơn 50 đoàn đại biểu đến viếng, ghi Sổ tang để bày tỏ lòng thành kính, tiếc thương và tri ân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong đó có nhiều Đại sứ, Đại biện các nước tại Liên Hợp Quốc, đại diện Chính quyền thành phố New York, đại diện cộng đồng người Việt, cán bộ và du học sinh Việt Nam tại New York và khu vực lân cận, Chủ tịch Đảng Cộng sản Mỹ, đại diện các phong trào cánh tả của Mỹ cùng nhiều bạn bè Mỹ thân thiết với Việt Nam.
Lễ tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phái đoàn thường trực Việt Nam tại New York
Đại sứ Monaco viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đại sứ Oman tưởng niệm vị lãnh đạo cao nhất của Việt Nam
Người dân lập bàn thờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Phóng viên Thanh Nga - Phương Thanh/VOV Đông Bắc phản ánh: Trong 2 ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (25-26/7), làng văn hoá Thượng Điện (xã Vinh Quang, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng), nơi cách đây 7 năm vinh dự được đón Tổng Bí thư về dự Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc, người dân đã lập bàn thờ, dâng hương tưởng nhớ ông.
Từ sáng sớm, rất đông bà con làng Thượng Điện và các đoàn đại biểu, nhân dân xã Vinh Quang (huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng) đã có mặt tại Nhà văn hoá Thượng Điện để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thắp nén hương thơm bày tỏ lòng tiếc thương, người dân Thượng Điện cùng ôn lại những kỷ niệm và lời dặn dò của Tổng Bí thư khi chung vui với nhân dân địa phương trong ngày hội Đại đoàn kết năm nào. Ông Trần Trung Chính, người may mắn được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ: “Toàn thể dân làng cùng nhân dân cả nước vô cùng tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hứa với Tổng Bí thư, chúng tôi sẽ làm tốt hơn nữa công cuộc xây dựng nông thôn mới ngày càng hiện đại phát triển theo lời Tổng Bí thư đã căn dặn”.
Học sinh các trường học trong huyện Vĩnh Bảo - Hải Phòng cũng tới làng văn hoá Thượng Điện để tưởng nhớ Tổng Bí thư.
Trong Nhà văn hóa làng Thượng Điện, bàn thờ được đặt trang trọng với chân dung Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, phía ngoài là nhiều bức ảnh kỷ niệm của Tổng Bí thư cùng người dân địa phương. Không chỉ người làng Thượng Điện mà rất nhiều người dân ở khu vực lân cận, học sinh các trường học trong huyện Vĩnh Bảo cũng tới đây để tưởng nhớ Tổng Bí thư.
Cô giáo của Tổng Bí thư ngồi xe lăn viếng người học trò cũ
Mặc dù tai đã nặng, chân đã yếu, trí tuệ đã giảm sút nhiều, lúc nhớ, lúc quên nhưng cô Đặng Thị Phúc, 92 tuổi, giáo viên tiểu học của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn tới Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông- Hà Nội) để viếng người học trò cũ ngày ấy. Tại Nhà tang lễ, cô Đặng Thị Phúc nghẹn ngào trước trước sự ra đi của người học trò nhỏ năm xưa.
Cô giáo Đặng Thị Phúc năm nay 92 tuổi
Cũng tại Nhà tang lễ Quốc gia, có rất nhiều hình ảnh cảm động
PV Lưu Hường/VOV-TP.HCM đưa tin: Bà Nguyễn Thị Tuyết, 66 tuổi từ Bến Cát, Bình Dương cho biết, bà đã chờ ở Dinh Độc Lập từ 5h sáng để vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bà đi từ nhà 3 giờ sáng, trên tay cầm bài thơ đóng khung mà bà mới sáng tác về Tổng Bí thư.
Bà Nguyễn Thị Tuyết và bài thơ mới sáng tác về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Hình ảnh xúc động tại Hội trường Thống Nhất- TP.HCM. Ảnh: Duy Phương
Các đoàn quốc tế tiếp tục viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia
Trong ngày hôm qua 25/7, lãnh đạo nhiều nước trên thế giới, các đoàn ngoại giao tại Hà Nội đã cử đại diện viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Đại sứ quán Việt Nam tại nhiều nước trên thế giới cũng mở sổ tang để kiều bào và bạn bè quốc tế đến viếng người lãnh đạo cao nhất của Việt Nam.
Đoàn Quốc hội Belarus
Đoàn Philippine
Đoàn Malaysia
Đoàn Đảng Cộng sản Anh
Rất đông bạn trẻ xếp hàng viếng Tổng Bí thư tại TP.HCM
Phóng viên Duy Phương/VOV- TP.HCM cho biết: Tại Hội trường Thống Nhất (TP.HCM), các tầng lớp nhân dân tiếp tục vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ngày 25/7, đã có hơn 40.000 người vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM. Sáng 26/7, tại Hội trường này, người dân có thể vào viếng từ 6h40, sớm hơn 20 phút so với thông báo và Lễ viếng sẽ kết thúc lúc 12h30.
Bên ngoài Hội trường Thống Nhất
Bên trong Hội trường Thống Nhất
07:49
Lễ viếng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội
Đại diện các tổ chức tôn giáo viếng Tổng Bí thư tại Nhà tang lễ Quốc gia
Chức sắc và tín đồ Tin Lành, thành phố Hà Nội
Đoàn đại diện đạo Cao Đài
Chức sắc và tín đồ công giáo Hà Nội
Bí thư Tỉnh ủy dẫn đầu các địa phương đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đoàn Nam Định do Bí thư Tỉnh ủy Phạm Gia Túc làm trưởng đoàn
Đoàn Ninh Bình do Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn làm trưởng đoàn
07:35
Dòng người nối dài trên các con phố
Tại tuyến đường Nguyễn Huy Tự, Lê Thánh Tông, Phạm Đình Hổ. Tăng Bạt Hổ - những tuyến đường dẫn vào Nhà Tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội) người dân xếp hàng ngày một dài hơn.
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông- Hà Nội, dòng người vào viếng trong trật tự. Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kéo dài đến 13 giờ trưa nay (ngày 26/7/2024). Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ ngày 26/7/2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Lễ viếng, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Lễ an táng lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Người dân không nói lên lời khi nhắc đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Từ 3h sáng 26/7, ông Đinh Xuân Thanh (61 tuổi) bắt xe từ Nam Định lên Hà Nội và xếp hàng từ 5h30 sáng với mong muốn được thắp nén hương thơm cho vị Tổng Bí thư kính mến: “Cũng như bao người dân trên mọi miền tổ quốc Việt Nam, tôi hết lòng thương xót, chỉ muốn có mặt tại ngày đưa tiễn bác”.
Chị Nguyễn Thị Hoa 44 tuổi, có mặt từ 6h xếp hàng đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chị xúc động khóc nấc không nói nên lời.
Ông Nguyễn Văn Đạo (quận Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ: “Khi hay tin Tổng Bí thư mất, tôi cảm thấy rất hẫng hụt, tiếc thương, cảm xúc không thể diễn tả thành lời. Sau khi Bác Hồ mất thì đây là lần thứ 4 tôi được đi viếng, sau đó đến bác Phạm Văn Đồng, bác Võ Nguyên Giáp và bây giờ là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đó là những người lãnh đạo mà tôi yêu quý nhất trong cả cuộc đời. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người có nhiều công lao với dân, với nước. Mặc dù tuổi cao nhưng tôi đã xếp hàng từ 4h sáng để được vào viếng ông”.
Bà Nguyễn Kim Dung ở Đông Anh - Hà Nội xếp hàng từ 6h sáng để vào viếng Tổng Bí thư. Là một người con Đông Anh, bà Dung không khỏi xúc động: "Hôm qua tôi bận công việc nên chưa đến viếng Tổng Bí thư được nên sáng nay tôi đến sớm. Tôi chưa gặp Tổng Bí thư ngoài đời chỉ xem qua tivi, nhưng dành rất nhiều tình cảm cho bác. Bác là một người cha, người lãnh đạo tuyệt vời".
TP.HCM: Người dân được vào viếng sớm hơn so với giờ thông báo
Sáng 26/7, theo ghi nhận của phóng viên Vũ Hường/VOV - TP.HCM, tại hội trường Thống Nhất, hơn 6h30 sáng đã có hàng dài người đứng đợi trước Dinh Độc Lập chờ đến giờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. 6h40, Ban tổ chức đã mở cửa sớm cho người dân, các đoàn thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mặc dù thông báo trước đó là 7h sáng.
Người dân xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất
Bắt đầu Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sáng 26/7
Đoàn Điện Biên là đoàn đầu tiên vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong sáng 26/7 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội từ 6h30. Đoàn do ông Trần Quốc Cường- Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên làm trưởng đoàn.
Mong được thắp nén hương tưởng nhớ Tổng Bí thư đáng kính
Ngay từ sáng sớm ngày 26/7, rất đông người dân đã xếp hàng đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại đường Trần Hưng Đạo- một tuyến phố cách khá xa Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông- nơi đặt linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Dậy từ 2 giờ sáng, anh Triệu Văn Thuận ở Cao Bằng hiện đang làm công việc lao động chân tay ở Hà Nội cho biết: "Nghe tin bác mất tôi rất buồn, nay tôi đến đây với mong muốn thắp nén hương thơm tưởng nhớ công lao to lớn của bác đối với Đảng và nhân dân Việt Nam".
Anh Triệu Văn Thuận ngồi bên phải
Anh Nguyễn Trung Thành ở thành phố Lao Cai cho biết: "Tôi cùng gia đình xuất phát từ 11h đêm ngày 25/7 từ thành phố Lao Cai xuống Hà Nội với mong muốn thắm nén hương thơm tưởng nhớ công ơn của bác Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng".
Anh Nguyễn Trung Thành và ông Nguyễn Văn Chủ ở thành phố Lao Cai
Ông Nguyễn Văn Chủ ở thành phố Lao Cai cũng rất xúc động khi nhắc tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đi xe khách từ 2h sáng xuống Hà Nội để tiễn biệt Tổng Bí thư
Theo ghi nhận của phóng viên Chung Thủy/VOV.VN, vợ chồng ông bà Nguyễn Văn Tiến và Hán Thị Phương, 75 tuổi (người Yên Bái) đã đi xe ô tô khách từ 2h sáng về Hà Nội để kịp giờ viếng Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Tâm trạng xúc động, bà Phương cho biết, 4h sáng, vợ chồng ông bà đã có mặt tại phố Hàn Thuyên và xếp hàng đợi giờ vào viếng. Khi hay tin Tổng Bí thư mất, vợ chồng bà vô cùng xúc động, tiếc thương vị lãnh tụ của nước, của dân. Bằng mọi giá vợ chồng ông phải về Hà Nội để viếng Tổng Bí thư và tiễn đưa ông chặng đường cuối về với đất mẹ.
Người dân mong được vào viếng sớm Tổng Bí thư tại Nhà tang lễ Quốc gia
Phóng viên Ngọc Thành/VOV.VN cho hay, ngay từ sáng sớm 26/7, người dân đã xếp hàng trên các tuyến phố xung quanh Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông để vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dù thời gian viếng bắt đầu từ 7h. Nhà tang lễ Quốc gia là nơi đặt linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- vị lãnh đạo được nhân dân Việt Nam tôn kính và bày tỏ niềm tiếc thương kể từ khi ông từ trần ngày 19/7.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê hương ông
Từ sáng sớm 26/7, người dân đã xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê hương ông là Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh- Hà Nội. Người dân xếp 2 hàng được thanh niên tình nguyện hướng dẫn đi vào cửa an ninh quét mã QR sau đó đi vào bên trong làng.
Lễ viếng và mở sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Pháp
Ngày 25/7, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã tổ chức lễ truy điệu, mở sổ tang và viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, với sự tham dự của đông đảo cán bộ, nhân viên đại sứ quán, các cơ quan bên cạnh, đại diện cộng đồng Việt kiều.
Phóng viên Anh Tuấn/VOV- Paris cho biết: Tham dự lễ viếng có đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng dẫn đầu và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng, cùng toàn thể các cơ quan đại diện Việt Nam tại Pháp và đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Pháp.
Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu từ 9h sáng (giờ Paris) diễn ra tại Trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp - Ảnh: Anh Tuấn/VOV
Trong bầu không khí trang nghiêm và xúc động, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng cùng các đại biểu đã dành phút mặc niệm, tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tại lễ viếng, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng xúc động khẳng định trong gần 60 năm công tác, Tổng Bí thư đã có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Ông được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng và nhiều Huân, Huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng viết sổ tang tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Ảnh: Anh Tuấn/VOV
Trong ngày đầu tiên của lễ viếng, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã đón Đại sứ Lào, Đại sứ UNESCO các nước Cuba, Srilanka, Nga, Maroc, Myanmar, đại diện Bộ châu Âu và Ngoại giao Pháp, Đại sư quán Nhật Bản, Mỹ, các hội đoàn hữu nghị Pháp–Việt cùng đông đảo bà con Việt kiều tới viếng và ghi sổ tang. Bà Mathilde Teruya, phó vụ trưởng vụ Châu Á và Châu Đại dương, đại diện Bộ châu Âu và Ngoại giao Pháp chia sẻ: "Tôi có mặt ngày hôm nay ở đây để thay mặt nước Pháp gửi lời chia buồn đến chính phủ và người dân Việt Nam sau khi nghe tin Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ngài Nguyễn Phú Trọng từ trần. Với cương vị là nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, Tổng Bí thư đã luôn nỗ lực để tăng cường mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước Pháp-Việt và điều đó có ý nghĩa to lớn đối với chúng tôi".
Người dân TP.HCM ấm lòng khi ai ai cũng hướng về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Phóng viên Tỷ Huỳnh/VOV- TP.HCM cho biết: Đêm 25/7, tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM, hàng người xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn nối dài. Ban tổ chức đã kéo dài thời gian viếng của ngày 25/7 đến 23h thay vì 22h như ban đầu. Người dân TP.HCM và các tỉnh lân cận, từ người già đến trẻ nhỏ đều đến với mong muốn được vào thắp nén hương cho Tổng Bí thư.
Nhiều người dân không cầm được nước mắt. (Ảnh: Tỷ Huỳnh)
Sau giờ tan tầm chiều 25/7, chị Vũ Phương (ngụ quận Gò Vấp) đã vội vã vượt cơn mưa khá lớn di chuyển từ chỗ làm về nhà đón con gái 10 tuổi để cùng đến Hội trường Thống Nhất, đăng ký vào viếng, tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Chứng kiến dòng người xếp hàng dài hướng về Hội trường Thống Nhất, chị Phương không những không nản chí, xếp hàng chờ, mà còn cảm thấy ấm lòng, khi tất cả mọi người đều hướng về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:
“Khi nghe tin bác Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mất, tôi cũng buồn lắm. Cảm giác như mình đang mất một người thân trong gia đình vậy. Khi hay tin bác mất, tôi đã theo dõi thời sự, xem khi nào thì được đến viếng bác. Nay đến đây, nói chung rất là đông nhưng thấy mọi người đều hướng về bác như vậy tôi cảm thấy cũng ấm lòng”.
Tất cả đều thương tiếc vị lãnh đạo tài đức - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đi lại khó khăn vì vừa phẫu thuật chân, anh Lương Thiện (ở quận Bình Thạnh) vẫn không ngại xếp hàng ngay ngắn cùng mọi người, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
“Em cảm thấy rất đau lòng và rất buồn, bởi bác Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một hình tượng mà em luôn mong muốn noi theo. Mặc dù hôm nay em có vết thương ở chân khá nặng nhưng em vẫn quyết đến viếng và tiễn biệt bác lần cuối. Nhìn thấy nhiều cô chú 80 tuổi, 90 tuổi có mặt từ rất sớm thì em nghĩ rằng vết thương của mình không là gì so với công sức các cô chú đã chờ đợi để mà có thể viếng thăm bác Nguyễn Phú Trọng”.
Dòng người xếp hàng chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất đêm 25/7 (Ảnh: Tỷ Huỳnh)
Trước di ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều người dân không cầm được nước mắt, thương tiếc vị lãnh đạo tài đức vẹn toàn.
Ngày 25/7, đã có hơn 40.000 người vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM.
Ngày 26/7, tại Hội trường này, người dân có thể vào viếng từ 7h và kết thúc lúc 12h30.