Trọng tài là nghề như thế nào mà thổi đúng cũng bị mắng mà sai thì "ăn gạch"?

KEN,
Chia sẻ

Cùng tìm hiểu về nghề trọng tài "làm dâu trăm họ" trong mỗi trận đấu.

"Ông vua sân cỏ" là cái tên được ưu ái đặt cho vị trọng tài điều khiển các trận đấu bóng đá. Cái tên cũng phần nào nói lên quyền lực của họ khi ông là người đưa ra những quyết định phân xử đúng - sai ngay trên sân.

Và đôi khi chỉ vì tiếng còi, rồi chiếc thẻ (vàng, đỏ) hay quyết định của trọng tài "sai sót" chút thôi cũng đủ khiến cho 1/2 sân bóng, những cổ động viên "ném đá" nhiệt tình rồi.

Bởi chúng ta biết rằng, những quyết định của trọng tài trong trận đấu là quyết định cuối cùng. Nhưng nếu được hỏi nghề trọng tài như thế nào, hay làm trọng tài có dễ không thì bài viết này thật sự dành cho bạn.

Nghề trọng tài là gì?

Trọng tài là người trực tiếp điều khiển trận đấu, quan sát và đưa ra những quyết định về lỗi, phạt, ghi điểm trong suốt quá trình trận đấu bóng diễn ra.

Trọng tài là nghề như thế nào mà thổi đúng cũng bị mắng mà sai thì ăn gạch? - Ảnh 1.

Họ có nhiệm vụ duy trì trật tự và bảo đảm luật lệ cho mọi màn thi đấu được suôn sẻ. Họ chính là những người "cầm còi nảy mực" trong trận đấu.

Nhưng trên cả - nhiệm vụ quan trọng nhất của trọng tài là tạo ra một cuộc so tài công bằng, hòa bình và thỏa mãn cho tất cả mọi người.

Công việc của trọng tài là gì?

Trọng tài là nghề như thế nào mà thổi đúng cũng bị mắng mà sai thì ăn gạch? - Ảnh 2.

Mỗi trận đấu bóng sẽ có 1 trọng tài chính, 2 trọng tài biên cùng 1 trợ lý trọng tài.

Công việc của mỗi vị trọng tài khác nhau nhưng tựu chung thì họ đều có nhiệm vụ điều khiển, duy trì sự kiện, đảm bảo diễn biến trận bóng đúng luật, công bằng.  

Từ đó, trọng tài đưa ra yêu cầu, quyết định, giải quyết tranh chấp các bên... để giúp cho trận đấu công bằng nhất.

Làm sao để được trở thành 1 trọng tài?

Đừng tưởng bạn cứ muốn là sẽ có thể trở thành trọng tài bởi để có thể "cầm còi" ra sân, các trọng tài đều phải được đào tạo và cấp phép bởi các Liên đoàn/Hiệp hội bóng đá của các quốc gia là thành viên của FIFA .

Theo đó, trọng tài ít nhất phải đủ 14 tuổi, thị lực tốt và sở hữu thể lực "hoàn hảo" để vượt qua bài kiểm tra. Sau khi đạt đủ điều kiện này, bạn sẽ theo học những lớp sơ cấp của nghề trọng tài. 

Trọng tài là nghề như thế nào mà thổi đúng cũng bị mắng mà sai thì ăn gạch? - Ảnh 3.

Trong các khóa học, học viên sẽ được rèn luyện yêu cầu về thể chất cũng như các luật lệ trong thi đấu. Sau mỗi khóa học, học viên phải trải qua kỳ kiểm tra nghiêm ngặt để được "lên lớp".

Được biết, bạn sẽ phải trải qua khoảng 9 lớp đào tạo nhỏ, và vượt qua kỳ thi để trở thành trọng tài cấp 8 (nếu dưới 16 tuổi) và là trọng tài cấp 7 nếu trên 16 tuổi.

Sau 1 năm học trọng tài cấp 7, bạn sẽ thi tiếp để thăng cấp lên trọng tài cấp 6. Bài kiểm tra này được quyết định thông qua quá trình huấn luyện, hoàn thành bài kiểm tra và đạt đủ định mức ra sân 20 trận.

Trọng tài là nghề như thế nào mà thổi đúng cũng bị mắng mà sai thì ăn gạch? - Ảnh 4.

Được biết, trong quá trình học, các trọng tài và trợ lý trọng tài phải làm nhiệm vụ thường xuyên tại các trận đấu của các giải đấu nhỏ để tăng kinh nghiệm. Khi đủ "điểm", họ sẽ lên cấp 5.

Khi ở cấp 5, trọng tài sẽ có thể được cầm còi thổi ở các giải đấu nghiệp dư ở quận, hạt và là trợ lý cho trọng tài cấp 3 - cấp độ bán chuyên nghiệp hoặc cấp 2 - giải bóng toàn quốc hoặc cấp 1 - danh sách trọng tài quốc gia.

Một lưu ý nhỏ là trọng tài và trợ lý trọng tài phải trải qua kỳ kiểm tra thể lực của FIFA liên tục - khoảng 4tháng/lần trong suốt quá trình học.

Nguồn: BBC

Chia sẻ