Trị chứng "chuột rút" trong thời kỳ mang thai

,
Chia sẻ

Chị em trong thời kỳ mang thai đặc biệt là cuối thai kỳ rất dễ bị chuột rút. Tuy nhiên, chỉ cần lưu ý luyện tập và chế độ ăn uống hợp lý cũng có thể đẩy lùi nguy cơ này

Nguyên nhân chân bị co rút ở phụ nữa mang thai

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, khi lượng canxi trong máu quá thấp, dây thần kinh cơ bắp sẽ bị kích thích nhanh làm xuất hiện những cơn co giật. Canxi là một trong những thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương và răng. Sau khi mang thai thì thai nhi dần dần được hình thành và phát  triển, do đó cần một lượng canxi rất lớn. Trong toàn bộ quá trình mang thai, người mẹ và thai nhi đều lấy lượng canxi cần thiết từ thức ăn, nếu lượng canxi trong thức ăn không đầy đủ hoặc do sự hấp thụ canxi không tốt, dẫn đến hàm lượng canxi trong máu bị hạ thấp.

Ngoài việc dẫn đến những cơn co giật ở chân, đồng thời còn không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của thai nhi, không những ảnh hưởng tới sự phát triển của xương, còn dẫn tới bệnh gù bẩm sinh. Khi cơ thể người mẹ thiếu canxi, bào thai vẫn hấp thụ một lượng canxi nhất định từ người mẹ. Nếu như cơ thể người mẹ không bổ sung lượng canxi kịp thời, sẽ khiến cho xương và răng của người mẹ thiếu canxi gây nên co giật, co rút chân tay, đau lưng đau chân…nghiêm trọng sẽ dẫn đến loãng xương, xương chậu biến hình và khó sinh.

Theo một nghiên cứu cho thấy hơn 30% phụ nữ mang thai mà không đầy đủ lượng canxi cần thiết khi canxi trong máu hạ thấp, thì những phụ nữ này có biểu hiện co giật rất rõ ràng. Hiện tượng co rút ở chân thông thường chưa phát sinh ở thời kỳ đấu mang thai, chúng xuất hiện tăng dẫn theo thời gian đặc biệt là ở giai đoạn mang thai từ 7-8 tháng. Nếu như ban ngày bị co rút hoặc có những triệu chứng tương đối nhé,  nhưng nếu xảy ra nhiều vào ban đêm mỗi ngày co giật từ 4-20 lần mỗi lần kéo dài từ 1-3 phút sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ của người mẹ.


Cơn co rút có thể đến ngay khi người mẹ đang ngủ

Cách phòng trị


Để phòng chống sự co rút, người mẹ mang thai cần chú ý một số điểm sau đây :

- Rửa chân trước khi đi ngủ : trước khi đi ngủ có thể dùng nước ấm để rửa chân, đồng thời dùng hai tay để matxa chân từ 10-15phút.

- Ăn nhiều thức ăn có canxi như : cá, sữa, trứng, gà, đậu, các loại thực phẩm chế biến từ đậu, rau cải, vừng, các loại giáp xác, các loại rong biển, tía tô…

- Chú ý tham gia những hoạt động bên ngoài : tắm nắng nhiều để thúc đẩy quá trình hình thành vitamin D và hấp thụ lượng canxi.

- Tập các phương pháp thư giãn để bớt căng thẳng cơ thể và tinh thần. Dùng các loại trà thảo mộc cũng giúp làm giảm cơn đau.

- Nếu xảy ra một cơn đau chuột rút, ngay lập tức tìm cách làm căng các cơ bắp chân bằng cách: duỗi thẳng chân ra, bắt đầu từ gót chân trước tiên, và nhẹ nhàng uốn nắn những ngón chân cong lên về phía ống quyển. Những động tác này lúc đầu có thể làm đau hơn nhưng nó sẽ làm giảm những cơn co thắt và cơn đau sẽ dịu đi trong giây lát. Sau đó, thai phụ có thể mát xa các cơ ở bắp chân và đùi, làm nóng các cơ bằng túi chườm. Đi loanh quanh và thư giãn trong giây lát để cảm thấy dễ chịu hơn.

- Trị liệu bằng thuốc: những người thiếu canxi nghiêm trọng nên dùng thuốc để bổ sung canxi. Ví dụ : dùng chất chua có đường lấy từ nho khoảng 0,3-0,5g một lần, mỗi ngày 3 lần hoặc canxi sữa chua 0,6g một lần, mỗi ngày 3 lần. Nếu như bị co giật nhiều lần thì nên dùng thuốc dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Vi Vi
Chia sẻ