Trị cảm cúm, trúng gió bằng xông hơi, cạo gió
Theo Thầy thuốc ưu tú Trần Văn Bản, Phó Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, cảm lạnh, trúng gió mùa nào cũng có thể mắc, nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa như hiện nay là nhiều hơn cả.
Chữa bệnh không dùng thuốc:
Phụ nữ có thai không cạo gió phần bụng
Cảm lạnh theo quan niệm của Đông y là cảm mạo, cảm cúm, trúng gió, hay gặp khi trời lạnh do tà khí xâm nhập vào cơ thể qua lỗ chân lông và đường hô hấp, gây đau đầu, sổ mũi, toàn thân đau nhức, ho, sợ lạnh, sợ gió, kèm theo các khớp xương nhức mỏi, sốt nhẹ.
Theo Thầy thuốc ưu tú Trần Văn Bản, cạo gió là phương pháp chữa bệnh dân gian rất hiệu quả, rẻ tiền, an toàn, thao tác đơn giản mà khỏi bệnh. Những người ở xa các cơ sở y tế, thiếu phương tiện chữa trị thì cạo gió kết hợp với nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn thức ăn ít mỡ sẽ rút ngắn thời gian bị ốm.
BS Đông y Kiều Linh, Phòng khám đông y phố Hoàng Đạo Thành, Hà Nội cho biết: “Dụng cụ cạo gió thường dùng là đồ bạc có cạnh tròn nhẵn nhụi như nhẫn bạc, vòng bạc, thìa bạc, đồng bạc trắng... Giờ đây còn có dụng cụ cạo gió làm bằng sừng trâu (sừng trâu cũng là một vị thuốc Đông y có thể phát tán chướng khí, thông khí huyết, có cấu trúc hóa học tương tự sừng tê giác).
Theo hướng dẫn của BS Kiều Linh, trước và sau khi cạo gió phải khử trùng dụng cụ cạo gió. Khi cạo gió tránh chỗ gió lùa, quạt thổi. Sau đó, để người bệnh nằm ngay ngắn, thoa dầu gió lên chỗ cần cạo, dùng lực đều và miết dài theo hướng một chiều từ trên xuống dưới. Lần lượt cạo gió cho cổ, lưng, bụng, chân và tay. Cánh tay và ngực dùng lực nhẹ để cạo, ngực cạo từ trong ra ngoài, lưng cạo xuôi dọc hai bên cột sống từ vai xuống thắt lưng.
Tuy nhiên, ở lưng có thể cạo gió mạnh hơn, tùy sức chịu đựng của người ốm. Mỗi bộ phận cạo 3-5 phút là bầm đỏ, tới khi đồ bạc xám lại là khí độc đã bị hút ra, người sẽ nhẹ nhõm. Chỉ cần uống thêm cốc nước nóng (có pha thêm chút muối), hoặc uống sữa, nước cam ấm, hoặc ăn tô cháo có nhiều hành, thìa là, tía tô rồi đắp chăn nằm nghỉ. Khi nào mồ hôi vã ra thì lau khô, thay quần áo. Không nên đi ra đường ngay sau khi cạo gió kẻo sẽ bị cảm lại.
Nếu người bệnh ho, ngứa cổ họng thì cạo thêm dọc xương mỏ ác ở ngực. Cạo xong chỗ này mới cạo sang chỗ khác, không cạo quá lâu và không dùng lực cưỡng bức để tạo vết. Lần cạo gió sau cách lần cạo trước 3-6 ngày. Tuyệt đối không cạo gió chỗ có vết lở loét, phần bụng của phụ nữ có thai hoặc người cao huyết áp, da có độ mẫn cảm cao, người có bệnh khó đông máu và các bệnh về da.
Không xông hơi khi người đang sốt
Khi bị đau đầu, ngạt mũi, đau họng, rát họng, da khô không có mồ hôi, đau xương, đau mình mẩy... trong Đông y gọi là hiện tượng bế biểu do cảm phong hàn, các lỗ chân lông bị bít lại, đường phế đạo đang bị ách tắc. Nồi lá xông lúc này rất hữu hiệu. Mỗi vùng dùng lá xông có khác, nhưng vẫn là các loại lá có tinh dầu, có tác dụng tân ôn giải biểu, trừ phong thông khiếu, kháng sinh khử trùng... như lá chanh, lá sả, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá mít, lá nhãn, cây cứt lợn, lá gừng, lá nghệ, lá tre, hương nhu, ngải cứu...
Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch TƯ Hội Đông y Việt Nam cho biết, xông hơi là đun sôi kỹ các loại lá thơm rồi bắc xuống, dùng vỏ chăn trùm kín người ốm, mở dần vung nồi xông để hơi tinh dầu nóng ngấm dần vào da dẻ, đường hô hấp. Sau 5-15 phút xông, mồ hôi toát ra, sau đó lau khô, thay quần áo sạch, ăn bát cháo hành có lá tía tô, hoặc uống nước ấm, nghỉ ngơi sẽ thấy nhẹ nhõm, thông phế khí, giảm đau, hạ sốt, giảm tiết, bớt đau đầu, chóng mặt. Cũng theo thầy thuốc Nguyễn Xuân Hướng, chỉ nên xông từ 1 – 2 lần, không xông nhiều vì dễ bị hao tân dịch, thoát dương, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Về các loại lá xông, chị Vũ Thị Yên (chuyên bán lá thuốc ở làng lá Đại Yên nổi tiếng của Hà Nội) cho biết kinh nghiệm xông lá dân gian: Nếu bị cảm cúm (sốt, ho, nhức đầu, đau mình mẩy, không mồ hôi) thì dùng lá cúc tần, lá tre, lá sả, lá chanh (bưởi) nấu nước xông. Nếu bị cúm mùa đông thì thêm gừng, tía tô, kinh giới, lá quế. Bị cảm trong mùa hè thì tăng liều lượng lá tre nhiều hơn, thêm lá sen, hương nhu, hoắc hương, lá hoặc hoa đậu ván. Nếu chữa ho gió dùng 100gr rau diếp cá tươi, nấu nước xông toàn thân, ngày xông 2 lần, mỗi lần 20 phút.
Theo các bác sĩ, xông lá trị cảm cúm rất tốt nhưng không xông cho người sốt cao, co giật (nhất là trẻ em và người cao tuổi), cảm thử, sốt ngoại cảm (ra nhiều mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, mặt đỏ, chao đảo, mệt lả), người bị đang bị sốt xuất huyết, những người hô hấp giảm, suy tim nặng. Phụ nữ đang đến tháng cũng không nên xông.
Phụ nữ có thai không cạo gió phần bụng
Cảm lạnh theo quan niệm của Đông y là cảm mạo, cảm cúm, trúng gió, hay gặp khi trời lạnh do tà khí xâm nhập vào cơ thể qua lỗ chân lông và đường hô hấp, gây đau đầu, sổ mũi, toàn thân đau nhức, ho, sợ lạnh, sợ gió, kèm theo các khớp xương nhức mỏi, sốt nhẹ.
Theo Thầy thuốc ưu tú Trần Văn Bản, cạo gió là phương pháp chữa bệnh dân gian rất hiệu quả, rẻ tiền, an toàn, thao tác đơn giản mà khỏi bệnh. Những người ở xa các cơ sở y tế, thiếu phương tiện chữa trị thì cạo gió kết hợp với nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn thức ăn ít mỡ sẽ rút ngắn thời gian bị ốm.
Đồ bạc có cạnh tròn nhẵn cạo gió rất hiệu quả (Ảnh: Trà Giang)
BS Đông y Kiều Linh, Phòng khám đông y phố Hoàng Đạo Thành, Hà Nội cho biết: “Dụng cụ cạo gió thường dùng là đồ bạc có cạnh tròn nhẵn nhụi như nhẫn bạc, vòng bạc, thìa bạc, đồng bạc trắng... Giờ đây còn có dụng cụ cạo gió làm bằng sừng trâu (sừng trâu cũng là một vị thuốc Đông y có thể phát tán chướng khí, thông khí huyết, có cấu trúc hóa học tương tự sừng tê giác).
Theo hướng dẫn của BS Kiều Linh, trước và sau khi cạo gió phải khử trùng dụng cụ cạo gió. Khi cạo gió tránh chỗ gió lùa, quạt thổi. Sau đó, để người bệnh nằm ngay ngắn, thoa dầu gió lên chỗ cần cạo, dùng lực đều và miết dài theo hướng một chiều từ trên xuống dưới. Lần lượt cạo gió cho cổ, lưng, bụng, chân và tay. Cánh tay và ngực dùng lực nhẹ để cạo, ngực cạo từ trong ra ngoài, lưng cạo xuôi dọc hai bên cột sống từ vai xuống thắt lưng.
Tuy nhiên, ở lưng có thể cạo gió mạnh hơn, tùy sức chịu đựng của người ốm. Mỗi bộ phận cạo 3-5 phút là bầm đỏ, tới khi đồ bạc xám lại là khí độc đã bị hút ra, người sẽ nhẹ nhõm. Chỉ cần uống thêm cốc nước nóng (có pha thêm chút muối), hoặc uống sữa, nước cam ấm, hoặc ăn tô cháo có nhiều hành, thìa là, tía tô rồi đắp chăn nằm nghỉ. Khi nào mồ hôi vã ra thì lau khô, thay quần áo. Không nên đi ra đường ngay sau khi cạo gió kẻo sẽ bị cảm lại.
Nếu người bệnh ho, ngứa cổ họng thì cạo thêm dọc xương mỏ ác ở ngực. Cạo xong chỗ này mới cạo sang chỗ khác, không cạo quá lâu và không dùng lực cưỡng bức để tạo vết. Lần cạo gió sau cách lần cạo trước 3-6 ngày. Tuyệt đối không cạo gió chỗ có vết lở loét, phần bụng của phụ nữ có thai hoặc người cao huyết áp, da có độ mẫn cảm cao, người có bệnh khó đông máu và các bệnh về da.
Không xông hơi khi người đang sốt
Khi bị đau đầu, ngạt mũi, đau họng, rát họng, da khô không có mồ hôi, đau xương, đau mình mẩy... trong Đông y gọi là hiện tượng bế biểu do cảm phong hàn, các lỗ chân lông bị bít lại, đường phế đạo đang bị ách tắc. Nồi lá xông lúc này rất hữu hiệu. Mỗi vùng dùng lá xông có khác, nhưng vẫn là các loại lá có tinh dầu, có tác dụng tân ôn giải biểu, trừ phong thông khiếu, kháng sinh khử trùng... như lá chanh, lá sả, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá mít, lá nhãn, cây cứt lợn, lá gừng, lá nghệ, lá tre, hương nhu, ngải cứu...
Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch TƯ Hội Đông y Việt Nam cho biết, xông hơi là đun sôi kỹ các loại lá thơm rồi bắc xuống, dùng vỏ chăn trùm kín người ốm, mở dần vung nồi xông để hơi tinh dầu nóng ngấm dần vào da dẻ, đường hô hấp. Sau 5-15 phút xông, mồ hôi toát ra, sau đó lau khô, thay quần áo sạch, ăn bát cháo hành có lá tía tô, hoặc uống nước ấm, nghỉ ngơi sẽ thấy nhẹ nhõm, thông phế khí, giảm đau, hạ sốt, giảm tiết, bớt đau đầu, chóng mặt. Cũng theo thầy thuốc Nguyễn Xuân Hướng, chỉ nên xông từ 1 – 2 lần, không xông nhiều vì dễ bị hao tân dịch, thoát dương, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Về các loại lá xông, chị Vũ Thị Yên (chuyên bán lá thuốc ở làng lá Đại Yên nổi tiếng của Hà Nội) cho biết kinh nghiệm xông lá dân gian: Nếu bị cảm cúm (sốt, ho, nhức đầu, đau mình mẩy, không mồ hôi) thì dùng lá cúc tần, lá tre, lá sả, lá chanh (bưởi) nấu nước xông. Nếu bị cúm mùa đông thì thêm gừng, tía tô, kinh giới, lá quế. Bị cảm trong mùa hè thì tăng liều lượng lá tre nhiều hơn, thêm lá sen, hương nhu, hoắc hương, lá hoặc hoa đậu ván. Nếu chữa ho gió dùng 100gr rau diếp cá tươi, nấu nước xông toàn thân, ngày xông 2 lần, mỗi lần 20 phút.
Theo các bác sĩ, xông lá trị cảm cúm rất tốt nhưng không xông cho người sốt cao, co giật (nhất là trẻ em và người cao tuổi), cảm thử, sốt ngoại cảm (ra nhiều mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, mặt đỏ, chao đảo, mệt lả), người bị đang bị sốt xuất huyết, những người hô hấp giảm, suy tim nặng. Phụ nữ đang đến tháng cũng không nên xông.
Theo Hà Dương
Giadinhnet
Giadinhnet