Trẻ ngộ độc chì từ thuốc cam biểu hiện thế nào?
Thời gian qua Dân Việt liên tục có bài cảnh báo về tình trạng nhiễm độc chì ở trẻ do uống thuốc cam. Vậy biểu hiện nhiễm chì thế nào là lo lắng của nhiều bậc cha mẹ hiện nay.
Trẻ ngộ độc chì, cha mẹ có biết?
Chúng tôi trở lại xã Tạm Dị (Lục Nam, Bắc Giang)- nơi có gần 100 trẻ đã đi khám, xét nghiệm tại Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai và đều bị kết luận nhiễm chì trong máu, mới thấy sự “có động mới giật mình”.
Số trẻ em này đều uống thuốc của bà lang Nguyễn Thị Thế (còn gọi là Tiến). Ông Ngô Hải Tiện - Trạm trưởng Trạm Y tế xã Tạm Dị cho biết: Bà lang Thế đã trên 70 tuổi, sản xuất và bán thuốc cam, thuốc bôi tưa lưỡi đã nhiều năm nay. Đây là bài thuốc gia truyền của bố chồng (đã mất) để lại.
“Bà ấy đã làm bao nhiêu năm rồi nhưng có thấy vấn đề gì đâu” – ông Tiện cho biết.
Chỉ đến khi có trẻ bị ngộ độc cấp tính, Thanh tra Bộ và Sở vào cuộc, bà Thế mới bị đình chỉ hoạt động.
Ông Tiện bao biện: “Việc quản lý các ông lang, bà mế tại thôn xóm rất khó. Vì họ làm trong nhà, người mua thuốc vào nhà như khách nên khó phát hiện. Chức năng của trạm y tế không phải lúc nào cũng vào nhà dân mà kiểm tra được”.
Như lời ông Tiện, nếu số trẻ bị ngộ độc chì không đáng báo động thì bà Thế cũng sẽ vô tư hành nghề bốc thuốc không phép.
Thực tế hiện nay, rất nhiều loại thuốc cam không được kiểm nghiệm chất lượng. Vì vậy khả năng sẽ có hàng ngàn trẻ bị ngộ độc chì mà cha mẹ không biết. Về biểu hiện bệnh, PGS- TS Bế Hồng Thu – Phó Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết:
“Khi thấy con có các biểu hiện lạ, sau dùng thuốc như chậm phát triển, lờ đờ, biếng ăn, tiêu chảy... cần cho con tới bệnh viện để khám. Đặc biệt, trong trường hợp trẻ sốt, cơ thể tím tái, kèm co giật toàn thân, kém nhận thức… cần nghĩ ngay đến chuyện trẻ bị ngộ độc chì cấp”.
Cần hiểu đúng về thuốc cam
Lương y Bùi Thị Minh Hiền - chủ cửa hàng kinh doanh thuốc cam gia truyền đời thứ 4 hiệu Sao Vàng (nay đổi tên là Trường Sinh) tại 59 Hàng Bạc cho biết: Chứng cam là do tì vị hư, không tiêu hóa được. Có thể trẻ còi cọc nhưng cũng có thể dư thừa quá nhiều chất béo, đường.
Trẻ bị mắc chứng cam thường ít ngủ, kém ăn, đổ mồ hôi trộm, đi ngoài phân sống. Do đó, thuốc cam cơ bản nhằm tác động vào tì vị, tiêu cam, trục tích để trẻ em ăn ngon, tiêu hóa tốt và ngủ tốt.
“Theo tôi biết, về cơ bản, thuốc cam có một số vị giống nhau nhưng có thể mỗi hiệu thuốc gia giảm liều lượng khác nhau một chút. Nhưng không hề có vị nào liên quan đến hồng đơn, duyên đơn như một số bài thuốc cam nhiễm chì mà Bộ Y tế đã xét nghiệm” – bà Hiền cho biết.
Bà Hiền cũng phân tích: Hiện nay, điều nguy hại nhất là người làm thuốc đông y không có tâm, làm ẩu, làm sai vị thuốc, sai liều lượng hoặc chế biến không đúng quy trình. Trong khi đó, có nhiều vị đông y nếu như chế biến không đúng cách có thể gây ngộ độc…
“Đã là khám chữa bệnh hay dùng thuốc thì người dân cần đến cơ sở y tế có giấy phép hành nghề, có biển hiệu công khai. Tuyệt đối không được mua thuốc trôi nổi, theo lời mách bảo, vì lợi bất cập hại, có thể giảm được triệu chứng nhưng nguy hại về sức khỏe sau này” – Lương y Bùi Thị Minh Hiền nói.
Chúng tôi trở lại xã Tạm Dị (Lục Nam, Bắc Giang)- nơi có gần 100 trẻ đã đi khám, xét nghiệm tại Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai và đều bị kết luận nhiễm chì trong máu, mới thấy sự “có động mới giật mình”.
Số trẻ em này đều uống thuốc của bà lang Nguyễn Thị Thế (còn gọi là Tiến). Ông Ngô Hải Tiện - Trạm trưởng Trạm Y tế xã Tạm Dị cho biết: Bà lang Thế đã trên 70 tuổi, sản xuất và bán thuốc cam, thuốc bôi tưa lưỡi đã nhiều năm nay. Đây là bài thuốc gia truyền của bố chồng (đã mất) để lại.
“Bà ấy đã làm bao nhiêu năm rồi nhưng có thấy vấn đề gì đâu” – ông Tiện cho biết.
Chỉ đến khi có trẻ bị ngộ độc cấp tính, Thanh tra Bộ và Sở vào cuộc, bà Thế mới bị đình chỉ hoạt động.
Khi trẻ gầy yếu cần được khám và chỉ định dùng đúng thuốc. Ảnh minh họa.
Ông Tiện bao biện: “Việc quản lý các ông lang, bà mế tại thôn xóm rất khó. Vì họ làm trong nhà, người mua thuốc vào nhà như khách nên khó phát hiện. Chức năng của trạm y tế không phải lúc nào cũng vào nhà dân mà kiểm tra được”.
Như lời ông Tiện, nếu số trẻ bị ngộ độc chì không đáng báo động thì bà Thế cũng sẽ vô tư hành nghề bốc thuốc không phép.
Thực tế hiện nay, rất nhiều loại thuốc cam không được kiểm nghiệm chất lượng. Vì vậy khả năng sẽ có hàng ngàn trẻ bị ngộ độc chì mà cha mẹ không biết. Về biểu hiện bệnh, PGS- TS Bế Hồng Thu – Phó Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết:
“Khi thấy con có các biểu hiện lạ, sau dùng thuốc như chậm phát triển, lờ đờ, biếng ăn, tiêu chảy... cần cho con tới bệnh viện để khám. Đặc biệt, trong trường hợp trẻ sốt, cơ thể tím tái, kèm co giật toàn thân, kém nhận thức… cần nghĩ ngay đến chuyện trẻ bị ngộ độc chì cấp”.
Cần hiểu đúng về thuốc cam
Lương y Bùi Thị Minh Hiền - chủ cửa hàng kinh doanh thuốc cam gia truyền đời thứ 4 hiệu Sao Vàng (nay đổi tên là Trường Sinh) tại 59 Hàng Bạc cho biết: Chứng cam là do tì vị hư, không tiêu hóa được. Có thể trẻ còi cọc nhưng cũng có thể dư thừa quá nhiều chất béo, đường.
Trẻ bị mắc chứng cam thường ít ngủ, kém ăn, đổ mồ hôi trộm, đi ngoài phân sống. Do đó, thuốc cam cơ bản nhằm tác động vào tì vị, tiêu cam, trục tích để trẻ em ăn ngon, tiêu hóa tốt và ngủ tốt.
“Theo tôi biết, về cơ bản, thuốc cam có một số vị giống nhau nhưng có thể mỗi hiệu thuốc gia giảm liều lượng khác nhau một chút. Nhưng không hề có vị nào liên quan đến hồng đơn, duyên đơn như một số bài thuốc cam nhiễm chì mà Bộ Y tế đã xét nghiệm” – bà Hiền cho biết.
Bà Hiền cũng phân tích: Hiện nay, điều nguy hại nhất là người làm thuốc đông y không có tâm, làm ẩu, làm sai vị thuốc, sai liều lượng hoặc chế biến không đúng quy trình. Trong khi đó, có nhiều vị đông y nếu như chế biến không đúng cách có thể gây ngộ độc…
“Đã là khám chữa bệnh hay dùng thuốc thì người dân cần đến cơ sở y tế có giấy phép hành nghề, có biển hiệu công khai. Tuyệt đối không được mua thuốc trôi nổi, theo lời mách bảo, vì lợi bất cập hại, có thể giảm được triệu chứng nhưng nguy hại về sức khỏe sau này” – Lương y Bùi Thị Minh Hiền nói.