"Trẻ em mắc COVID-19 có nguy hiểm không?": Chuyên gia giải đáp qua những điều được đúc rút từ nghiên cứu và thực tế!

TH,
Chia sẻ

Đó là lời khẳng định của BS Trương Hữu Khanh trước việc nhiều người vẫn không khỏi sốt sắng khi số ca trẻ mắc tăng cao và đặc biệt lo trẻ mắc bệnh sẽ gặp biến chứng nặng trong dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

Dịch Covid-19 vẫn đang có nhiều diễn biến phức tạp tại nước ta. Trong đó, bên cạnh số ca bệnh người lớn thì số ca bệnh ở trẻ em cũng tăng lên theo ngày. Điều này khiến nhiều người không khỏi lo lắng, nhất là những gia đình có con nhỏ.

Theo thống kê từ Sở Y tế TP.HCM, tính từ đầu năm đến ngày 8/9, toàn TP.HCM ghi nhận 14.800 trẻ dưới 18 tuổi mắc bệnh Covid-19. Trong đó, hơn 12.000 trẻ đã khỏi bệnh; đang điều trị cho khoảng 2.800 trẻ em. Hầu hết trẻ mắc bệnh Covid-19 đều do lây nhiễm trong hộ gia đình.

"Trẻ nhỏ mắc Covid-19 không cần phải quá lo lắng": Chuyên gia khẳng định qua 5 điều được đúc rút từ nghiên cứu và thực tế! - Ảnh 1.

Tính từ đầu năm đến ngày 8/9, toàn TP.HCM ghi nhận 14.800 trẻ dưới 18 tuổi mắc bệnh Covid-19.

Mặc dù được giới chuyên gia thông báo hầu hết trẻ mắc Covid-19 đều thuộc nhóm không có triệu chứng hoặc ở thể nhẹ nên phụ huynh không phải quá lo lắng khi hay tin con em mình mắc bệnh. Thế nhưng, nhiều người làm cha làm mẹ vẫn không khỏi sốt sắng khi tình hình dịch bệnh phức tạp, số ca trẻ mắc tăng cao và đặc biệt lo trẻ mắc bệnh sẽ gặp biến chứng nặng. 

Tất cả sẽ được BS Trương Hữu Khanh (Thầy thuốc Ưu tú, Chuyên gia Dịch tễ, Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM) trả lời ngay trong bài viết này.

Vì sao số ca nhiễm bệnh Covid-19 ở trẻ em tại TP.HCM không ngừng tăng lên theo ngày?

Theo BS Trương Hữu Khanh, số trẻ em mắc Covid-19 liên tục tăng tại TP.HCM bởi số ca nhiễm bệnh tại đây quá nhiều.

"Trong một gia đình, khi có người mắc bệnh Covid-19 thì trẻ cũng không tránh khỏi nguy cơ lây nhiễm bệnh. Điều này không có gì phải làm lạ khi số trẻ em mắc Covid-19 liên tục tăng lên theo ngày", BS Khanh nói.

"Trẻ nhỏ mắc Covid-19 không cần phải quá lo lắng": Chuyên gia khẳng định qua 5 điều được đúc rút từ nghiên cứu và thực tế! - Ảnh 2.

Trong một gia đình, khi có người mắc bệnh Covid-19 thì trẻ cũng không tránh khỏi nguy cơ lây nhiễm bệnh.

BS Khanh nhận định, chúng ta không cần thiết phải quá lo lắng về chuyện số ca nhiễm ở trẻ em tăng lên mỗi ngày"người lớn mắc bệnh nhiều thì tất yếu trẻ em cũng bị mắc nhiều lên".

"Chỉ khi nào chúng ta - người lớn được tiêm phòng vắc-xin Covid-19 đầy đủ, người lớn không mắc bệnh thì trẻ em cũng không mắc bệnh. Ngược lại, nếu cứ để người lớn mắc bệnh Covid-19 thì sẽ lây sang cho trẻ em", BS Trương Hữu Khanh nói.

Nói về chuyển biến nặng ở trẻ em nhiễm bệnh Covid-19, chuyên gia khẳng định, trong tất cả các loại bệnh thì thế nào cũng có một nhóm mắc tỷ lệ bệnh nặng. Trẻ em mắc Covid-19 cũng vậy. Trong đối tượng này sẽ có một nhóm có nguy cơ gặp biến chứng nặng. Vấn đề là chúng ta can thiệp kịp thời, phát hiện kịp thời, phân loại cho tốt số trẻ có khả năng chuyển bệnh nặng để nhập viện theo dõi sát... thì "chuyện gì cũng sẽ qua thôi".

"Trẻ nhỏ mắc Covid-19 không cần phải quá lo lắng": Chuyên gia khẳng định qua 5 điều được đúc rút từ nghiên cứu và thực tế! - Ảnh 4.

Chỉ khi nào chúng ta - người lớn được tiêm phòng vắc-xin Covid-19 đầy đủ, người lớn không mắc bệnh thì trẻ em cũng không mắc bệnh.

Theo chuyên gia, điều quan trọng nhất mọi người cần nhớ là: "Với trẻ em mắc Covid-19, chuyện can thiệp như phải thở bình oxy... là rất hiếm. Những nhóm trẻ cần can thiệp thở bằng bình oxy là những nhóm trẻ rất đặc biệt". Chuyên gia chia sẻ thêm, thông thường trẻ chuyển biến nặng do mắc bệnh Covid-19 thường có bệnh nền như tim bẩm sinh phức tạp, trẻ đa dị tật, suy thận, ung thư... và nhóm trẻ thuộc diện thừa cân, béo phì (>60kg).

Số ca mắc ở trẻ tăng nhưng trẻ nhỏ mắc bệnh Covid-19 ít bị biến chứng hơn!

Theo BS Trương Hữu Khanh, thứ nhất, theo thống kê trên thế giới, ngay từ những đợt dịch đầu tiên đã cho thấy rõ, trẻ nhỏ mắc bệnh Covid-19 không đáng lo ngại.

Thứ hai, khoa học có nhiều yếu tố cho thấy trẻ nhỏ mắc bệnh này cũng không cần phải quá lo lắng. Cụ thể như sau:

- Một là, ở trẻ em, thụ thể cho virus gây bệnh Covid-19 tấn công vào cơ thể là ACE2 không nhiều như ở người lớn.

"Trẻ nhỏ mắc Covid-19 không cần phải quá lo lắng": Chuyên gia khẳng định qua 5 điều được đúc rút từ nghiên cứu và thực tế! - Ảnh 5.

Ở trẻ em, thụ thể cho virus gây bệnh Covid-19 tấn công vào cơ thể là ACE2 không nhiều như ở người lớn.

- Hai là, tinh thần của trẻ em hoàn toàn không bị ảnh hưởng như người lớn. Trong khi người lớn bị ảnh hưởng quá nhiều những thông tin mang tính tiêu cực thì với bọn trẻ lại chẳng hề hấn gì nên khả năng phục hồi cũng nhanh hơn.

- Ba là, trẻ em khi nhiễm bệnh Covid-19 thường có biểu hiện ở đường tiêu hóa và có biểu hiện bệnh rất nhẹ như tiêu chảy, thậm chí tự hết lúc nào không hay, không cần can thiệp thuốc men gì.

- Bốn là, nghiên cứu cũng cho thấy những mũi vắc-xin mà trẻ em được tiêm gần đây vẫn còn tồn tại trên cơ thể, tạo nên lớp bảo vệ chéo nên việc nhiễm bệnh Covid-19 cũng sẽ nhẹ hơn so với người lớn.

"Trẻ nhỏ mắc Covid-19 không cần phải quá lo lắng": Chuyên gia khẳng định qua 5 điều được đúc rút từ nghiên cứu và thực tế! - Ảnh 6.

Trong khi người lớn bị ảnh hưởng quá nhiều những thông tin mang tính tiêu cực thì với bọn trẻ lại chẳng hề hấn gì nên khả năng phục hồi cũng nhanh hơn.

"Khoa học hiện tại không có nhiều thời giờ nghiên cứu về trẻ em nhưng rõ ràng trong quá trình tiếp nhận, điều trị, người ta đều nhận ra trẻ em mắc Covid-19 đều có biểu hiện rất nhẹ hoặc không có biểu hiện. Trẻ em dưới 18 tuổi, đặc biệt trẻ dưới 9 tuổi... trẻ càng nhỏ thì càng bị nhẹ", BS Khanh cho hay.

Chính vì vậy, chuyên gia khuyên, phụ huynh nếu có con chẳng may mắc bệnh Covid-19 thì điều quan trọng nhất là hãy bình tĩnh, giữ vững tâm lý thoải mái, lạc quan chăm sóc con cái rồi có khi "chúng hết bệnh lúc nào không hay" thay vì ngồi lo lắng, buồn rầu. Với những người có con nhỏ thì lo tiêm phòng vắc-xin Covid-19 đầy đủ, luôn trang bị 5K đầy đủ khi ra ngoài lúc cần thiết, tránh mang bệnh về cho con.

Chia sẻ