Trẻ bị mụn ngoài da do côn trùng đốt có thể nguy hiểm hơn cha mẹ nghĩ rất nhiều

Minh Tuyết,
Chia sẻ

Theo các chuyên gia có nhiều loại côn trùng độc khi cắn vào cơ thể con người gây nên những bệnh nguy hiểm dù dấu hiệu cũng vẫn chỉ là mụn ngoài da như nhiều bệnh về da thông thường khác.

Trẻ bị ngứa - nếu chủ quan sẽ gặp nguy hiểm

Trong những ngày hè nóng nực, trẻ nhỏ rất hay bị những bệnh ngoài da. Với những trẻ có nhiều mồ hôi do tuyến mồ hôi bị bít kín, không thoát ra ngoài được, nguy cơ mắc các bệnh này càng cao hơn. Những lúc thấy trẻ bị ngứa hoặc nổi ban ngoài da, cha mẹ thường cho rằng do con bị dị ứng thời tiết, mẩn đỏ thông thường hoặc bị bệnh chân tay miệng nếu thấy có nốt ở miệng, chân, tay... Sau đó, hoặc là cha mẹ sẽ tự chẩn đoán bệnh và mua thuốc bôi ngoài da cho con. Nhưng nhiều bậc cha mẹ không biết rằng, mụn ngoài da không đơn thuần chỉ là biểu hiện của những bệnh ngoài da, nó hoàn toàn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm nào đó mà trẻ đang mắc phải. Nếu không cho con đi khám cẩn thận thì sẽ rất dễ nhầm lẫn dẫn đến điều trị sai thuốc, bệnh trầm trọng hơn và đe dọa tính mạng trẻ. 

Trường hợp của bé V.A (con chị Nguyễn Linh ở Hà Đông, Hà Nội) là một ví dụ. Cách đây 1 tuần, chị Linh phát hiện những mụn nhỏ trên tay, chân của con gái. Đối chiếu với các triệu chứng bệnh tay chân miệng thấy vết ban không giống nhau, con lại không sốt nên chị nghĩ con bị kiến cắn hay muỗi đốt. Chị lấy kem trị côn trùng cắn bôi cho con, thế nhưng mụn cũ vừa lặn, mụn mới lại nổi lên, lần này lan ra khắp người. Do không thấy con có biểu hiện ngứa ngáy nên chị yên tâm tiếp tục dùng thuốc đó vì cho rằng từ từ mụn sẽ hết. Tuy nhiên,, sau đó, bé có biểu hiện sốt, ớn lạnh, nôn ọe... 

Lúc này chị mới quyết định đưa con đi bệnh viện  đi khám. Sau khi siêu âm, thử máu, bác sĩ kết luận con chị bị nhiễm trùng máu. Nguyên nhân có thể do bị côn trùng có độc đốt, các mụn mủ của con đã thành viêm da bội nhiễm chứ không phải chỉ là dị ứng thông thường. Cũng theo bác sĩ, nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến viêm não, viêm cơ tim, đe dọa đến tính mạng bệnh nhân. 

1
Không nên coi thường vết ngứa ở trẻ nhỏ

Không nên coi thường khi bị ngứa do côn trùng cắn

Theo BS Doãn Thạch (BV Da liễu Hà Nội), tổn thương ngoài da do côn trùng cắn mới đầu là ngứa, nổi ban đỏ, hơi nề tại vùng tiếp xúc. Có thể xuất hiện các mụn nước, bọc nước và nóng, đau rát. Nếu nhiễm trùng sẽ có các mụn mủ nhỏ trên nền da đỏ, phù nề.

côn trùng cắn và đốt có thể chia thành 2 nhóm: độc và không độc. Nhóm côn trùng gây độc chúng tiêm chất độc tố qua vòi của chúng, gây đau đớn. Trong khi côn trùng không độc cắn da để hút máu, thường gây ngứa dữ dội.

Tuy nhiên hầu hết khi mọi người bị côn trùng cắn hoặc đốt đều gây ra một phản ứng nhẹ. Côn trùng độc đốt thường gây ra một cảm giác châm chích hoặc đau, tấy đỏ và sưng tại chỗ. 

Những trường hợp khá nhạy cảm với nọc độc của côn trùng, cảm giác đau nhói, có thể gây ra một phản ứng dị ứng trầm trọng được gọi là sốc phản vệ, có thể dẫn đến phù nề, khó thở và ngứa phát ban toàn thân. Điều này có thể đe dọa tính mạng cần phải được quan tâm và điều trị kịp thời.

Do trẻ nhỏ còn non yếu, các vết cắn, đốt có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Nếu trẻ gãi sẽ làm tổn thương hàng rào bảo vệ của da, khiến cho vi khuẩn dễ dàng tấn công. Nọc côn trùng có thể gây nhiều triệu chứng toàn thân như sốt, lạnh, nôn, ban da, ngứa, vàng da, co cứng cơ hay cứng cả một vùng nhiễm khuẩn nếu không được xử lí đúng cách và kịp thời rất nguy hiểm.

Viêm da do nhiễm khuẩn cũng rất hay gặp đó là viêm da do liên cầu (Streptococcus) hoặc do tụ cầu đặc biệt là tụ cầu vàng. Loại viêm da này thường gặp ở trẻ nhiều hơn. Bệnh về da do nhiễm khuẩn cũng gây ngứa, các nốt da bị viêm thường có mụn mủ.

Xử lý và phòng ngừa bị côn trùng khi bị cắn

Khi trẻ  bị côn trùng cắn hoặc đốt, sơ cứu bằng cách nhẹ nhàng lấy ngòi độc ra (nếu có) và làm sạch vết thương bằng xà phòng hoặc chất sát trùng. Hạn chế  để bé gãi làm độc tố phát tán rộng hơn. Nếu cào gãi mạnh, vết cắn sẽ nặng hơn vì nhiễm trùng do tay bẩn; da trầy xước, để lại sẹo. Sau đó, mẹ nên thoa thuốc tại chỗ cho bé với thành phần kháng viêm và giảm ngứa.

Tuyệt đối không dùng nước cốt chanh hay mật ong, giúp giảm ngứa nhưng không có tác dụng diệt khuẩn, thậm chí có thể gây kích ứng, viêm tấy. Dầu xanh có chứa chất lỏng Metyl Salicylat, thấm tốt qua da, giúp giảm đau, nhưng dễ gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của bé. Khi xoa ở diện rộng, có thể làm rối loạn thân nhiệt. 

Dọn vệ sinh sạch sẽ quanh nhà, sử dụng chất xua côn trùng theo chỉ dẫn các chuyên gia. Cần cho trẻ em chế dộ dinh dưỡng tăng sức đề kháng, không nên cho trẻ chơi ngoài đất.
Chia sẻ