Dập nát - mất tay, bỏng nặng và mất mạng vì pháo nổ tự chế
Pháo nổ tự chế có thể khiến bạn gặp tai nạn thương tâm, thậm chí dập nát cả bàn tay, không thể cứu vãn vĩnh viễn.
Trong khi những mặt hàng pháo nổ bị cấm sản xuất và tiêu thụ ở khắp mọi nơi thì vẫn có rất nhiều người sử dụng pháo nổ tự chế. Nguồn hàng có thể do chính nạn nhân tự ý mua về làm pháo nổ, cũng có thể là mua ở những nơi hoạt động thủ công trái phép.
Hiện tại, pháo nổ là mặt hàng cực nóng bởi đây là thời điểm cuối năm, rất nhiều người muốn sử dụng để đón chào năm mới hân hoan, vui vẻ. Nếu bị cấm sản xuất và lưu hành thì nhiều người vẫn chọn cách tự chế để vẫn có hàng sử dụng. Và nếu bạn đang có ý định sử dụng pháo nổ tự chế, hãy cùng nhìn lại một số chuyện hãi hùng xảy ra trong những tháng cuối năm mà chúng đem lại:
Trong khi những mặt hàng pháo nổ bị cấm sản xuất và tiêu thụ ở khắp mọi nơi thì vẫn có rất nhiều người sử dụng pháo nổ tự chế.
Tự chế pháo nổ, 2 bé trai bị dập nát bàn tay
Các bác sĩ khoa Chấn thương - Chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An mới đây tiếp nhận hai bệnh nhân đến điều trị tại với tình trạng bàn tay bị dập nát do bị pháo nổ. Bé T.T.Kiên (9 tuổi,Tân Thành, Yên Thành, Nghệ An) nhập viện do bị tai nạn pháo nổ, đa vết thương nham nhở bàn tay trái. Trước đó, Kiên mua diêm về nhà chơi, cạo đầu đỏ lấy thuốc diêm cho vào một đoạn đũa sắt rỗng rồi nén bột lại. Quả pháo tự chế này nổ tung khi bị tác động khiến bàn tay trái của Kiên dập nát.
Bệnh nhân khác là P.T.Bằng (15 tuổi, Hưng Nguyên, Nghệ An), nhập viện ngày cũng do pháo nổ, vết thương hở 8x2 (cm), lộ xương bàn ngón số một phức tạp, gãy xương ngón tay cái. Bằng cho biết mình bị thương do tự chế pháo bằng cách giã nát đầu que diêm, lấy chất bột đỏ trộn với phốt pho cạo ra từ vỏ bao, quấn giấy lại làm thành pháo nổ, cách làm em tìm hiểu được trên mạng.
Các bác sĩ khoa Chấn thương - Chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An mới đây tiếp nhận hai bệnh nhân đến điều trị tại với tình trạng bàn tay bị dập nát do bị pháo nổ.
Pháo nổ tự chế khiến nam thanh niên mất cả bàn tay
Ngày 13/1, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận bệnh nhân nam, 15 tuổi trú tại Nam Định, tự mua thuốc pháo về tự chế, phát nổ, khiến nam bệnh nhân bị dập nát bàn tay, dập nát toàn bộ ngón cái, trật hở khớp bàn thang, gãy hở xương bàn ngón 2; dập nát toàn bộ ngón 3,4,5.
Ngay sau đó, bệnh nhân được đưa bào Bệnh viện Việt Đức tiến hành phẫu thuật cắt cụt ngón 3,4,5 tới khối tụ cốt bàn tay, đặt lại khớp bàn thang ngón 1, kết hợp xương bàn ngón 2.
Ngày 13/1, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận bệnh nhân nam, 15 tuổi trú tại Nam Định, tự mua thuốc pháo về tự chế, phát nổ, khiến nam bệnh nhân bị dập nát bàn tay.
Bỏng nặng vì tự chế pháo nổ theo hướng dẫn trên mạng
Chỉ trong vài ngày giáp Tết, Khoa Hồi sức cấp cứu – Bệnh viện Bỏng Quốc gia liên tiếp nhận nhiều bệnh nhân bỏng do tự chế pháo nổ theo hướng dẫn trên mạng internet. Gần đây nhất là trường hợp Nguyễn Văn P. (17 tuổi ở Nghệ An) bị bỏng nặng do đã trộn bột lưu huỳnh và KClO3 sau đó cho vào máy xay sinh tố để nghiền và trộn. Thuốc nổ bùng lên gây bỏng và phải nhập viện điều trị với chẩn đoán: Bỏng lửa thuốc pháo 12% độ II, III mặt, hai tay.
Một trường hợp bị bỏng thuốc pháo nữa là Trịnh Minh H. (17 tuổi ở Thanh Hóa). Bệnh nhân này sau khi trộn bột lưu huỳnh và KClO3 đã dùng muôi để nghiền bột hóa chất. Chất nổ bùng lên gây bỏng và nhập viện với chẩn đoán: Bỏng lửa thuốc pháo 50%(10%) độ II, III, IV mặt, cổ, hai tay, hai chân.
Tương tự là trường hợp của Phan Anh T. (17 tuổi, ở Hà Tĩnh), cũng bị bỏng sau khi trộn lưu huỳnh và KClO3 theo hướng dẫn trên mạng internet.
Chỉ trong vài ngày giáp Tết, Khoa Hồi sức cấp cứu – Bệnh viện Bỏng Quốc gia liên tiếp nhận nhiều bệnh nhân bỏng do tự chế pháo nổ theo hướng dẫn trên mạng internet.
Pháo nổ tự chế đánh thức cả khu phố, một người tử vong
Vào khoảng 2h30 sáng ngày 29/11, người dân thị trấn Nhã Nam đang ngủ say thì giật mình bởi tiếng nổ lớn phát ra từ nhà anh Đỗ Ngọc Đặng (31 tuổi) nằm trên phố Tân Quang (Tân Yên, Bắc Giang). Khi người dân và lực lượng chức năng có mặt tại hiện trường thấy trong nhà anh có nhiều đồ đạc vương vãi, hư hỏng, anh Đặng nằm tử vong dưới khu vực phòng bếp.
Theo đó, anh Đặng làm nghề trang trí cổng tiệc cưới hỏi, hội nghị. Quá trình làm anh có mua pháo tự chế kỉ niệm cho đám cưới nhưng không may chính anh động vào chốt dẫn đến quả pháo phát nổ. Thời điểm xảy ra vụ việc, vợ và các con anh Đặng ngủ trên tầng 2 ngôi nhà nên may mắn thoát nạn.
Vào khoảng 2h30 sáng ngày 29/11, người dân thị trấn Nhã Nam đang ngủ say thì giật mình bởi tiếng nổ lớn phát ra từ nhà anh Đỗ Ngọc Đặng.
Pháo nổ tự chế gây nhiều hiểm họa không chỉ từ tổn thương trực tiếp
Những vụ tai nạn thương tâm do pháo nổ tự chế là những bài học đắt giá cho mọi người. Đây cũng là những lời cảnh tỉnh chân thành và sâu sắc với bằng chứng người thật việc thật, mong muốn cả nước có một cái Tết trọn niềm vui. Pháo là mặt hàng đã bị cấm tàng trữ và sử dụng từ nhiều năm nay bởi quá nhiều hiểm họa. Đáng tiếc là vẫn có nhiều người tự ý chế pháo nổ, để rồi phải gánh những hậu quả vô cùng đáng tiếc, thậm chí là cả tính mạng của mình.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), ngoài hệ lụy cháy nổ, gây mất an toàn, những loại pháo đốt này còn có nguy cơ gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe con người. Và nguy hại sức khỏe này không chỉ cho người đốt pháo mà còn cả những người sống xung quanh. Khi đốt pháo trong không gian hẹp như phòng kín, nhà ở… sẽ gây ảnh hưởng đường hô hấp tùy thuộc vào thành phần cấu tạo nên pháo nổ.
Ngoài hệ lụy cháy nổ, gây mất an toàn, những loại pháo đốt này còn có nguy cơ gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe con người.
"Trong pháo có những hóa chất như phốt pho, lưu huỳnh, khi tiếp xúc gần và pháo phát nổ rất dễ gây tổn thương nặng ở mặt, mắt, tay, cổ, ngực… Vùng tổn thương có thể bị phù nề, cản trở hô hấp, gây suy hô hấp. Nhất là khi pháo nổ có trộn hợp chất nitrat với cacbon và phốt pho, khi đốt cháy sẽ sinh ra một hợp chất gây khó thở cho người hít phải ", chuyên gia cho hay.
Giới chuyên gia khuyến cáo, để một năm mới an toàn hạnh phúc, toàn xã hội cũng như gia đình, nhà trường và bản thân những học sinh ở lứa tuổi học đường nên tuyên truyền, ý thức rõ mối nguy hiểm của pháo nổ tự chế, tránh những thiệt hại sức khỏe và tính mạng.