Trai Việt lấy vợ Nhật xinh như búp bê: 7 năm ăn Tết xa quê, đêm Giao thừa không quên làm điều này

Thủy Tiên,
Chia sẻ

Do công việc bận rộn nên Đức Anh ở lại Nhật Bản ăn Tết cùng gia đình vợ. Những khác biệt trong văn hóa đón Tết ở xứ sở mặt trời mọc khiến ông bố trẻ cảm thấy lạ lẫm.

Anh Đức Anh sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn, qua Nhật Bản từ năm 2015. Cuộc sống ở Việt Nam khó khăn, Đức Anh xác định rõ mục tiêu sang nước ngoài để kiếm tiền, đồng thời học tiếng Nhật, lấy bằng rồi về Việt Nam làm trong các công ty.

Nhưng duyên số với cô gái người Nhật xinh đẹp khiến chàng trai Sài Gòn gắn bó với đất nước mặt trời mọc lâu hơn dự kiến. Đức Anh gặp Megumi (sống tại ở Kanagawa, Nhật Bản) trong một lần cô đến công ty anh giao hàng.

“Đứng nhìn qua cửa sổ, thấy em gái đang bưng mấy thùng đồ nặng khoảng 20 kí lúc đó nhìn rất tội nghiệp. Đối với một người đàn ông, mình nhìn thấy cảnh đó, không giúp không được”, Đức Anh nghĩ vậy rồi xắn tay áo, nhiệt tình tới giúp đỡ. Từ đó hai người trở nên rất thân thiết hơn, cùng nhau trò chuyện, đi hẹn hò ở công viên.

Ăn Tết 7 năm cùng vợ Nhật, ông bố

Ăn Tết 7 năm cùng vợ Nhật, ông bố

Gia đình Đức Anh - Megumi

Quen được gần 1 năm, Megumi mang thai, Đức Anh đến tìm gặp bố mẹ vợ tương lai xin hỏi cưới. Chàng rể Việt e dè trong lần đầu tới ra mắt.

“Mình khá sợ và lo lắng, vì lúc ấy tiếng Nhật chưa rành, nên khi ba mẹ nói, nghe chữ được chữ không. Nhưng tâm lí nghĩ, có chơi có chịu nên quyết định phải gặp bằng được ba mẹ vợ”, Đức Anh nói.

Mẹ Megumi là một người phụ nữ Nhật truyền thống, bà không phản đối nhưng bày tỏ sự lo lắng, hỏi thẳng Đức Anh rằng với mức lương hiện tại sẽ dự tính thế nào cho cuộc sống sau này khi có em bé?

“Lúc ấy mình vẫn còn làm tu nghiệp sinh, hợp đồng 3 năm nên mức lương rất thấp. Mình trả lời mẹ, đợi hết 3 năm lên làm chính thức, mức lương sẽ ổn hơn. Con sẽ tạm thời ở chung nhà cùng bố mẹ một thời gian rồi sau đó khi lên chính thức sẽ ở riêng, tự lo cuộc sống tương lai. Ba mẹ Megumi dần xuôi, và chấp nhận tác thành cho hai đứa”, Đức Anh nói.

Năm 2017, cặp đôi đăng ký kết hôn rồi đón con gái đầu lòng chào đời. Năm 2019, Đức Anh dự định về Việt Nam tổ chức đám cưới nhưng sau đó, dịch Covid-19 bùng phát nên đành hoãn. Năm 2023, tổ ấm đón chào thêm thành viên nhí thứ hai.

Ăn Tết 7 năm cùng vợ Nhật, ông bố

Ăn Tết 7 năm cùng vợ Nhật, ông bố

Gia đình Đức Anh đón bé trai kháu khỉnh chào đời năm 2023

Tự mua bánh chưng, giò chả đón Tết, sốc khi thấy đồng nghiệp đi làm từ rất sớm

7 năm kết hôn cùng vợ Nhật cũng là 7 năm ông bố trẻ ăn Tết xa xứ. Mọi năm, những ngày Tết nguyên đán của Việt Nam thường rơi vào ngày trong tuần nên anh vẫn đi làm bình thường, 7-8 giờ tối mới về.

“Hôm Giao thừa, mình vẫn mua bánh chưng, gà luộc, chả lụa rồi cả nhà ăn cơm. Đồ Việt Nam bên này bán rất nhiều, có sẵn và đa dạng. Vừa ăn vừa gọi nói chuyện với gia đình, bố mẹ chúc Tết. Nhớ không khí Tết Việt và gia đình vô cùng”, anh Đức Anh tâm sự.

Ăn Tết 7 năm cùng vợ Nhật, ông bố

Megumi trang trí hoa đón Tết

Ăn Tết 7 năm cùng vợ Nhật, ông bố

Cả nhà đi xem pháo hoa dịp năm mới

Ở Nhật Bản thường đón Tết theo lịch dương. Khác với sự náo nhiệt, rộn ràng ở Việt Nam, người Nhật đón năm mới khá yên bình, giống như chính tính cách của họ. Đức Anh kể, đêm Giao thừa cả nhà sẽ dọn dẹp nhà cửa rồi quây quần bên nhau, ăn mì soba. Đây là món ăn có ý nghĩa xua đuổi những điều kém may mắn của năm cũ, đón điều tốt đẹp của năm mới.

“Đến sáng mùng 1, nhà mình ăn Osechi, đây là món ăn được trưng bày ra đĩa, gồm tôm cua, thịt, rễ cây, tượng trưng cho may mắn, tiền tài, sức khỏe.

Tiếp tới là món súp Ozoni, ăn kèm với bánh mochi. Vợ mình sẽ làm đầu bếp chính, nấu các món Nhật vào ngày đầu năm mới”, Đức Anh kể. 

Ăn Tết 7 năm cùng vợ Nhật, ông bố

Ăn Tết 7 năm cùng vợ Nhật, ông bố

Nàng dâu Nhật tự tay vào bếp nấu các món truyền thống đầu năm mới

Sau khi ăn xong, cả nhà sẽ đi đền thờ, cầu chúc một năm mới an lành, hạnh phúc.

“Người Nhật thờ thần đạo là nhiều, họ thờ tất cả các vị thần như thần cây, thần cỏ, thần hoa, thần sông. Mỗi người sẽ ném đồng xu, giật chuông rồi cầu nguyện cho một năm mới, sau đó bốc quẻ.

Tới ngày thứ 2, thứ 3, nếu còn dư thời gian, có thể ghé sang thăm nhà bố mẹ đẻ hoặc qua nhà anh chị em tụ họp. Người Nhật ít khi trở về quê, họ lấy tiền thưởng cuối năm đi du lịch, tận hưởng cuộc sống.

Trong văn hóa người Nhật cũng có phong tục lì xì giống Việt Nam. Ở Nhật họ làm phong bao có nhiều màu sắc khác nhau, theo các con giáp năm đó”, Đức Anh nói.

Ăn Tết 7 năm cùng vợ Nhật, ông bố

Ăn Tết 7 năm cùng vợ Nhật, ông bố

Ăn Tết 7 năm cùng vợ Nhật, ông bố

Con dâu mặc áo dài, chụp ảnh cùng mẹ chồng

Hiện Đức Anh và vợ đang làm trong một công ty cơ khí của Nhật Bản. Thông thường dịp Tết, ông bố trẻ được nghỉ từ 5-7 ngày. Điều khiến Đức Anh ngạc nhiên nhất là tác phong làm việc cực kỳ nghiêm túc, chỉn chu của người Nhật.

“Các đồng nghiệp công ty mình quay trở lại đi làm vào mùng 4 Tết. Họ thích làm việc, thích cống hiến, có lẽ đó là tác phong rất đặc trưng của người Nhật”, Đức Anh cho biết.

Do công việc hiện tại khá bận rộn nên dịp Tết Giáp Thìn năm nay, gia đình anh Đức Anh vẫn chưa thể sắp xếp về Việt Nam. Anh hy vọng sớm được đưa vợ con về hương, trải nghiệm phong tục Tết cổ truyền thú vị của người Việt. 

Chia sẻ