Top những thực phẩm "giải quyết" chứng khó tiêu

Mèo con - Theo Life,
Chia sẻ

Ngày nay, nói đến thực phẩm là người ta gắn với hai từ “khó tiêu”, thậm chí còn gây ra cảm giác đầy bụng, khó chịu sau khi ăn, cảm giác nóng rát hoặc buồn nôn, đầy hơi...

Ngày nay, nói đến thực phẩm là người ta gắn với hai từ “khó tiêu”, bởi rất nhiều thực phẩm ngày nay có tẩm các thành phần nhân tạo, chất bảo quản, kích thích tố và các chất phụ gia hóa chất khác khiến khó tiêu khi chúng ở trong dạ dày. Thậm chí các loại thực phẩm này còn gây ra cảm giác đầy bụng, khó chịu sau khi ăn, cảm giác nóng rát hoặc buồn nôn, đầy hơi - tức tức trong dạ dày...

Những hiện tượng như vậy có thể là dấu hiệu do ăn quá nhiều, ăn phải các thực phẩm khó tiêu hoặc các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân phổ biến của chứng khó tiêu

Hầu hết các chứng khó tiêu đều là do:

- Thời gian ăn uống không nhất quán
- Ăn quá nhiều
- Ăn nhiều đồ ăn cay, thức ăn nhanh, thức ăn chiên, thức ăn không hợp vệ sinh hoặc đồ uống có ga
- Hút thuốc và uống rượu
- Uống quá nhiều caffeine (cà phê / trà)
- Loét dạ loét, bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hoặc loét tá tràng
- Uống ít nước, ngủ ít hoặc căng thẳng
 

Các loại thực phẩm giúp giảm chứng khó tiêu

- Trái cây: Trái cây có chất xơ có thể “giải cứu” bạn khỏi chứng khó tiêu. Chất xơ giúp thực phẩm di chuyển thông qua hệ thống tiêu hóa và tự động kích thích quá trình tiêu hóa. Ngoài ra, chất xơ cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch vành, tiểu đường, ung thư đại trực tràng, và các bệnh khác. Bạn nên ăn nhiều các loại trái cây như đu đủ, (có chứa papain enzyme hỗ trợ tiêu hóa và giúp làm dịu dạ dày), chuối (dễ tiêu hóa và nhuận tràng) và các loại trái cây khác như táo, lê, nho…

- Chất lỏng: Uống nhiều nước. Chất lỏng giúp làm giảm các triệu chứng có tính axit. Ngoài ra, khi bạn uống đủ nước, các chất thải hòa tan trong nước và đi qua đường tiêu hóa thuận lợi.

- Rau mùi (dhania): Rau mùi giúp tăng cường dạ dày, làm giảm đầy hơi, và tăng tiết các enzym và các dịch tiêu hóa trong dạ dày. Một hoặc hai muỗng cà phê nước ép rau mùi trộn với bơ tươi cùng với lá bạc hà và cây thì là rất có lợi trong điều trị rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, khó tiêu, cảm giác đốt cháy và đầy hơi.

- Thảo quả (elaichi): Thảo quả được sử dụng chủ yếu trong các loại thuốc để làm giảm đầy hơi và tăng cường các hoạt động tiêu hóa. Dùng thảo quả pha trộn với gừng, rau mùi là vị thuốc chữa chứng khó tiêu.
 

- Gừng: Củ gừng hoặc dầu gừng thường được thêm vào trong rất nhiều chế phẩm thực phẩm vì nó giúp cải thiện tiêu hóa. Đây là một trong những biện pháp khắc phục tốt nhất chữa đau bụng, đau bụng, khó tiêu, và đầy hơi.

- Hạt thì là (jeera): Ngâm hạt cây thì là trong nước qua đêm và uống nước đó khi có nồng độ axit trong dạ dày cao

- Nước chanh: Nước chanh cũng hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Nước chanh pha với mật ong là một phương thuốc tốt nếu bạn đang bị khó tiêu và nóng trong ruột. Bạn cũng có thể thêm một vài giọt chanh vào món ăn của bạn để hỗ trợ tiêu hóa.

- Lá bạc hà (pudina): Nhai sống lá bạc hà cũng có lợi cho bất kỳ vấn đề gì về dạ dày. Bạc hà là một chất dễ bay hơi chứa trong tinh dầu bạc hà, có ảnh hưởng trực tiếp chống co thắt cơ trơn của đường tiêu hóa, là phương pháp điều trị tuyệt vời cho các triệu chứng như khó tiêu, đau bụng, ợ nóng và hội chứng ruột kích thích. Nó cũng giúp thư giãn các cơ bắp xung quanh ruột để thúc đẩy sản xuất ít khí hơn và tiêu hóa tổng thể tốt hơn.

Một số mẹo ngăn chặn ợ nóng và khó tiêu

Dưới đây là một vài lời khuyên để ngăn chặn các vấn đề của chứng ợ nóng và khó tiêu:

- Ăn bữa ăn nhỏ và thường xuyên: Nếu dạ dày phải làm việc liên tục do một lượng nhiều thức ăn được đưa vào sẽ làm cho dạ dày có cảm giác nóng rát, nếu kéo dài có thể dẫn đến viêm loét dạ dày và có thể chảy máu dạ dày. Do đó nên ăn thành các bữa nhỏ trong khoảng 2-3 giờ để loại bỏ axit dư thừa.
 

- Tránh ăn quá nhiều thức ăn nhanh, các sản phẩm chiên và thức ăn rất cay, cũng như các đồ uống có ga, trà và cà phê: Tất cả các mặt hàng này làm tăng tính axit, gây đầy hơi, dẫn đến đau bụng và khó tiêu.

- Nhai thức ăn thật kỹ, tránh ăn quá nhiều: Tiêu hóa carbohydrate thực sự bắt đầu trong miệng của bạn (nhờ một loại enzyme được sản xuất bởi nước bọt của bạn), và sau đó tiếp tục trong ruột non của bạn. Vì vậy, đừng bắt ruột phải làm việc quá nhiều.

- Không hút thuốc và uống rượu: Hai thứ này làm chậm quá trình trao đổi chất và dẫn đến suy dinh dưỡng, gây căng thẳng trên cơ thể. Ngoài ra, nicotine có trong thuốc lá dẫn đến tăng tiết axit.

- Ngủ ngon, tránh căng thẳng: Đừng để cơ thể quá căng thẳng vì nó có thể khiến cơ thể bạn bị suy dinh dưỡng. Bạn có thể lựa chọn thiền hoặc yoga để thư giãn cơ thể. 

Chia sẻ