Tổng biên tập Anna Wintour – người phụ nữ sinh ra để làm sếp
Không thể phủ nhận sự cầu toàn của Tổng biên tập Anna Wintour là yếu tố giúp Vogue luôn được đánh giá cao. Bí quyết lãnh đạo của bà là gì để luôn “lèo lái” con thuyền Vogue có được vị thế như hôm nay?
“Nếu ai đó thấy tôi đang tỏ ra lạnh lùng hay cộc cằn, đó đơn giản vì tôi đang phấn đấu cho những điều tốt nhất”
Tổng
biên tập Anna Wintour của tạp chí Vogue Mỹ trả lời phóng viên Morley Safer
trong chương trình CBS News’ 60 Minutes Sunday (năm 2009). Không thể phủ nhận sự
cầu toàn này của bà là yếu tố giúp Vogue luôn được đánh giá cao. Bên cạnh đó,
việc nghiêm khắc trong công việc cùng sự nhạy bén và thái độ tôn trọng những
tài năng trẻ đã đưa tên tuổi của bà trở thành thần tượng của những người yêu thời
trang trên khắp thế giới.
“Tôi nghĩ mọi người nên bị đuổi việc ít nhất một lần trong đời. Đó chắc chắn là bài học hay mà tôi từng được dạy”
Đó là những
gì người đàn bà thép nói với tác giả của cuốn sách “Winners: and how they
succeed” – ông Alastair Campbell. Trước khi giữ vị trí Tổng biên tập tại tạp
chí Vogue Mỹ, Anna Wintour đã từng làm biên tập thời trang cho Harper’s Bazaar
(New York) và bị sa thải khỏi đây vì lý do phong cách quá châu Âu so với hướng
đi của tạp chí. Từ đó, Wintour càng nung nấu trong tim lòng đam mê với thời
trang bất tận để cho ra đời những thước hình hoàn toàn khác biệt với xu hướng
chung, cũng như có cơ hội nắm giữ vị trí Giám đốc sáng tạo của Vogue. Và nay là
Tổng biên tập quyền lực nhất thế giới.
“Sự
thành công của tôi có được không qua trường lớp. Có lẽ do vậy mà tôi đã và đang
ra sức làm việc để bù đắp cho điều đó”
Đó là
chia sẻ của Wintour khi được phóng viên Morley Safer phỏng vấn trong chương
trình CBS News’ 60 Minutes Sunday (năm 2009). Bà đầm thép của tạp chí Vogue đã
bỏ học lúc trẻ do cảm giác chán nản với trường lớp, và lao vào các cuộc vui
thâu đêm tại các câu lạc bộ. Tuy nhiên, ngay khi nhận thức được bản thân cùng
niềm đam mê với giới thời trang, Anna Wintour ngay lập tức tập trung vào công
nghiệp bằng chính năng lực của mình, mà không cần sự hậu thuẫn của gia đình.
Không dưới một lần, chắc chắn người đàn bà Wintour đã hối hận về những năm
tháng tuổi trẻ phí hoài đã không tập trung học hành.
“Thứ khiến
con người ta ghét nhất chính là sự thiếu quyết đoán. Ngay cả khi tôi ko chắc chắn
điều gì, tôi sẽ vờ như tôi biết chính xác điều tôi đang nói và đưa ra quyết định
ngay”
Tính
cách mạnh mẽ cùng sự quyết đoán khi đưa ra ý kiến đã giúp Anna Wintour vượt qua
rất nhiều ngăn trở trong công việc. Bà từng có lần đưa ra quyết định táo bạo và
mang tính cách mạng khi đưa hình ảnh người mẫu vô danh Michaela Bercu (thay vì
siêu mẫu nổi tiếng) mặc áo thun đính đá quý đủ màu của nhà thiết kế Christian
Lacroix trị giá 10.000 USD phối với quần jeans bạc màu của một nhãn hiệu bình
dân có giá chỉ 50 USD. Cách mix&match mới lạ này đã đưa Vogue – dưới sự dẫn
dắt của Anna Wintour – bước lên vị thế mới trong ngành in ấn.
“Quan điểm
cho rằng người phụ nữ đương thời phải trở nên “mạnh mẽ” để có thể đứng lên nắm
giữ quyền lực, nghe mất cả tinh thần. Đây là Mỹ, không phải Ả Rập Saudi”
Tổng
biên tập Anna Wintour đã “phản pháo” ý kiến cho rằng hình ảnh nữ chính trị gia
Hillary Clinton chụp cho Vogue năm 2008 là “quá nữ tính”. Sự thẳng thắng của
Wintour không chỉ để bảo vệ thành quả lao động của ekip Vogue, mà còn “chỉa mũi
dùi” đến nhóm truyền thông đã quá khắc nghiệt với các nữ chính trị gia.
“Tôi rất
giỏi giao phó công việc – mọi người làm việc tốt hơn khi họ phải chịu trách nhiệm.
Nhưng đồng thời, tôi không thích sự bất ngờ. Tôi thích lúc nào cũng nhận thức
được cái gì đang diễn ra”
Ôi Anna
Wintour! Đây hẳn là câu nói đầy tự tin từ một người biết quản lý tốt về công việc
cũng như nhân sự. Một lần nữa ELLE phải thốt lên, ôi Anna Wintour!
“Tôi
không thích quan trọng hóa vấn đề. Tôi đảm bảo đây không phải là điều tốt lành
gì, nhưng tôi thật sự không quan tâm việc nghiên cứu thị trường cho lắm.”
“Bà chủ”
của tạp chí Vogue thừa nhận điều này vào năm 2011 trên chương trình CBS News.
Có lẽ giới mộ điệu thời trang đã luôn ngầm nhận ra sự thật này từ lâu khi những
sản phẩm dưới tay của Anna Wintour luôn tách biệt, thổi luồng gió mới lạ đến đọc
giả của tạp chí.
“Khi tôi
biết một công ty được điều hành bởi một nhóm người, tim tôi liền lắng xuống. Điều
các bạn cần là một người lãnh đạo với tầm nhìn và trái tim có thể dẫn dắt mọi
thứ tiến về trước”
Thái độ
công việc của Anna Wintour thể hiện rõ ràng trong câu nói này của bà. Thật vậy,
khi vào Vogue, bà có quan điểm hoàn đoàn đối nghịch với Tổng biên tập thời bấy
giờ – Grace Mirabella. “Chiến tranh lạnh” giữa hai người diễn ra trong ba năm
ròng. Sau khi “vương trượng” được trao về tay của Wintour, Vogue chính thức bước
qua một khúc ngoặt mới tươi đẹp hơn.
“Bố hoặc biết về thời trang hoặc chẳng biết gì cả”
Wintour
đã trả lời bố của mình – ông Charles Wintour, lúc bấy giờ đang là biên tập viên
của báo London Evening Standard khi ông gợi ý bà về việc học thời trang tại trường
để đảm bảo tương lai. Câu nói này của bà đã nhanh chóng nổi tiếng và trở thành
chân lý trong giới thời trang.