Tôi nhận ra lâu nay tiết kiệm sai cách, cứ tích những món đồ này trong bếp kiểu gì cũng khổ vì bệnh tật
Mấy món kiểu này, tôi thấy bếp nhà nào cũng có.
Dù nhà có điều kiện hay không thì tôi vẫn luôn cố gắng sống tiết kiệm, bố mẹ tôi rất ghét sự lãng phí. Có nhiều thói quen mà hầu như ai cũng làm tưởng chừng vô hại nhưng dần dần, càng tìm hiểu thì tôi nhận ra chẳng những không tiết kiệm được bao nhiêu mà còn gây hại cho sức khỏe, tích bệnh tật trong người.
1. Dùng đũa dùng 1 lần
Ngày trước, mỗi khi nhà có khách tôi thường lấy đũa dùng 1 lần ra dùng để đỡ mất công rửa nhiều. Khi mua đồ ăn ngoài được cho kèm đũa dùng 1 lần tôi cũng cất để sau này dùng.
Thực tế, ít ai biết là đũa dùng 1 lần cũng có hạn sử dụng, thường chỉ bảo quản được 4 tháng sau khi tiệt trùng.
Biểu hiện trực quan nhất là đũa sẽ bị mốc, đen khi hết hạn sử dụng, thế nhưng cũng sẽ có những loại bị nấm mốc nhưng không thể nhìn thấy, càng độc cho cơ thể. Vậy nên nếu có thể, hãy hạn chế sử dụng cũng như đừng tích trữ loại đũa này.
2. Dùng chảo chống dính mất lớp phủ
Tôi cứ nghĩ chảo cho lên nấu được là dùng được, có cái nhiều năm tôi vẫn dùng, mất lớp chống dính thì dùng để nấu canh. Sau này tôi mới biết, khi lớp phủ chống dính bị trầy xước hoặc mất đi, chảo có thể giải phóng các chất hóa học từ lớp phủ vào thực phẩm, đặc biệt là ở nhiệt độ cao.
Một số lớp phủ chống dính có thể chứa PTFE (Polytetrafluoroethylene) - thường được gọi là "vua nhựa". Trong điều kiện bình thường, chất này không gây hại cho con người nhưng khi bị bong ra, phân hủy ở nhiệt độ cao có thể giải phóng các hợp chất độc hại như PFOA (Perfluorooctanoic acid) vào không khí và thực phẩm, gây ảnh nguy hiểm đến sức khỏe.
Hầu hết các loại chảo chống dính được tráng phủ đều không bền, lớp phủ sẽ bong ra và bị trầy xước sau 1 đến 2 năm. Nhận ra điều này dù không sớm nhưng tôi đã bỏ luôn hành vi tiết kiệm không đúng này, thay chảo định kỳ hoặc dùng chảo đá cho an toàn.
3. Dùng túi nilon trắng trong siêu thị
Đi siêu thị, nhất là ở những gian hàng thực phẩm tôi thường phải đựng đồ ăn vào túi nilon trắng. Sau khi mua về nhiều khi cũng lười nên cứ thế cho vào tủ lạnh.
Điều mà tôi không biết là loại túi nilon này có tính chất tích điện, nghĩa là khi cân, trọng lượng của túi cũng sẽ được tính vào thực phẩm, làm tăng giá trị đơn hàng mà tôi không hề hay biết.
Chưa kể, những chiếc túi này không thích hợp để sử dụng lâu dài. Tôi được cảnh báo là không nên để thức ăn vào túi rồi cất trong tủ lạnh vì sau vài ngày, túi sẽ dần trở thành dạng bột, không những khiến thực phẩm hư hỏng mà còn gây độc hại.
4. Tái sử dụng hộp nhựa dùng 1 lần
Nhiều hàng quán cũng dùng hộp nhựa dùng 1 lần để đựng đồ ăn cho khách, sau khi sử dụng tôi thấy vẫn còn mới nên tại rửa sạch để lần sau dùng. Thói quen này đã được tôi "cho ra chuồng gà" khi tôi biết rằng những hộp cơm này chỉ khi có nhãn PP5 và QS mới đạt chất lượng, còn nhưng hộp rẻ tiền không có logo, làm bằng PS thì có hại vô cùng.
Những hộp nhựa như thế về cơ bản được làm từ nhựa thải và có chất làm dẻo, chỉ có thể sử dụng tạm thời và không thể sử dụng nhiều lần chứ đừng nói đến việc đun nóng hoặc làm lạnh. Vì vậy, bạn cũng thế, khi sử dụng hộp nhựa dùng một lần hãy chú ý đến chất liệu và không nên tiết kiệm một cách mù quáng.
5. Dùng giẻ lau lâu ngày
Vật dụng được tôi tái sử dụng nhiều nhất trong nhà bếp là giẻ lau, tôi không có thói quen thay chúng thường xuyên vì nghĩ rằng sau khi giặt vẫn có thể sử dụng được.
Thế nhưng giẻ lau dùng lâu ngày còn được coi là bẩn hơn cả bồn cầu. Do tiếp xúc lâu dài với cặn thức ăn, dầu mỡ, nước thải nên đây trở thành nơi sinh sản của các vi sinh vật, vi khuẩn... Đừng nghĩ rằng chỉ cần giặt sạch là có thể sử dụng được, vì một số vi khuẩn chịu nhiệt có thể không bị tiêu diệt ngay cả khi bạn luộc chúng trong nước sôi.
Vì vậy, cách an toàn nhất là thay giẻ lau thường xuyên. Nếu không thì khi chất độc hại tích tụ vào người, tiền chữa bệnh còn cao hơn gấp trăm nghìn lần việc mua 1 cái khăn mới.
Nguồn: Toutian