"Gián điệp" gia đình

,
Chia sẻ

Thống kê còn cho thấy có khoảng 1% những người chồng (hay vợ) cài đặt những phần mềm kiểm soát người dùng thứ hai trong máy tính của gia đình.

Các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý gia đình cho rằng, mối quan hệ vợ chồng cần phải dựa trên lòng tin. Thực tế của lòng tin ấy thế nào, các nhà khoa học của  đại học Oxford và Nottingham Trent đã chứng minh trong một công trình nghiên cứu...
 
Hóa ra cứ 5 người đàn ông hay đàn bà (đã lập gia đình) có một người cho rằng việc thường xuyên kiểm tra tin nhắn hay email của vợ (hay chồng) mình là điều chẳng có gì đáng xấu hổ. Khoảng 20% các cặp vợ chồng thường xuyên kiểm tra danh sách các trang web mà người kia thường xuyên đọc.
 

Có khoảng 1.000 gia đình đã tham gia vào cuộc nghiên cứu Internetiket ( ghép từ "internet" và "etiquette"). Lứa tuổi trung bình của các cặp vợ chồng là 49, đa số đã có trên 19 năm chung sống và có ít nhất một con.

Theo bà Helen Helsper- người đừng đầu dự án, mức độ "gián điệp" lẫn nhau (ám chỉ việc theo dõi và giám sát nửa kia của mình) của các vợ chồng cao đến mức kinh ngạc. Lúc đầu các nhà tâm lý cho rằng, những người thường xuyên rình rập nửa kia của mình đa số là những ông chồng hay ghen tuông và rất rành rẽ về máy móc, vi tính… Thế nhưng cuộc khảo sát của họ cho thấy hóa ra phái yếu mới là những người thích theo dõi, rình rập chồng mình.

Đáng chú ý là những người sử dụng được một số kỹ năng khá phức tạp của máy tính lại là những “quý bà” hầu như không làm việc với máy tính bao giờ. “Các nghiên cứu khoa học từ xưa tới nay đều cho rằng phụ nữ thường gặp vấn đề với kỹ thuật. Và điều đó là hết sức tự nhiên -  bà Helen Helsper bình luận – Thế nhưng từ khảo sát này, chúng tôi có thể đưa ra kết luận rằng khi người phụ nữ cảm thấy mối đe dọa nào đó đang treo lơ lửng trên mái nhà của họ thì họ có thể vượt qua được rất nhiều rào cản, kể cả những kiến thức về máy tính hóc búa”. Khoảng 6% đàn ông và cứ 10 phụ nữ lại có một người theo dõi chồng bằng cách kiểm tra trên máy tính.Có khỏang 4% số lượng gia đình mà trong đó cả vợ và chồng thường xuyên theo dõi các trang web của nhau.

Trả lởi câu hỏi về việc đọc email của chồng hoặc vợ mình, có 8% quý ông và 14% quý bà thú nhận rằng họ làm việc ấy thường xuyên. Các tin nhắn cũng bị kiểm soát với tình hình tương tự: 7% đàn ông và 13% đàn bà. Cứ 10 gia đình thì có một gia đình cả vợ lẫn chồng đều có hành động "rình rập" nhau.

Ngoài ra, thống kê còn cho thấy có khoảng 1% những người chồng (hay vợ) cài đặt những phần mềm kiểm soát người dùng thứ hai trong máy tính của gia đình. Cũng từng ấy người thú nhận đã từng sử dụng một số biện pháp khác để kiểm tra chồng hay vợ mình, như: làm quen bằng các nick giả, tạo nên những cuộc hẹn hò giả….

“Chúng tôi có thể chứng minh được rằng những người sử dụng máy vi tính giờ đây rất biết tận dụng phương tiện kỹ thuật, khi họ nghi ngờ mình bị lừa dối -  Helen Helsper nói – Tất cả những suy nghĩ truyền thống về nề nếp gia đình và sự tôn trọng cuộc sống riêng tư của người khác đã trở nên mờ nhạt trước nỗi ám ảnh sợ bị lừa dối. Trước kia, các phương thức kiểm tra còn hạn chế do không có nhiều "công cụ" thì nay sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã làm tăng khả năng "rình rập" lên bội phần”.

Theo các nhà khoa học, việc theo dõi, rình rập lẫn nhau giữa các cặp vợ chồng đã trở nên phổ biến hơn họ nghĩ. Nếu tin tưởng vào kết quả của cuộc điều tra thì cứ 3 cặp vợ chồng lại có một gia đình mà trong đó vợ hay chồng tìm cách kiểm tra người bạn đời của mình bằng các phương tiện khoa học kỹ thuật. Đôi khi, việc kiểm tra ấy không phát xuất từ lý do nghi ngờ sự phản bội, mà đơn giản vì họ muốn biết rõ hơn về người bạn đời của mình.
 
Theo Pravda/PNO
Chia sẻ