Gái "dại" dạy chồng

Bình Nhi,
Chia sẻ

Bạn khôn ngoan "dạy dỗ" chồng. Nhưng hãy coi chừng, sự khôn ngoan của bạn có thể trở thành dại dột khiến nhà tan cửa nát.

Dạy chồng “bật” lại bố mẹ

"Cuộc chiến” mẹ chồng, nàng dâu luôn là vấn đề nóng bỏng trong đời sống gia đình. Và người chồng thường bị mắc kẹt giữa mối quan hệ này.

Có nhiều người biết cách cân bằng “hai chiến tuyến”, có người quyết làm tròn chữ hiếu, trong khi một số khác lại nghiêng về phía vợ.

Nếu bạn là cô vợ biết điều, mọi chuyện có thể sẽ ổn. Nhưng nếu bạn là cô vợ ngoa ngoắt, lấn át chồng, tình hình có thể tệ đi rất nhiều.

Những cô vợ lấn át chồng thường có cá tính mạnh. Bạn là người như vậy nên tư tưởng “dạy dỗ” chồng của bạn được hình thành ngay từ khi còn yêu nhau. 

Khi mâu thuẫn mẹ chồng, nàng dâu xảy ra, đương nhiên, ai cũng khẳng định mình đúng. Bạn lên tiếng yêu cầu anh ấy bảo vệ bạn. Bằng cách nào? Chắc chắn bạn không ngại dùng biện pháp mạnh đâu.

Bạn sẵn sàng nhảy lên cãi nhau tay đôi với mẹ chồng. Và dù bạn có yếu thế hay không, anh vẫn phải luôn đứng về phía bạn.

Trong những lúc thủ thỉ trên giường, bạn rót vào tai anh bao lý luận về tình nghĩa vợ chồng, về việc các bà mẹ chồng “ác” như thế nào.

Đến khi nghiêng theo bạn rồi, anh sẽ to tiếng với bố mẹ. Tình cảm gia đình sẽ sứt mẻ từ đây.

Gái
Bạn khôn ngoan "dạy dỗ" chồng. Nhưng hãy coi chừng kẻo bạn khiến nhà tan cửa nát (Ảnh minh họa)

Dạy chồng tiêu tiền không phải nghĩ

Sinh ra trong gia đình khá giả nên tiền nong với bạn chỉ là chuyện nhỏ. Bạn có bao giờ phải đắn đo suy nghĩ khi mua một món đồ nào đó đâu.

Ấy vậy mà, sau đám cưới, chồng bạn lại ngồi “đo lọ nước mắm, ngắm củ dưa hành”. Bạn đến phát mệt với việc tính tính, toán toán của anh.

Thế là bạn lên kế hoạch dạy anh về cách sống thoải mái với tiền. 

Bạn phân tích rằng đời người sống được bao lâu đâu mà ki cóp. Đến lúc chết, chẳng ai mang tiền theo quan tài được. Mà đời người ngắn ngủi, ai cũng có thể ra đi bất cứ lúc nào. Vậy giữ tiền để làm gì nhỉ?

Bạn cũng nói thẳng bạn thấy anh đang sống vô cùng khổ sở, không dám ăn tiêu gì dù tiền đầy trong tủ. 

Với bao lý lẽ bạn đưa ra, anh xiêu lòng và hai người bắt đầu bước vào cuộc tàn phá tiền.

Nhưng sau đó thì sao? Con tự dưng ốm, bạn chẳng có tiền nộp viện phí. Nhà bị thấm dột, bạn chẳng có tiền sửa chữa. Xe bị mất, bạn không biết lấy đâu ra tiền mua xe khác.

Không có tiền lo cho gia đình, mâu thuẫn chắc chắn sẽ xảy ra. Những cuộc cãi vã sặc mùi tiền diễn ra triền miên khiến cả hai mệt mỏi.

Dạy chồng bon chen

Bạn luôn chê chồng cù lần, an phận. Bạn luôn phàn nàn “người ta ông nọ bà kia trong khi anh suốt đời chỉ là nhân viên quèn”.

Và bạn đặt chỉ tiêu cho anh năm sau lên được chức trưởng phòng, phải kiếm về vài trăm triệu. Để anh đạt được mục đích, bạn dạy anh phải nịnh sếp thế nào, phải “chơi” đồng nghiệp ra sao,…

Bạn lên các kế hoạch đó và hy vọng anh sẽ làm theo để giúp bạn nở mày, nở mặt. 

Nghe bạn ca thán, khích bác suốt ngày, chắc chắn anh sẽ suy nghĩ rất nhiều. Nhưng anh có thể làm được gì đây vì anh đúng là người cù lần thật.

Sức ép mà bạn tạo ra cho anh có thể khiến anh nhụt chí, tự ti và sinh ra cáu bẳn. Anh không răm rắp nghe theo bạn nữa mà “phản đòn” bạn bất cứ lúc nào vì anh luôn trong tình trạng không thoải mái. 

Thực tế cho thấy, các cặp đôi vợ tham vọng, chồng an phận thường có cuộc sống không êm ả.

Dạy chồng… làm đẹp

Ai chẳng muốn chồng đẹp hơn. Bạn cũng vậy thôi. Bạn làm sao mà chịu được khi thấy chồng ăn mặc xuề xòa. 

Thế là bạn đầu tư để thay đổi anh chàng nhà quê. Bạn không tiếc tiền sắm hàng hiệu, đưa anh đi spa, làm lại tóc,…

Sau bao nỗ lực của bạn, anh ấy như lột xác. Bạn tự hào với thành quả mà mình đạt được. Anh trông bảnh trai hơn rất nhiều.

Đến lúc đó, bạn lại hốt hoảng chạy theo giữ chồng. 

Trong nhiều gia đình, vợ khôn ngoan hay dạy chồng khờ dại

Gái


Chia sẻ