"Cô đã "ấy" thằng nào mà chê tôi?"

,
Chia sẻ

Dù mệt nhưng nghe chồng cằn nhằn như vậy là Luyến lại đành miễn cưỡng ‘chiều’ chồng.

Chồng Luyến hay ghen. Lúc “hứng”, anh cứ “xông” vào, bị vợ từ chối là anh văng tục. Sau đó, anh bóng gió vợ “bất chính” với tình nhân. Bởi vì có lần, anh nghe người họ hàng kể, bắt gặp Luyến đi chơi cùng một người đàn ông nào đó. Luyến phản ứng thì vợ chồng cãi vã. “Nhiều lần như thế nên thôi thì, “làm” đại cho xong. Chứ không thì ‘mệt đầu’ lắm” – Luyến chia sẻ.
 
Cùng cảnh với Luyến, Ngân (Quận Tân Bình, TP HCM) cho biết, khoảng gần 1 năm nay, cô không còn “ham” chuyện đó. Công việc đòi hỏi Ngân phải đi công tác nhiều. Chồng Ngân hay ghen, nhất là sau mỗi chuyến vợ đi xa về, anh càng nghi ngờ. Ngân cho biết: “Những lúc ấy, nếu không gắng ‘chiều’ thì không thể yên với chồng mình. ‘Yêu’ mà không có cảm giác gì cả”.
 

Tránh ‘chiều’ chồng bằng cố chịu đựng

Có rất nhiều cách “chiều” chồng nhưng chiều bằng chịu đựng quan hệ là điều tối kỵ. Sự chịu đựng này vô tình biến người chồng thành ích kỷ, người vợ thành lãnh cảm (Nếu âm thầm chịu đựng lâu sẽ hình thành tư tưởng sợ hãi, chán nản khi “gần” chồng, dần dà sẽ bị chai sạn tình cảm).

Quan hệ vợ chồng là để giúp nhau cùng tìm được cảm giác hạnh phúc và yêu thương. Người ta chỉ cố được ngày một, ngày hai, cùng lắm là một vài năm. Quá ngưỡng, sẽ dẫn tới những hậu quả ngoài mong muốn như mắc bệnh, ghét chồng, muốn ly hôn, thấy bị chồng “bạo hành” trong chuyện đó…

Không nên mang “chuyện đó” ra để “thỏa mãn” chồng. Càng không được dùng “chuyện ấy” để ngăn ngừa sự ghen tuông vô lý của chồng. Không nên quan niệm mình là phụ nữ, phải chiều chồng. Tránh sợ cãi vã mà phải “yêu” chồng.

Với đàn ông, khi ham muốn đang mãnh liệt mà bị vợ “quay lưng” thì dễ sinh bực dọc. Với những anh đa nghi thì nghĩ đang bị vợ “qua mặt”. Lúc “điên máu”, họ quên mất lời nói ngọt ngào, yêu thương dành cho vợ. Thậm chí, một số anh còn không buồn xem mình đã làm vợ bị tổn thương đến thế nào.

Hoặc nếu thấy vợ cố thì lại nghĩ, vợ cũng thích nên càng “lấn tới”. Vợ chồng không hiểu ý nhau thì sớm hay muộn cũng bị tổn thương và sinh tâm lý chán ngán. Hậu quả của sự ức chế sẽ dẫn tới rạn nứt hạnh phúc. Hậu quả tiêu cực nhất là vợ chồng sẵn sàng đề xuất ly thân, ly hôn nếu kéo dài tình trạng này.

Trường hợp này, người vợ cần tìm hiểu nguyên nhân giảm hứng thú từ phía bản thân mình như stress, bệnh lý… Có thể trao đổi với chồng hoặc cùng chồng đi khám để điều trị đúng cách.

Cách từ chối khi không “muốn” cũng cần được lưu tâm. Nếu mệt, ốm hoặc không thích thì cần biết “thương thuyết” ngọt ngào để chồng hiểu và cảm thông. Tuy nhiên hầu hết trường hợp, người vợ hoặc cố chịu cho xong hoặc trở nên gay gắt, khó chịu.

Tiếp đến, cần xem xét đến những nguyên nhân từ chồng. Nhiều anh chồng yêu vợ nhưng vì ghen tuông vô cớ nên cứ nghĩ, nếu vợ không “thích” là thấy bị xúc phạm. Cảm giác ghen tuông khi đó càng dữ dội. Có anh do “nhu cầu” cao mà thấy vợ “hững hờ” thì cũng “cay cú”. Tức vợ nhưng không biết kiếm cớ gì, đành viện cớ nghi vợ ngoại tình.

Trường hợp này, có thể kéo chồng cùng làm việc nhà, cùng giải trí… để chồng qua “cơn bức xúc”. Có rất nhiều cách để làm chồng hài lòng bên cạnh “chuyện đó”. Nên chọn cách để cả hai luôn vui vẻ, thỏa mãn là tốt nhất.

Theo Me&be
Chia sẻ