Tiếp tục đón cơn bão số 6
Tối nay 1.10 siêu bão Nalgae (bão số 6) sẽ đi vào vùng biển phía đông khu vực bắc biển Đông với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp, giật cấp14, cấp 15.
Đến 4 giờ chiều 30-9, cơn bão số 5 (Nesat) đã vượt qua địa phận Hải Phòng và Quảng Ninh và tiến vào Hải Dương và các tỉnh đồng bằng Trung du Bắc Bộ, sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp.
Áp thấp gây mưa nhiều tại Hà Nội.
Trong khi đó, tối nay 1.10 cơn bão Nalgae (bão số 6) sẽ đi vào vùng biển phía đông khu vực bắc biển Đông. Hồi 7 giờ ngày 01/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,8 độ Vĩ Bắc; 122,7 độ Kinh Đông, trên bờ biển phía Đông đảo Lu-dông (Philippin). Sức gió mạnh nhất vùng gần bão mạnh cấp 15 (tức là từ 167 đến 183km một giờ), giật cấp 16, cấp 17.
Thiệt hại hàng chục tỷ đồng
Tại Quảng Ninh, khoảng 6 - 7 giờ sáng, khi bão bắt đầu đổ bộ vào vùng biển Cô Tô (Quảng Ninh) tàu của ngư dân Mai Công Điệp (thuộc H.Cô Tô) bị mất liên lạc. Tàu cá này do ông Vũ Văn Lộc làm thuyền trưởng. Trên tàu, ngoài ông Lộc ra còn có một thuyền viên khác chưa xác định được danh tính. Thống kê ban đầu cho thấy: toàn đảo có 40 nhà bị tốc mái, 8 tàu bị đắm... Tại xã Thanh Lân, một cột viễn thông của VNPT bị đổ.
Cũng từ sáng 30.9, mưa lớn tại vùng Cẩm Phả đã khiến khu vực tổ 1, khu 1, P.Cửa Ông, TX Cẩm Phả, Quảng Ninh bị chìm trong biển nước. Hơn 20 hộ dân ở đây bị ngập nặng. Nguyên nhân là do các núi bãi thải của Công ty than Cọc Sáu đổ thải lấp một số đường mương, khe suối nên nước dồn về khu vực các hộ dân ngay chân bãi thải. Trong khi đó, cống lớn tại QL18 lại đang thi công, dòng chảy bị thu hẹp nên nước lên khiến nhà dân bị ngập. Nhiều gia đình tại khu vực này đã phải đi sơ tán vì họ không thể ra ngoài để mua thực phẩm, không có chỗ nấu ăn.
Tại TP Hạ Long, khoảng 2 giờ sáng đã xảy ra vụ sụt đất tại khu vực tổ 42, khu 4b, P.Cao Xanh, TP Hạ Long. Hố sụt đường kính khoảng 20m, sâu 20m cắt ngang đường dân cư khu 4a và khu 4b, P.Cao Xanh. Chính quyền địa phương đã phải di dời một số hộ dân khỏi khu vực nguy hiểm. Theo thống kê sơ bộ, ước tính tổng thiệt hại do bão số 5 gây ra tại Quảng Ninh khoảng 50 tỉ đồng.
Ở huyện đảo Cát Hải (Hải Phòng), do bão đổ bộ vào lúc thủy triều rút không có sóng to nên hệ thống đê kè vẫn an toàn. Còn tại Đồ Sơn (Hải Phòng), theo ghi nhận của phóng viên, gió dữ dội kèm theo mưa rất to, tuy nhiên biển vẫn rất lặng sóng không như những cơn bão trước (sóng biển dâng cao hàng chục mét). Theo ông Phạm Văn Hậu, chủ một nhà hàng ở khu 1, may mắn là bão vào đúng thời điểm thủy triều rút nên không gây ra sóng to như nhiều cơn bão trước.
Trong khi đó, tối nay 1/10, cơn bão Nalgae từ ngoài khơi Philippines sẽ vượt qua đảo Luzon đi vào vùng biển phía đông khu vực bắc biển Đông, trở thành cơn bão số 6 trong mùa mưa bão năm nay. Dự báo, chiều tối ngày 2.10, tâm bão Nalgae còn cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 460 km về phía đông, cường độ bão mạnh cấp 13.
Lũ đồng bằng sông Cửu Long vượt mức lịch sử
Tại ĐBSCL lũ lụt vẫn đang diễn biến phức tạp, đã xuất hiện mức lũ đặc biệt lớn, một số nơi đã vượt đỉnh lũ lịch sử. Cụ thể, mực nước trên sông Tiền tại Mỹ Thuận lên 1,95m, cao hơn báo động 3 là 0,15m, vượt đỉnh lũ lịch sử 0,04m. Mực nước trên sông Hậu tại Long Xuyên và Cần Thơ cao hơn báo động 3 lần lượt là 0,29m và 0,21m, vượt đỉnh lũ lịch sử 0,14 m và 0,08m...
Ngày 30.9, Sở NN-PTNT tỉnh Vĩnh Long cho biết, lúc 5 giờ sáng ngày 28.9, nước lũ chảy xiết cùng triều cường dâng cao làm vỡ đê Tân Hiệp, Tân Phước thuộc xã Tân Bình (H.Bình Tân), nhấn chìm 2.000 ha bắp cải, hành và khoai lang. Ước tính hoa màu bị thiệt hại khoảng 30%.
Đến trưa ngày 30.9, một số tuyến đê bảo vệ lúa vụ 3 tại các xã Thông Bình, Tân Thạnh A, Tân Hộ Cơ (H.Tân Hồng, Đồng Tháp) vẫn trong tình trạng báo động, nước tràn đồng, đe dọa 3.720 ha lúa. Hiện mực nước bên trong các thân đê thấp hơn mực nước lũ ngoài đê hơn 4m, nhiều nơi nước mấp mé bờ đê.
4 huyện Tân Hồng, Hồng Ngự, Thanh Bình, Cao Lãnh (Đồng Tháp) có 371 km đường giao thông bị sạt lở, khối lượng đất đá bị trôi 823.929m3, 10 cầu cống bị hư hỏng; 1.628 căn nhà bị ngập nước, 15 căn nhà bị sập, cuốn trôi, 352 căn nhà bị hư hại; 8,2 ha hoa màu bị mất trắng, 1.006 ha cây ăn trái bị ngập, trong đó 91 ha thiệt hại 100%; diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại 169,5 ha.
Lũ lớn tại ĐBSCL, theo Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão T.Ư đã cướp đi sinh mạng của 8 người. Trong đó, An Giang có 4 người, Long An 2 người, Đồng Tháp và Cần Thơ mỗi tỉnh đã có 1 người chết.
Áp thấp gây mưa nhiều tại Hà Nội.
Hướng di chuyển của cơn bão số 6.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng giữa Tây và Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 25 - 30km. Như vậy khoảng chiều tối và đêm 1/10, bão sẽ đi vào vùng biển phía Đông khu vực Bắc biển Đông và là cơn bão số 6. Đến 16 giờ ngày 2/10, tâm bão chỉ cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 460km về phía Đông. Bão Nelgae được đánh giá là một siêu bão với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 đến 149 km một giờ), giật cấp14, cấp 15. Thiệt hại hàng chục tỷ đồng
Tại Quảng Ninh, khoảng 6 - 7 giờ sáng, khi bão bắt đầu đổ bộ vào vùng biển Cô Tô (Quảng Ninh) tàu của ngư dân Mai Công Điệp (thuộc H.Cô Tô) bị mất liên lạc. Tàu cá này do ông Vũ Văn Lộc làm thuyền trưởng. Trên tàu, ngoài ông Lộc ra còn có một thuyền viên khác chưa xác định được danh tính. Thống kê ban đầu cho thấy: toàn đảo có 40 nhà bị tốc mái, 8 tàu bị đắm... Tại xã Thanh Lân, một cột viễn thông của VNPT bị đổ.
Cũng từ sáng 30.9, mưa lớn tại vùng Cẩm Phả đã khiến khu vực tổ 1, khu 1, P.Cửa Ông, TX Cẩm Phả, Quảng Ninh bị chìm trong biển nước. Hơn 20 hộ dân ở đây bị ngập nặng. Nguyên nhân là do các núi bãi thải của Công ty than Cọc Sáu đổ thải lấp một số đường mương, khe suối nên nước dồn về khu vực các hộ dân ngay chân bãi thải. Trong khi đó, cống lớn tại QL18 lại đang thi công, dòng chảy bị thu hẹp nên nước lên khiến nhà dân bị ngập. Nhiều gia đình tại khu vực này đã phải đi sơ tán vì họ không thể ra ngoài để mua thực phẩm, không có chỗ nấu ăn.
Tại TP Hạ Long, khoảng 2 giờ sáng đã xảy ra vụ sụt đất tại khu vực tổ 42, khu 4b, P.Cao Xanh, TP Hạ Long. Hố sụt đường kính khoảng 20m, sâu 20m cắt ngang đường dân cư khu 4a và khu 4b, P.Cao Xanh. Chính quyền địa phương đã phải di dời một số hộ dân khỏi khu vực nguy hiểm. Theo thống kê sơ bộ, ước tính tổng thiệt hại do bão số 5 gây ra tại Quảng Ninh khoảng 50 tỉ đồng.
Ở huyện đảo Cát Hải (Hải Phòng), do bão đổ bộ vào lúc thủy triều rút không có sóng to nên hệ thống đê kè vẫn an toàn. Còn tại Đồ Sơn (Hải Phòng), theo ghi nhận của phóng viên, gió dữ dội kèm theo mưa rất to, tuy nhiên biển vẫn rất lặng sóng không như những cơn bão trước (sóng biển dâng cao hàng chục mét). Theo ông Phạm Văn Hậu, chủ một nhà hàng ở khu 1, may mắn là bão vào đúng thời điểm thủy triều rút nên không gây ra sóng to như nhiều cơn bão trước.
Trong khi đó, tối nay 1/10, cơn bão Nalgae từ ngoài khơi Philippines sẽ vượt qua đảo Luzon đi vào vùng biển phía đông khu vực bắc biển Đông, trở thành cơn bão số 6 trong mùa mưa bão năm nay. Dự báo, chiều tối ngày 2.10, tâm bão Nalgae còn cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 460 km về phía đông, cường độ bão mạnh cấp 13.
Lũ đồng bằng sông Cửu Long vượt mức lịch sử
Tại ĐBSCL lũ lụt vẫn đang diễn biến phức tạp, đã xuất hiện mức lũ đặc biệt lớn, một số nơi đã vượt đỉnh lũ lịch sử. Cụ thể, mực nước trên sông Tiền tại Mỹ Thuận lên 1,95m, cao hơn báo động 3 là 0,15m, vượt đỉnh lũ lịch sử 0,04m. Mực nước trên sông Hậu tại Long Xuyên và Cần Thơ cao hơn báo động 3 lần lượt là 0,29m và 0,21m, vượt đỉnh lũ lịch sử 0,14 m và 0,08m...
Ngày 30.9, Sở NN-PTNT tỉnh Vĩnh Long cho biết, lúc 5 giờ sáng ngày 28.9, nước lũ chảy xiết cùng triều cường dâng cao làm vỡ đê Tân Hiệp, Tân Phước thuộc xã Tân Bình (H.Bình Tân), nhấn chìm 2.000 ha bắp cải, hành và khoai lang. Ước tính hoa màu bị thiệt hại khoảng 30%.
Đến trưa ngày 30.9, một số tuyến đê bảo vệ lúa vụ 3 tại các xã Thông Bình, Tân Thạnh A, Tân Hộ Cơ (H.Tân Hồng, Đồng Tháp) vẫn trong tình trạng báo động, nước tràn đồng, đe dọa 3.720 ha lúa. Hiện mực nước bên trong các thân đê thấp hơn mực nước lũ ngoài đê hơn 4m, nhiều nơi nước mấp mé bờ đê.
4 huyện Tân Hồng, Hồng Ngự, Thanh Bình, Cao Lãnh (Đồng Tháp) có 371 km đường giao thông bị sạt lở, khối lượng đất đá bị trôi 823.929m3, 10 cầu cống bị hư hỏng; 1.628 căn nhà bị ngập nước, 15 căn nhà bị sập, cuốn trôi, 352 căn nhà bị hư hại; 8,2 ha hoa màu bị mất trắng, 1.006 ha cây ăn trái bị ngập, trong đó 91 ha thiệt hại 100%; diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại 169,5 ha.
Lũ lớn tại ĐBSCL, theo Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão T.Ư đã cướp đi sinh mạng của 8 người. Trong đó, An Giang có 4 người, Long An 2 người, Đồng Tháp và Cần Thơ mỗi tỉnh đã có 1 người chết.