Tiếng mưa: 'Điệp khúc ru' giúp con người ngủ ngon

Trung Hạ,
Chia sẻ

Tiếng mưa tí tách đều đặn như lời ru à ơi càng khiến chúng ta dễ dàng chìm vào giấc ngủ.

Hẳn rằng nhiều người có cảm giác thế này: Ngủ trong ngày mưa lúc nào cũng ngon hơn bình thường. Thậm chí cơn mưa càng dai dẳng, sấm chớp đùng đùng, giấc ngủ càng sâu, càng ngon lành.

Bạn có từng thắc mắc vì sao lại như thế không? Tiếng mưa ồn ào, sấm chớp ầm ầm, trời nổi giông bão ngoài kia, không đáng sợ sao?

Thật sự không ngoa khi nói tiếng mưa như có phép thuật, là "điệp khúc ru" giúp con người dễ dàng chìm vào mộng mị, ngủ ngon hơn bình thường.

1. Tiếng mưa là điệp khúc ru ngủ

Sự kỳ diệu của tiếng mưa: "Điệp khúc ru' giúp con người ngủ ngon hơn - Ảnh 1.


Theo góc độ khoa học, tiếng mưa là nhiễu trắng hay còn gọi tiếng ồn trắng: Là một dạng âm thanh được tạo ra bằng cách kết hợp nhiều loại âm thanh với tần số khác biệt lại với mục đích phục vụ cuộc sống.

Nói dễ hiểu hơn, nhiễu trắng là loại âm thanh tương đối đồng đều với nhau. Ví dụ: Âm thanh mưa rơi, tiếng chim kêu, còn có tiếng máy điều hòa hoạt động mà chúng ta thường nghe…

Vì sao chúng ta thường ngủ ngon trong ngày mưa?

Đó là vì tiếng mưa sẽ lấn át hầu như tiếng ồn xung quanh, khiến người ta nảy sinh cảm giác dễ chịu và “tĩnh lặng” trong vô thức. Trái với tưởng tượng, khi nghe tiếng mưa, chúng ta sẽ bước vào thế giới an tĩnh, nội tâm lắng đọng như nước mùa thu, tâm tình cũng ổn định hơn bao giờ hết. Nhờ đó, chất lượng giấc ngủ cũng được nâng cao.

Nếu mưa nhẹ hạt thì sao? Tiếng mưa tí tách đều đặn như lời ru à ơi càng khiến chúng ta dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Nghiên cứu phát hiện, khi nghe được tiếng mưa, đại não sẽ vô thức thả lỏng, sản sinh sóng alpha. Trạng thái này tiệm cận với trạng thái của não khi con người đang ngủ.

Trong cuộc sống, nhiều người bình thường ngủ không được sâu, chất lượng giấc ngủ kém. Nhưng mỗi lúc trời mưa, họ lại phát hiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ của bản thân tạm thời biến mất, ngược lại còn ngủ rất ngon. Thật ra hiện nay, ở nhiều quốc gia, nhiều người đã biết dùng âm thanh nhiễu trắng để điều chỉnh giấc ngủ và thậm chí là tâm tình cảm xúc…

Sự kỳ diệu của tiếng mưa: "Điệp khúc ru' giúp con người ngủ ngon hơn - Ảnh 2.


2. Hàm lượng ion âm trong không khí tăng

Khi trời mưa, độ ẩm trong không khí tăng cao, đồng thời hàm lượng ion âm cũng tăng. Nguyên nhân đến từ hiện tượng sét cùng với sự ma sát của nước mưa và không khí.

Sự gia tăng của ion âm sẽ cải thiện chức năng hệ thống thần kinh, hệ thống tim mạch, hệ hô hấp của con người, khiến con người dễ dàng cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Ion âm còn có chức năng an thần, giúp chúng ta dễ dàng tiến vào giấc ngủ.

3. Mức oxy trong không khí giảm

Chúng ta đều có trải nghiệm thế này: Trong môi trường thiếu oxy, năng lực phản ứng của con người trở nên yếu hơn. Đây là vì oxy có thể kích thích đại não, khiến chúng ta hưng phấn, tỉnh táo.

Khi trời đổ mưa, hơi nước trong không khí cao, khối lượng phân tử trung bình giảm, dẫn đến áp lực giảm, hàm lượng oxy giảm. Điều này khiến đầu óc con người xuất hiện tình trạng mệt mỏi, mất đi sự hưng phấn thần kinh, từ đó mơ màng và muốn được ngủ.

Lúc này, con người có xu hướng nằm xuống nghỉ ngơi một lúc để giảm lượng oxy tiêu thụ.

Sự kỳ diệu của tiếng mưa: "Điệp khúc ru' giúp con người ngủ ngon hơn - Ảnh 3.


Sự kỳ diệu của tiếng mưa: "Điệp khúc ru' giúp con người ngủ ngon hơn - Ảnh 4.


4. Tăng tiết melatonin

Tuyến tùng của con người tiết ra một loại hormone liên quan đến giấc ngủ, điều chỉnh nhịp sinh học, được gọi là melatonin. Hormone này thường được tiết ra vào ban đêm hoặc khi ánh sáng yếu. Vào những ngày mưa, mặt trời bị mây đen cản trở, khung cảnh trở nên âm u, lúc này tuyến tùng tăng cường tiết melatonin khiến cơ thể con người cảm thấy buồn ngủ.

Đồng thời, mắt của chúng ta cũng sản xuất ra một loại protein liên quan đến giấc ngủ. Điều thú vị là ánh sáng càng mạnh thì lượng protein này được tổng hợp càng ít. Ngược lại, ánh sáng càng tối thì lượng protein này được tổng hợp càng nhiều, kéo theo cảm giác buồn ngủ cũng tăng lên.

5. Hoạt động bị hạn chế

Khi trời mưa, con người bị hạn chế các hoạt động ngoài trời và di chuyển. Đối với người không có gì để làm thì ngủ có lẽ là lựa chọn tốt nhất.

Có thể nói, con người có bản tính lười biếng. Ai cũng khao khát trạng thái thoải mái. Ngủ thực ra là một loại hưởng thụ, ít ai có thể cưỡng lại được sự cám dỗ này.

Sự kỳ diệu của tiếng mưa: "Điệp khúc ru' giúp con người ngủ ngon hơn - Ảnh 5.


Dưới góc độ tâm lý học, bác sĩ tâm thần học, nhà tâm lý học Thụy Sỹ - Carl Gustav Jung đã đưa ra một khái niệm tâm lý học: Vô thức tập thể. Nó dùng để chỉ phần thấp nhất của cấu trúc nhân cách, là lớp trầm tích được con người tích lũy trong quá trình tiến hóa lịch sử lâu dài, bao gồm các hoạt động và dấu vết di truyền trong não người.

Vào thời cổ đại, con người thường sống trong hang động hoặc túp lều. Họ luôn lo sợ thú dữ khi ngủ vào ban đêm. Vào những ngày mưa, động vật hoang dã thường ít xuất hiện hơn, mọi người có thể tạm thời thả lỏng cảnh giác và có được cảm giác an toàn tạm thời. Theo đó, cảm giác an toàn trong ngày mưa này đã được truyền từ đời này sang đời khác.

Vì vậy, giấc ngủ ngon ngày mưa là hiện tượng có cơ sở khoa học và phù hợp với tâm sinh lý con người.

Nguồn: 163, QQ
Chia sẻ