Thương lũ trẻ co ro trong "lớp học chuồng heo", chàng kĩ sư điện ở Đà Nẵng suốt 6 năm miệt mài kêu gọi xây 7 ngôi trường vùng cao

Hà Nam,
Chia sẻ

Chàng kỹ sư điện ở Đà Nẵng cùng những người bạn đã miệt mài kêu gọi sự giúp đỡ từ các nhà hảo tâm để xây dựng nhiều trường học khang trang cho trẻ em nghèo miền núi.

Được nhiều người "lạ" giúp đỡ khi mẹ mất, chàng kỹ sư trả ơn đời bằng việc tử tế

Dù quen qua facebook đã lâu và biết khá rõ những việc anh làm, nhưng Nguyễn Bình Nam luôn khéo léo từ chối mỗi khi tôi đề nghị phỏng vấn. Phải mất khá lâu thuyết phục thì anh mới đồng ý để chúng tôi viết bài về mình. Làn da ngăm đen, dáng người "đậm chất nông dân" và nụ cười hào sảng, đúng kiểu dân Quảng, đó có lẽ là những ấn tượng đầu tiên về chàng kỹ sư điện này.

Nói về cơ duyên đến với con đường thiện nguyện của mình, anh Nam tâm sự, mẹ anh là giáo viên nhưng cũng "mê" làm từ thiện. Hằng ngày mẹ anh đều đi khắp nơi để vận động, xin sách vở cho học sinh khó khăn ở địa phương. Năm 2012, mẹ anh bị bệnh nặng phải nhập viện và bác sỹ yêu cầu phải có 200 triệu để phẫu thuật.

Thương lũ trẻ co ro trong lớp học chuồng heo, chàng kĩ sư điện ở Đà Nẵng suốt 6 năm miệt mài kêu gọi xây 7 ngôi trường vùng cao - Ảnh 1.

Kỹ sư điện Nguyễn Bình Nam, trưởng CLB Bạn thương nhau - Đà Nẵng

Thương lũ trẻ co ro trong lớp học chuồng heo, chàng kĩ sư điện ở Đà Nẵng suốt 6 năm miệt mài kêu gọi xây 7 ngôi trường vùng cao - Ảnh 2.

Ngôi trường xập xệ ở xã Trà Mai trước khi được chàng kỹ sư trẻ xây dựng mới.

Thương lũ trẻ co ro trong lớp học chuồng heo, chàng kĩ sư điện ở Đà Nẵng suốt 6 năm miệt mài kêu gọi xây 7 ngôi trường vùng cao - Ảnh 3.
Thương lũ trẻ co ro trong lớp học chuồng heo, chàng kĩ sư điện ở Đà Nẵng suốt 6 năm miệt mài kêu gọi xây 7 ngôi trường vùng cao - Ảnh 4.

Ngôi trường đầu tiên mà Bình Nam và những người bạn của mình xây dựng.

"Lúc đó, mình không biết phải xoay sở ra sao vì số tiền quá lớn, nhưng sau đó được bạn bè ‘lén’ chụp hình mình đang chăm mẹ trong bệnh viện đăng lên facebook để kêu gọi và chỉ trong vòng 1 tuần thì mọi người đã giúp cho mẹ mình có đủ tiền để phẫu thuật. Rồi đến khi mẹ mất, mình suy sụp hoàn toàn và lúc đó lại có nhiều người ‘lạ’ ở đâu đến phụ mình lo mai táng cho mẹ chu đáo, khiến mình rất cảm động và biết ơn, từ đó mình càng quyết tâm làm thật nhiều việc tốt hơn theo tâm nguyện của mẹ và bản thân…", anh Nam bộc bạch.

Thế rồi, năm 2010, anh Nam cùng 15 đoàn viên ưu tú là đại biểu của Đoàn Khối Doanh nghiệp TP Đà Nẵng được vinh dự tham gia Liên Hoan thanh niên tiên tiến tổ chức ở Nghệ An. Từ chuyến đi này, Nam cùng một số người cùng quan điểm "Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình", đã kết tình "huynh đệ" và lập nên CLB "Bạn thương nhau".

Thương lũ trẻ co ro trong lớp học chuồng heo, chàng kĩ sư điện ở Đà Nẵng suốt 6 năm miệt mài kêu gọi xây 7 ngôi trường vùng cao - Ảnh 5.

Các em học sinh tại trường Tiểu học Trà Khê (Tây Trà, Quảng Ngãi) phải sinh hoạt trong nhà nội trú xập xệ...

Thương lũ trẻ co ro trong lớp học chuồng heo, chàng kĩ sư điện ở Đà Nẵng suốt 6 năm miệt mài kêu gọi xây 7 ngôi trường vùng cao - Ảnh 6.
Thương lũ trẻ co ro trong lớp học chuồng heo, chàng kĩ sư điện ở Đà Nẵng suốt 6 năm miệt mài kêu gọi xây 7 ngôi trường vùng cao - Ảnh 7.
Thương lũ trẻ co ro trong lớp học chuồng heo, chàng kĩ sư điện ở Đà Nẵng suốt 6 năm miệt mài kêu gọi xây 7 ngôi trường vùng cao - Ảnh 8.

Và đây là ngôi nhà nội trú khang trang mà Bình Nam đã vận động các nhà hảo tâm xây dựng và khánh thành 10/2014.

Anh Nam chia sẻ, những ngày đầu CLB mới thành lập, anh và các thành viên chủ yếu tìm đến những vùng khó khăn nhất ở miền Trung để tặng quà, giúp đỡ. Năm 2012, trong một lần tổ chức chương trình "Tết ấm vùng cao" tại huyện Nam Trà My (Quảng Nam), anh đã không thể kìm được xúc động khi chứng kiến những "lớp học chuồng heo" tạm bợ, xập xệ của các em nhỏ nơi đây. Những hình ảnh ấy cứ luẩn quẩn trong tâm trí, lấy đi không biết bao nhiêu nước mắt của chàng kỹ sư trẻ.

Nhiều đêm, Nam nằm gác tay lên trán suy ngẫm, những món quà mình mang đến cho đồng bào vùng cao chỉ giúp họ giải quyết những khó khăn tạm thời. Anh và những "chiến hữu" của mình cần phải tính đến cách thức hỗ trợ bền vững hơn.

"Tính tới tính lui thì thấy rằng chỉ có giáo dục tốt mới có thể giúp các em nhận thức phải thay đổi cuộc sống khó khăn này bằng chính nỗ lực của các em…", Nam chia sẻ.

6 năm xây 7 điểm trường cho tụi trẻ miền núi

Nói là làm, ngay sáng hôm sau, Nam tập hợp bạn bè bàn bạc và lên kế hoạch xây dựng ngôi trường đầu tiên tại thôn Nước Ui, xã Trà Mai (Quảng Nam). Ban đầu, kinh phí dự tính khoảng 40 đến 50 triệu đồng. Tuy nhiên, ròng rã hơn 2 tháng trời vì những cơn mưa rừng cộng việc vận chuyển vật liệu khó khăn khiến chi phí xây trường tăng lên hơn 200 triệu.

Hết tiền, Nam "đánh liều" đăng tải những hình ảnh sự thiếu thốn trường lớp, các em học sinh vùi cao lên facebook. Và điều kỳ diệu đã đến, chỉ vài giờ chia sẻ, chương trình của Nam liên tục nhận được những phản hồi tích cực và ủng hộ từ các nhà hảo tâm.

Thương lũ trẻ co ro trong lớp học chuồng heo, chàng kĩ sư điện ở Đà Nẵng suốt 6 năm miệt mài kêu gọi xây 7 ngôi trường vùng cao - Ảnh 9.

Điểm trường Tăk Rân - xã Trà Cang (Quảng Nam) trước đây.

Thương lũ trẻ co ro trong lớp học chuồng heo, chàng kĩ sư điện ở Đà Nẵng suốt 6 năm miệt mài kêu gọi xây 7 ngôi trường vùng cao - Ảnh 10.
Thương lũ trẻ co ro trong lớp học chuồng heo, chàng kĩ sư điện ở Đà Nẵng suốt 6 năm miệt mài kêu gọi xây 7 ngôi trường vùng cao - Ảnh 11.
Thương lũ trẻ co ro trong lớp học chuồng heo, chàng kĩ sư điện ở Đà Nẵng suốt 6 năm miệt mài kêu gọi xây 7 ngôi trường vùng cao - Ảnh 12.

Đây là điểm trường Tăk Rân - xã Trà Cang , Nam Trà My, Quảng Nam. Khánh thành tháng 10/2015

"Ban đầu dự tính chỉ làm trong 2 tháng nhưng do điểm trường này nằm heo hút giữa triền núi, trời mưa triền miên khiến việc vận chuyển vật liệu gặp nhiều khó khăn nên "đội" kinh phí lên đến 220 triệu đồng. Ban đầu thấy nhiều tiền cũng hoảng và mình phải bỏ tiền túi ra để công trình không bị ngưng trệ. Và rồi, sau đó được các mạnh thường quân hỗ trợ, cuối cùng điểm trường này cũng được hoàn thành trong niềm hạnh phúc vỡ òa. Tất cả đều nhờ các nhà hảo tâm trên Facebook và sự chung tay, góp sức của những người bạn của mình… ", Nam tâm sự.

Từ thành công điểm trường đầu tiên, CLB của Nam bắt đầu chuyển mục tiêu hoạt động chính sang xây trường ở những vùng sâu, vùng xa nhất của miền Trung với quan điểm "Đi thật xa - Nơi thật khó - Đến tận nơi - Trao tận tay" người dân những phần quà ý nghĩa mà mình đã gom góp từ bao tấm lòng nhân ái. Và tất nhiên, toàn bộ kinh phí tổ chức, đi lại đều do các thành viên tự bỏ tiền túi ra.

Cứ thế, tính đến nay, anh Nam và những người bạn của mình đã xây dựng được 7 điểm trường khang trang ở những vùng khó khăn nhất của các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình… Riêng năm 2017, CLB "Bạn thương nhau" đã vận động xây dựng được 3 điểm trường, trong đó có điểm trường được đầu tư hơn 560 triệu đồng.

Thương lũ trẻ co ro trong lớp học chuồng heo, chàng kĩ sư điện ở Đà Nẵng suốt 6 năm miệt mài kêu gọi xây 7 ngôi trường vùng cao - Ảnh 13.

Bình Nam trong chuyến khảo sát tại trường Ông deo - Trà Dơn (Nam Trà My, Quảng Nam).

Thương lũ trẻ co ro trong lớp học chuồng heo, chàng kĩ sư điện ở Đà Nẵng suốt 6 năm miệt mài kêu gọi xây 7 ngôi trường vùng cao - Ảnh 14.
Thương lũ trẻ co ro trong lớp học chuồng heo, chàng kĩ sư điện ở Đà Nẵng suốt 6 năm miệt mài kêu gọi xây 7 ngôi trường vùng cao - Ảnh 15.
Thương lũ trẻ co ro trong lớp học chuồng heo, chàng kĩ sư điện ở Đà Nẵng suốt 6 năm miệt mài kêu gọi xây 7 ngôi trường vùng cao - Ảnh 16.

Điểm trường Ông Deo khánh thành năm 2017.

Mỗi điểm trường được xây đều gắn liền với những câu chuyện cảm động. Nam chia sẻ, động lực để anh tiếp tục trên con đường gieo lòng nhân ái chính là các thầy, cô giáo cắm bản nơi núi rừng heo hút. Bởi những con người ấy, họ không chỉ đánh đổi tuổi thanh xuân mà còn đánh cược cả mạng sống của con cái mình vì hành trình gieo chữ ở vùng cao.

"Có thầy thì nghèo đến nỗi ký nợ 20.000 đồng với dân bản vì mua xăng chở tôi xuống núi sau một chuyến khảo sát để xây trường. Rồi có cô giáo trẻ đang mang thai nhưng vẫn cống hiến sức mình để lên tận vùng núi xa xôi "gieo chữ". Trong 1 đêm cô bị động thai, tôi cùng một số thanh niên trong bản đã khiêng võng đi bộ trên những con đường đá sỏi xuống dưới đồng bằng, tận 25km suốt 6 tiếng đồng hồ để tìm bệnh viện giúp đỡ", anh Nam bộc bạch.

Thương lũ trẻ co ro trong lớp học chuồng heo, chàng kĩ sư điện ở Đà Nẵng suốt 6 năm miệt mài kêu gọi xây 7 ngôi trường vùng cao - Ảnh 17.
Thương lũ trẻ co ro trong lớp học chuồng heo, chàng kĩ sư điện ở Đà Nẵng suốt 6 năm miệt mài kêu gọi xây 7 ngôi trường vùng cao - Ảnh 18.
Thương lũ trẻ co ro trong lớp học chuồng heo, chàng kĩ sư điện ở Đà Nẵng suốt 6 năm miệt mài kêu gọi xây 7 ngôi trường vùng cao - Ảnh 19.
Thương lũ trẻ co ro trong lớp học chuồng heo, chàng kĩ sư điện ở Đà Nẵng suốt 6 năm miệt mài kêu gọi xây 7 ngôi trường vùng cao - Ảnh 20.

Nam chia sẻ, động lực để anh tiếp tục trên con đường gieo lòng nhân ái chính là các thầy, cô giáo cắm bản nơi núi rừng heo hút.

Cứ thế, suốt 8 năm nay, Nam lặng lẽ với việc mình làm. Không khoa trương, chẳng ồn ào, nhưng nếu ai để ý facebook của anh, hẳn sẽ thấy lúc nào cũng "nóng", cũng đầy ắp thông tin, lời kêu gọi và hình ảnh về các chương trình từ thiện mang tên "Én nhỏ vùng cao", "Cơm có thịt", "Đông ấm vùng cao", "Tủ sách vùng cao"… Bây giờ, ngoài việc xây trường, hằng năm CLB do anh Nam sáng lập còn tổ chức nhiều chuyến đi từ thiện đến các xã vùng sâu, vùng xa, nơi đặc biệt khó khăn của miền Trung. Còn những chuyến đi gần thì không thể nào kể hết.

Nói về người "lãnh xướng" CLB của mình, anh Đỗ Đức Tình, một trong những thành viên của CLB, chia sẻ: "Có lẽ phải dùng những từ hoa mỹ nhất để nói về tấm lòng của Bình Nam. Cậu ấy là một người có tâm, có đức và luôn hết mình vì người nghèo, đặc biệt là trẻ em miền núi. Dù công việc khá bận nhưng cứ hễ cuối tuần là cậu ấy lại lên đường đi núi, khảo sát các điểm mới để xây trường...".

Chia sẻ