Thực trạng sử dụng thức ăn nhanh lứa tuổi học đường, những điều cha mẹ cần lưu ý

Hà Linh/VTC News,
Chia sẻ

Thức ăn nhanh là một phần tất yếu của cuộc sống hiện đại, nhưng sử dụng không đúng cách, thiếu an toàn có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ em.

Thức ăn nhanh đáp ứng được thời gian sinh hoạt và tiết kiệm thời gian nấu nướng cho các gia đình. Đặc biệt với học sinh phải đến trường sớm nên thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn để kịp giờ vào lớp. Tuy nhiên, không phải thức ăn nhanh nào cũng đáp ứng được an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo được chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ.

Nhiều gia đình cũng vì lạm dụng các món ăn nhanh khiến cho nhiều trẻ em đang bị thừa cân, béo phì cũng như tiềm ẩn các nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu sử dụng liên tục mà không có chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng và rèn luyện thể thao, cùng với thói quen sinh hoạt lành mạnh.

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, riêng năm 2020, tỷ lệ thừa cân, béo phì khu vực thành thị chạm ngưỡng 26,8%, nông thôn là 18,3%, miền núi là 6,9%. Điều này đồng nghĩa với, cứ 10 học sinh thành thị có 4 em bị thừa cân, béo phì.

Theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc 2019-2020 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ trẻ em béo phì, thừa cân tăng nhanh đáng báo động trong hơn 10 năm qua, tăng gấp 2,2 lần từ 8,5% (năm 2010) lên thành 19% (năm 2020). Tỷ lệ béo phì ở trẻ em nội thành tại TP.HCM đã vượt 50%, tại Hà Nội là 41%.

Theo chuyên gia, thừa cân, béo phì cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, việc dậy thì của trẻ, đồng thời để lại nhiều nguy cơ mắc bệnh khi trưởng thành. Nếu không có bất kỳ hành động can thiệp nào, ước tính đến năm 2030, Việt Nam sẽ có khoảng 1,9 triệu trẻ em béo phì.

Do cuộc sống hiện đại, gấp gáp, vào buổi sáng sớm hay sau mỗi giờ tan học tại các cổng trường học, chúng ta không khó để bắt gặp các nhóm học sinh vào những quán ăn nhanh vỉa hè, lề đường do sự tiện lợi, giá cả phải chăng và đa dạng về hương vị, kích thích vị giác cũng như đáp ứng được cơn đói sau một ngày học tập vất vả.

Đặc biệt, các trẻ phải chờ người nhà tới đón hoặc tiếp tục tham gia các lớp ngoại khóa sau giờ học ở trường. Thức ăn nhanh là tất yếu và là nhu cầu không thể thiếu đối với giới trẻ nói chung và lứa tuổi học sinh nói riêng.

Bữa ăn nhanh thường khó đáp ứng đủ nhu cầu về dinh dưỡng, bữa ăn không cân đối về khẩu phần nếu kéo dài và thường xuyên sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận lại, tính chất của bữa ăn nhanh là để đảm bảo về sự tiện lợi, nhanh chóng, bổ sung năng lượng kịp thời để chúng ta có thể hoạt động trong khoảng thời gian nhất định.

Vì vậy chúng ta có thể khắc phục bằng cách sử dụng sản phẩm thức ăn nhanh phù hợp, đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn toàn thực phẩm và bổ sung lại các chất dinh dưỡng trong các bữa ăn khác trong ngày khi có nhiều thời gian hơn. Vậy làm thể nào sử dụng thức ăn nhanh an toàn và hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe là điều mà rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm.

Thực trạng sử dụng thức ăn nhanh lứa tuổi học đường, những điều cha mẹ cần lưu ý - Ảnh 1.

Thức ăn nhanh. (Ảnh minh họa)

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng, giúp trẻ có sự phát triển đầy đủ về thể chất và trí tuệ đặc biệt là giai đoạn phát triển nhanh như giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì.

Do đó, các bậc cha mẹ cũng cần hết sức quan tâm đến việc phải cung cấp đủ năng lượng, dưỡng chất cho trẻ, chế độ ăn lành mạnh là điều hết sức cần thiết giúp trẻ tăng trưởng đều, có sức khỏe để học hành.

Lựa chọn các sản phẩm thức ăn nhanh có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Đối với các sản phẩm đóng hộp, ăn liền cần lựa chọn sản phẩm đến từ nhà sản xuất uy tín, có thương hiệu, có bao bì, nhãn mác ghi rõ các thông tin về nguyên liệu và thành phần dĩnh dưỡng. Môi trường bảo quản phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm…

Bổ sung nhu cầu dinh dưỡng cần thiết trong ngày thông qua các bữa ăn phụ hoặc trong bữa ăn chính khác khi có nhiều thời gian chuẩn bị hơn.

Chia sẻ