Thực phẩm và sức khỏe trẻ em
Một thực đơn khoa học, hợp lý, cân bằng sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc tăng cường sức khỏe tinh thần cho trẻ. Nó có tác dụng hạn chế bệnh thường gặp ở trẻ.
Thực phẩm thay đổi tính cách của trẻ
Theo một nghiên cứu dài kỳ của các chuyên gia ở đại học Southamton (Anh) thì những thực phẩm có chứa hàm lượng carbohydrates cao như khoai tây hoặc pasta sẽ làm cho trẻ ôn hòa hơn so với những loại thực phẩm giàu protein, cafein vì có những hợp chất gây kích thích ở trẻ nhỏ.
Các loại mỡ Omega-3 thực sự có tốt cho trẻ?
Có nên cho trẻ dùng ‘siêu thực phẩm’?
Siêu thực phẩm (superfoods) là thuật ngữ ra đời trong thời gian gần đây để nói về nhóm thực phẩm tốt, tuy nhiên đây cũng là vấn đề gây nhiều tranh luận và cho đến nay vẫn chưa có kết luận chính xác. Ví dụ người ta đã ca ngợi quá nhiều về giá trị dinh dưỡng của quả mâm xôi, bông cả, thịt gà tây… Đây là những món ăn tốt giúp trẻ thông minh, ăn ngủ tốt và có tác dụng cải thiện tâm tính. Trong thịt gà tây có hàm lượng L-tryptophan cao, cơ thể cần để chuyển hóa thành serotonin (làm cho người ta trở nên ôn hòa), nhưng để đạt hiệu quả này thì L-tryptophan phải được ăn riêng, không ăn chung với các loại axit amino khác.
Thực đơn tốt để duy trì sức khỏe tinh thần cho trẻ nhỏ
Một thực đơn khoa học, hợp lý, cân bằng sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc tăng cường sức khỏe tinh thần cho trẻ. Nó có tác dụng hạn chế những loại bệnh thường gặp như cảm lạnh, táo bón, tăng cường năng lượng, tăng cường trí nhớ, sự tập trung ở trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh hoạt bát, phát triển cân bằng về thể chất lẫn tinh thần. Để đạt mục tiêu này cần chú ý đến một số tiêu chí sau:
Tránh để trẻ khát: đây là yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển tốt, chỉ cần khát một chút hoặc không cung cấp nước kịp thời trẻ sẽ dễ mắc bệnh như đau đầu, khó thở, mệt mỏi, thiếu tập trung.
Không được bỏ bữa sáng: đây là bữa ăn quan trọng trong ngày giúp trẻ có năng lượng để học, chơi và giảm rủi ro mắc bệnh thần kinh.
Cho trẻ ăn đều đặn các bữa trong ngày, kể cả bữa ăn phụ, ăn vặt không để trẻ đói.
Trọng tâm đến thực phẩm giàu chất sắt như thịt, cá, ngũ cốc tăng cường sắt.
Nhóm thực phẩm nên và không nên
Nhóm thực phẩm nên ăn nhiều như: thịt, cá, đậu đỗ nhưng không nên ăn các loại cá biển có kích thước lớn vì nó có chứa hàm lượng thủy ngân cao ảnh hưởng đến quá trình phát triển hệ thần kinh. Ngoài ra nên cho trẻ ăn ngũ cốc, nhất là loại nguyên chất, sữa và cung cấp nước đầy đủ.
Nhóm thực phẩm tránh ăn gồm: sữa tách béo, bánh tách béo cho nhóm trẻ 2 – 5 tuổi vì nó thiếu hụt calo, vitamin D và A.
Cá biển kích thước lớn vì có nhiều thủy ngân