Thực hư chuyện sản phụ mang thai gần 2 năm vẫn chưa đẻ
Trước thông tin chị Nguyễn Thị Chiến (25 tuổi ở Hiệp Hòa, Bắc Giang) mang thai 21 tháng vẫn chưa sinh con, bác sĩ BV Phụ sản T.Ư khẳng định: “Không thể có chuyện sản phụ mang thai 21 tháng”.
“Trước một thai phụ mang thai 21 tháng mà chưa đẻ thì không có một bác sĩ nào (kể cả bác sĩ tuyến dưới) lại bảo thai phụ về chờ đợi. Vì trên thực tế, chưa có thai nhi nào sống được trong bụng mẹ quá 45 tuần, chứ không nói tới 21 tháng”, thầy thuốc ưu tú, TS Lê Hoài Chương, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp (BV Phụ sản T.Ư) chia sẻ, trước thông tin có thai phụ ở Bắc Giang mang thai 21 tháng mà chưa sinh nở.
Mang thai gần 2 năm… chưa sinh con?
Chuyện sản phụ Nguyễn Thị Chiến (25 tuổi ở Hiệp Hòa, Bắc Giang) đã mang thai được 21 tháng mà vẫn chưa sinh, khiến nhiều người bán tín, bán nghi. Vì theo như lời kể của anh Dương Văn Tuấn, chồng chị Chiến, thì vợ anh mang thai từ cuối năm 2008 và được dự kiến sinh vào 5/9/2009, nhưng đến nay, thai được 21 tháng, với trọng lượng thai tới gần… 6kg mà chưa chào đời.
Thời kỳ đầu mới mang thai, chị Chiến cũng có dấu hiệu nghén, thèm của chua… và khi thai được 3 tháng mới đi khám và được bác sĩ cho biết, đến đầu tháng 9/2009 sẽ sinh con. Thế nhưng đến nay, đã qua 11 tháng kể từ ngày dự sinh, chị Chiến vẫn chưa hề có dấu hiệu sinh nở.
Sốt ruột, chồng chị Chiến đưa vợ đi khám khắp nơi, tới cả bệnh viện Phụ sản T.Ư nhưng các bác sĩ vẫn bảo phải chờ vì chị Chiến chưa chuyển dạ, chưa mổ để lấy thai ra được...
Thai nhi sẽ chết nếu già ngày không được lấy ra
Nói về trường hợp “lạ” của sản phụ Chiến mà báo chí thông tin, TS Chương cho biết, trong cả quá trình làm bác sĩ ở bệnh viện phụ sản tới nay, ông chưa từng nghe nói, chưa từng gặp trường hợp nào mang thai già ngày đến vậy. Vì cả trên lý thuyết lẫn thực tế, người phụ nữ mang thai đủ tháng là hết tuần 37 - 42 tuần. Nếu hết tuần 42 mà không sinh thì gọi là già tháng và khi đã già tháng sẽ được theo dõi chặt để lấy thai ra, vì để thai quá lâu trong bụng mẹ, thai sẽ dần suy dinh dưỡng, chết do suy thai.
“Không thai nào sống sót qua tuần 44, 45 trong bụng mẹ, huống hồ là thai tới 21 tháng. Điều này hoàn toàn được chứng minh bằng khoa học và thực tế. Khi thai đã già ngày, các chỉ số cho thấy thai đã trưởng thành mà thai phụ không có dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ sẽ phải mổ để lấy thai nhi ra. Vì khi thai già ngày, chỉ số nước ối ít đi, bánh rau thì già cỗi khiến việc trao đổi máu giữa mẹ - thai không như bình thường nữa, dinh dưỡng nuôi thai không đảm bảo dần dẫn đến suy thai, chết. Vì thế, thai 42 tuần mà không lấy thai ra thì khả năng chết do suy thai là khá cao”, TS Chương nói.
Thực tế tại bệnh viện Phụ sản T.Ư, tỉ lệ thai phụ phải nằm viện để theo dõi thai già ngày là không nhiều, chủ yếu rơi vào những sản phủ không nhớ ngày kinh hoặc kinh nguyệt không đều.
Ngoài ra, về mặt chuyên môn, TS Chương cho biết, khám thai qua siêu âm, bác sĩ chỉ đo được cân nặng ước tính của thai nhi, còn không bao giờ có thể đo được khối lượng bánh rau, nước ối, vì vậy, không có cơ sở khi sản phụ này nói rằng thai nặng tới cả… 6kg kể cả rau thai, nước ối. Còn việc gia đình sản phụ nói giấy tờ khám bệnh đã chuyển hết vào bệnh viện nên không còn lưu thì ông Chương cũng cho rằng rất… lạ. Vì tại BV Phụ sản T.Ư, nếu thai phụ qua 28 tuần đăng ký sinh con tại bệnh viện thì sẽ có bệnh án tại viện. Còn sổ y bạ theo dõi mỗi lần khám, bệnh nhân đều cầm chứ bệnh viện không bao giờ thu cả sổ y bạ.
“Tuy không có phương tiện nào chẩn đoán chính xác thai nhi già tháng bao nhiều ngày, mà chỉ chẩn đoán gián tiếp bằng các hình ảnh, như siêu âm đo các chỉ số nước ối, đánh giá các độ trưởng thành của bánh rau bằng hình ảnh canxi hóa… nhưng qua những thăm dò này bác sĩ đều có thể khẳng định là thai đã đủ tháng và lấy ra trước khi bị suy thai. Tôi chắc chắn rằng, trước một thai phụ nói đã mang thai 21 tháng mà chưa đẻ thì không có một bác sĩ nào (kể cả bác sĩ tuyến dưới chứ không riêng tại BV Phụ sản T.Ư) lại bảo thai phụ về yên tâm chờ đợi mà họ sẽ phải theo dõi, chẩn đoán để mổ lấy thai nhi, vì trên thực tế, chưa có thai nhi nào sống được trong bụng mẹ quá 45 tuần, chứ không nói tới 21 tháng”, TS Chương khẳng định.
Chị Chiến với bụng bầu khá to. (Ảnh: VTC News)
Mang thai gần 2 năm… chưa sinh con?
Chuyện sản phụ Nguyễn Thị Chiến (25 tuổi ở Hiệp Hòa, Bắc Giang) đã mang thai được 21 tháng mà vẫn chưa sinh, khiến nhiều người bán tín, bán nghi. Vì theo như lời kể của anh Dương Văn Tuấn, chồng chị Chiến, thì vợ anh mang thai từ cuối năm 2008 và được dự kiến sinh vào 5/9/2009, nhưng đến nay, thai được 21 tháng, với trọng lượng thai tới gần… 6kg mà chưa chào đời.
Thời kỳ đầu mới mang thai, chị Chiến cũng có dấu hiệu nghén, thèm của chua… và khi thai được 3 tháng mới đi khám và được bác sĩ cho biết, đến đầu tháng 9/2009 sẽ sinh con. Thế nhưng đến nay, đã qua 11 tháng kể từ ngày dự sinh, chị Chiến vẫn chưa hề có dấu hiệu sinh nở.
Sốt ruột, chồng chị Chiến đưa vợ đi khám khắp nơi, tới cả bệnh viện Phụ sản T.Ư nhưng các bác sĩ vẫn bảo phải chờ vì chị Chiến chưa chuyển dạ, chưa mổ để lấy thai ra được...
Thai nhi sẽ chết nếu già ngày không được lấy ra
Nói về trường hợp “lạ” của sản phụ Chiến mà báo chí thông tin, TS Chương cho biết, trong cả quá trình làm bác sĩ ở bệnh viện phụ sản tới nay, ông chưa từng nghe nói, chưa từng gặp trường hợp nào mang thai già ngày đến vậy. Vì cả trên lý thuyết lẫn thực tế, người phụ nữ mang thai đủ tháng là hết tuần 37 - 42 tuần. Nếu hết tuần 42 mà không sinh thì gọi là già tháng và khi đã già tháng sẽ được theo dõi chặt để lấy thai ra, vì để thai quá lâu trong bụng mẹ, thai sẽ dần suy dinh dưỡng, chết do suy thai.
“Không thai nào sống sót qua tuần 44, 45 trong bụng mẹ, huống hồ là thai tới 21 tháng. Điều này hoàn toàn được chứng minh bằng khoa học và thực tế. Khi thai đã già ngày, các chỉ số cho thấy thai đã trưởng thành mà thai phụ không có dấu hiệu chuyển dạ, bác sĩ sẽ phải mổ để lấy thai nhi ra. Vì khi thai già ngày, chỉ số nước ối ít đi, bánh rau thì già cỗi khiến việc trao đổi máu giữa mẹ - thai không như bình thường nữa, dinh dưỡng nuôi thai không đảm bảo dần dẫn đến suy thai, chết. Vì thế, thai 42 tuần mà không lấy thai ra thì khả năng chết do suy thai là khá cao”, TS Chương nói.
Thực tế tại bệnh viện Phụ sản T.Ư, tỉ lệ thai phụ phải nằm viện để theo dõi thai già ngày là không nhiều, chủ yếu rơi vào những sản phủ không nhớ ngày kinh hoặc kinh nguyệt không đều.
Ngoài ra, về mặt chuyên môn, TS Chương cho biết, khám thai qua siêu âm, bác sĩ chỉ đo được cân nặng ước tính của thai nhi, còn không bao giờ có thể đo được khối lượng bánh rau, nước ối, vì vậy, không có cơ sở khi sản phụ này nói rằng thai nặng tới cả… 6kg kể cả rau thai, nước ối. Còn việc gia đình sản phụ nói giấy tờ khám bệnh đã chuyển hết vào bệnh viện nên không còn lưu thì ông Chương cũng cho rằng rất… lạ. Vì tại BV Phụ sản T.Ư, nếu thai phụ qua 28 tuần đăng ký sinh con tại bệnh viện thì sẽ có bệnh án tại viện. Còn sổ y bạ theo dõi mỗi lần khám, bệnh nhân đều cầm chứ bệnh viện không bao giờ thu cả sổ y bạ.
“Tuy không có phương tiện nào chẩn đoán chính xác thai nhi già tháng bao nhiều ngày, mà chỉ chẩn đoán gián tiếp bằng các hình ảnh, như siêu âm đo các chỉ số nước ối, đánh giá các độ trưởng thành của bánh rau bằng hình ảnh canxi hóa… nhưng qua những thăm dò này bác sĩ đều có thể khẳng định là thai đã đủ tháng và lấy ra trước khi bị suy thai. Tôi chắc chắn rằng, trước một thai phụ nói đã mang thai 21 tháng mà chưa đẻ thì không có một bác sĩ nào (kể cả bác sĩ tuyến dưới chứ không riêng tại BV Phụ sản T.Ư) lại bảo thai phụ về yên tâm chờ đợi mà họ sẽ phải theo dõi, chẩn đoán để mổ lấy thai nhi, vì trên thực tế, chưa có thai nhi nào sống được trong bụng mẹ quá 45 tuần, chứ không nói tới 21 tháng”, TS Chương khẳng định.
Theo Hồng Hải
Dân trí
Dân trí