Thực hư chuyện rau mùi tây có thể đánh tan sỏi thận chỉ trong tích tắc
Nhờ tính lợi tiểu, mùi tây giúp làm sạch thận. Loại thảo dược này cũng ngăn chặn sự hình thành sỏi thận và sự hấp thu muối vào các mô thận. Tuy nhiên...
Mùi tây giúp chữa bệnh sỏi thận?
Thông tin mùi tây có thể chữa khỏi bệnh sỏi thận trên Losingweightdone khiến nhiều người bán tín bán nghi. Theo trang web này, thận là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể con người có chức năng lọc máu, loại bỏ các độc tố và chất thải thông qua đường tiểu. Đó chính là lý do vì sao nước rất quan trọng để đánh tan sỏi thận. Nước sẽ ngăn cản độc hại tích tụ trong cơ thể, ngăn ngừa sỏi thận và các bệnh về thận. Phương thuốc đơn giản từ tự nhiên nhưng cực hiệu quả để chữa sỏi thận có nguyên liệu chính là mùi tây.
Mùi tây là một loại thảo dược có nhiều hợp chất phong phú như terpenoid, furanocoumarins, sắt, axit folic, vitamin A, vitamin C, vitamin K… rất có lợi cho sức khỏe của thận. Mùi tây lợi tiểu, điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt, hạ đường huyết, hạ huyết áp, làm sạch gan, chống đông máu, chống thiếu máu và kháng khuẩn.
Mùi tây là một loại thảo dược có nhiều hợp chất phong phú. (Ảnh minh họa: Internet)
Mùi tây là một loại thảo dược có nhiều hợp chất phong phú. (Ảnh minh họa: Internet)
Trong y học cổ truyền, mùi tây được sử dụng để phòng tránh bệnh sỏi thận. Nhờ tính lợi tiểu, mùi tây giúp làm sạch thận. Loại thảo dược này cũng ngăn chặn sự hình thành sỏi thận và sự hấp thu muối vào các mô thận. Mùi tây còn giúp làm dịu các dây thần kinh, giảm stress.
Sử dụng mùi tây ở dạng tươi để làm trà sẽ phát huy tác dụng mạnh mẽ hơn, nhưng bạn cũng có thể sử dụng trà mùi tây dạng khô cũng đem lại tác dụng chữa bệnh sỏi thận.
Thành phần:
- Nước ép từ nửa quả chanh tươi.
- 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất.
- 8 ly nước lọc.
- Một nắm mùi tây tươi có cả rễ.
Cách làm:
- Rửa sạch, băm nhỏ nhưng giữ nguyên lá mùi tây.
- Đặt mùi tây vào bát có nước.
- Đun sôi hỗn hợp, sau đó đun nhỏ lửa trong vòng 10 phút.
- Lọc mùi tây và để nước vào chảo cho nguội.
- Thêm mật ong và chanh để gia tăng hương vị.
- Mỗi ngày bạn nên uống 1-2 cốc.
- Đổ nước vào lọ thủy tinh, có thể bảo quản trong tủ lạnh để uống dần trong 7 ngày.
Lưu ý: Phụ nữ mang thai không nên uống trà mùi tây vì có thể gây hiện tượng kinh nguyệt, sảy thai. Bạn cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng chúng để giảm huyết áp.
Nhiều người uống trà mùi tây vì tin có thể chữa được bệnh sỏi thận. (Ảnh minh họa: Internet)
Nhiều người uống trà mùi tây vì tin có thể chữa được bệnh sỏi thận. (Ảnh minh họa: Internet)
Đông y nhận định mùi tây có thể chữa được sỏi thận nhưng phải phối hợp với nhiều vị thuốc khác
Đó chính là lời khẳng định của lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội). Theo vị lương y này, rau mùi tây còn có tên gọi là rau pecsin, miền Bắc gọi là mùi tàu, miền Nam gọi là ngò gai. Loại rau này được sử dụng ở nước ta như một loại rau gia vị, rau ăn sống…
Bộ phận thường dùng của rau mùi tây là quả, rễ, lá. Trong Đông ý, rễ và quả rau mùi tây dùng khô, lá dùng tươi để làm thuốc. Quả mùi tây thường bị nhầm là hạt. Quả mùi tây chứ 20% chất béo có tên là bơ-beuerede persil. Thành phần chủ yếu là axit béo không no có tên là axit petroselinic (C18). Ngoài ra còn có một số chất như heterozit flavonic (còn gọi là apiol) thủy phân cho apioza và apigenin có 2-6% tinh dầu. Mùi tây có 3 loại giống chính: giống có nguồn gốc ở Đức chủ yếu chứa apiol (60-80%), giống có nguồn gốc ở Pháp có thành phần chủ yếu là alyltetrametory benzen (55-85%), giống ở Việt Nam cũng có thành phần chủ yếu là alyltetrametory benzen (50-60%).
“Trong Đông y, mùi tây (mùi tàu, ngò gai) có vị cay, hơi đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong (chữa các chứng phong), thanh nhiệt, kiện tì, hành khí, tiêu thũng, giảm đau và lợi tiểu”, lương y Bùi Hồng Minh khẳng định.
Là một vị thuốc lợi tiểu và điều kinh, mùi tây sử dụng hoạt chất chính là quả, rễ vì bộ phận này chứa nhiều apiozit có tác dụng lợi tiểu mạnh. Ngoài ra chúng còn kích thích cơ trơn, nhất là đối với cơ trơn của tử cung, do vậy sử dụng với liều nhỏ có tác dụng điều hòa kinh nguyệt.
“Rễ mùi tây lợi tiểu mạnh. Dùng 4-6 g mỗi ngày sắc uống có thể chữa bệnh đái rắt, lá làm gia vị cho món ăn thêm ngon đồng thời chứa nguồn vitamin A dồi dào, có thể sử dụng để đắp vào những vết sưng tấy rất hiệu quả”, ông Minh nói.
Sử dụng mùi tây nhưng phải sử dụng phần rễ mới có tác dụng lợi tiểu mạnh. (Ảnh minh họa: Internet)
Như vậy, mùi tây là một loại rau gia vị đồng thời cũng là một vị thuốc trong Đông y. Với riêng bệnh sỏi thận, lương y Bùi Hồng Minh cho rằng, loại rau này có tính chất chữa được bệnh sỏi thận.
“Sử dụng mùi tây nhưng phải sử dụng phần rễ mới có tác dụng lợi tiểu mạnh. Để chữa bệnh sỏi thận, bạn có thể sử dụng phối hợp với kim tiền thảo, râu mã đề, bạch vĩ, bột hoạt thạch, cỏ hàn the, cây chó đẻ, hải kim sa để chữa sỏi thận. Bài thuốc này rất lợi tiểu, giúp bào mòn sỏi thận, do đó có thể sử dụng mùi tây như một vị thuốc trong các vị thuốc hỗn hợp để chữa bệnh sỏi thận”, ông Minh nói.
Vị phó chủ tịch Hội Đông y này cho biết thêm, nếu sử dụng lá thay rễ mùi tây thì sẽ đem lại hiệu quả kém hơn vì không chứa nhiều apiozit như quả hay rễ. Ông cũng khẳng định, một số đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai hoặc bất cứ ai có bệnh khác đi kèm khi có ý định sử dụng mùi tây để chữa sỏi thận cần phải tham khảo ý kiến các bác sĩ, tránh để lại hậu quả đáng tiếc.
Bên cạnh đó, nước chanh cũng giúp chữa bệnh sỏi thận. GS chuyên về tiết niệu Steven Y. Nakada, Đại học Wisconsin, Madison (Hoa Kỳ) công bố trong Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ ở Atlanta cho biết, ông cho bệnh nhân sỏi thận uống nước chanh mỗi ngày để chữa trị hiệu quả. Nghiên cứu tại Trung tâm sỏi thận tổng hợp( Trường Đại học California ở San Diego, Mỹ) khẳng định việc uống nước chanh hàng ngày giúp chống lại việc hình thành sỏi thận. TS. Roger L. Sur, Giám đốc Trung tâm cho biết cụ thể: "Uống 120ml nước chanh pha với 2 lít nước giúp giảm tỉ lệ hình thành sỏi thận từ 1 xuống 0,13 viên ở bệnh nhân bị sỏi thận". Như vậy, uống nước chanh mỗi ngày sẽ giúp bào mòn sỏi thận. Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trường Đại học Duke còn khẳng định uống nước chanh sẽ ngăn chặn việc hình thành sỏi thận.
Bên cạnh đó, nước chanh cũng giúp chữa bệnh sỏi thận. GS chuyên về tiết niệu Steven Y. Nakada, Đại học Wisconsin, Madison (Hoa Kỳ) công bố trong Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ ở Atlanta cho biết, ông cho bệnh nhân sỏi thận uống nước chanh mỗi ngày để chữa trị hiệu quả. Nghiên cứu tại Trung tâm sỏi thận tổng hợp( Trường Đại học California ở San Diego, Mỹ) khẳng định việc uống nước chanh hàng ngày giúp chống lại việc hình thành sỏi thận. TS. Roger L. Sur, Giám đốc Trung tâm cho biết cụ thể: "Uống 120ml nước chanh pha với 2 lít nước giúp giảm tỉ lệ hình thành sỏi thận từ 1 xuống 0,13 viên ở bệnh nhân bị sỏi thận". Như vậy, uống nước chanh mỗi ngày sẽ giúp bào mòn sỏi thận. Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trường Đại học Duke còn khẳng định uống nước chanh sẽ ngăn chặn việc hình thành sỏi thận.
Vị lương y này cũng đưa ra một số bài thuốc về rau mùi tây như sau:
Trị cảm cúm
- 40 g mùi tây tươi.
- 10 g gừng.
- 20 g ngải cứu.
- 20 g cúc tần.
Thái nhỏ các loại rau, gừng đập dập, cho 400-500 ml nước sắc còn 100ml thì đổ ra cốc, uống khi vẫn còn nóng, ngày sử dụng 2 lần sẽ chữa bệnh cảm cúm.
Trị đầy bụng không tiêu
- Mùi tây 20 g.
- Rau ngổ 20 g.
- Cỏ mần trầu 20 g.
- Cỏ sữa 10 g.
Rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sao qua, đổ 500 ml nước vào đun đến khi còn 200 ml nước thì chắt ra uống 2-3 lần/ ngày.
Súc miệng, chữa mụn nhọt
- Lá mùi tây rửa sạch, giã nát, hòa với nước lọc súc miệng sẽ có tác dụng diệt khuẩn hiệu quả.
- Bã lá mùi tây đắp vùng mụn nhọt sẽ giúp nhanh khỏi.