Thu nhập "khủng" từ nghề trông bệnh nhân
Tại nhiều bệnh viện ở Hà Nội, dễ dàng bắt gặp những chị em làm “điều dưỡng viên” không bằng cấp với dịch vụ nhận chăm sóc bệnh nhân cả ngày lẫn đêm.
Chăm sóc bệnh nhân: 9 đến 13 triệu/tháng
Nghề chăm sóc bệnh nhân ở bệnh viện là một nghề tự phát, đã nở rộ cùng nhu cầu của những gia đình người bệnh. Đây nhanh chóng trở thành một nghề “hot” vì không cần vốn, “thị trường” công việc rộng, và quan trọng hơn cả là thu nhập khá cao nên đang phát triển rất mạnh.
“Khảo giá” một số người nhà bệnh nhân và những người đang làm hoặc đang chờ việc tại bệnh viện Hữu nghị Việt – Xô, bệnh viện Quân y 108, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Lão khoa… được biết, giá một ngày công của một người chăm sóc là 250.000 đồng đối với bệnh nhân bình thường và 300.000 – 400.000 đồng đối với bệnh nhân nặng, kèm theo 2 bữa cơm mỗi ngày.
Ngoài ra, người nhà bệnh nhân phải thuê hoặc mua chiếu, giường xếp cho người chăm sóc. Như vậy, nếu có "mối" làm đều đặn, mỗi tháng những người làm nghề trông bệnh nhân này có thể "bỏ túi" từ 9 triệu - 13 triệu đồng, một mức thu nhập "trong mơ" đối với rất nhiều người lao động nhập cư tại Hà Nội.
Chị Nguyễn Thị Mười (quê Thái Nguyên), một người có kinh nghiệm 12 năm “ăn cơm bệnh nhân, ngủ giường bệnh viện” cho biết, để làm được nghề này, cần nhất là sự chịu khó, khéo léo và thành thạo những kỹ năng cơ bản của điều dưỡng, chăm sóc bệnh nhân.
Thêm vào đó, phải tinh ý để đoán được tính bệnh nhân, phải hay chuyện và kiên nhẫn để lắng nghe những câu chuyện dây cà dây muống, không đầu không cuối của người bệnh, và cũng phải biết nhẫn nhịn để ứng phó với sự “quái tính” của bệnh nhân và người nhà họ.
Chị Mười (ngoài cùng bên trái) đã có kinh nghiệm 12 năm chăm sóc bệnh nhân
Chị Mười vào nghề năm 26 tuổi, đến nay đã chăm sóc bao nhiêu bệnh nhân, chị cũng không nhớ rõ, nhưng có vài kỷ niệm đặc biệt khiến chị không quên được. Lần đầu bén duyên với nghề, chị đã gặp ngay một ca nặng, đó là một ông cụ ở khu tập thể Thành Công, bị tai biến. Chăm ông khoảng nửa tháng ở bệnh viện Hữu Nghị, khi con cháu ông đưa về nhà, gia đình yêu cầu chị về cùng.
Ở cùng một ông lão sống thực vật phải ăn cháo xông, gần như bất động, đi vệ sinh tại chỗ trong một ngôi nhà trống trải, đầu tiên chị cũng rất sợ. Con cụ mỗi ngày tạt qua 2 lần kiểm tra và nấu cháo, mọi việc còn lại, từ cho ăn, lau rửa vệ sinh cá nhân, dọn dẹp giường bệnh…, một tay chị Mười đảm nhiệm.
5 năm sau ông cụ mới “đi”, chị cùng gia đình lo lắng việc hậu sự. Cảm kích trước sự tận tình của chị, gia đình tặng cho chị 10 triệu đồng, còn dẫn đi mua quần áo và rất nhiều quà cho chị mang về.
5 năm sau ông cụ mới “đi”, chị cùng gia đình lo lắng việc hậu sự. Cảm kích trước sự tận tình của chị, gia đình tặng cho chị 10 triệu đồng, còn dẫn đi mua quần áo và rất nhiều quà cho chị mang về.
Không may mắn như chị Mười, chị Lưu Thị Huệ (quê Phú Thọ), vào nghề từ năm 2008 kể, khách hàng đầu tiên của chị là một cụ bà bị tiểu đường ở Khoa Cấp cứu bệnh viện Bạch Mai.
Hồi ấy, chị tiêm chưa thạo lắm, thỉnh thoảng làm đau bà cụ, bị bà ngắt nhéo tím cả người. Bà cụ ấy lại khó tính nên cằn nhằn chị suốt ngày; đến đêm, bà không ngủ được, hết gọi chị dẫn bà đi tiểu lại bắt ngồi nói chuyện. Được 7 hôm thì chị Huệ kiệt sức, xin rút lui, dù gia đình hứa sẽ tăng lương…
Hồi ấy, chị tiêm chưa thạo lắm, thỉnh thoảng làm đau bà cụ, bị bà ngắt nhéo tím cả người. Bà cụ ấy lại khó tính nên cằn nhằn chị suốt ngày; đến đêm, bà không ngủ được, hết gọi chị dẫn bà đi tiểu lại bắt ngồi nói chuyện. Được 7 hôm thì chị Huệ kiệt sức, xin rút lui, dù gia đình hứa sẽ tăng lương…
Cái giá của thu nhập cao
Đằng sau những nghề “hot” với thu nhập cao ấy không ít vấn đề tiềm ẩn. Do là một nghề tự phát, không có tổ chức quản lý, người lao động lại không được đào tạo bài bản nên trong quá trình hành nghề có nhiều vấn đề phát sinh. Thường thấy nhất là giữa những người chăm sóc và gia đình bệnh nhân đôi khi xảy ra mâu thuẫn như coi thường, nghi ngờ người chăm sóc ăn cắp tiền, nói dối hoặc làm việc không tận tâm.
Cô Đỗ Thị Thoan (quê Thái Bình), nay đã 45 tuổi, cho hay, trong 5 năm làm nghề, không ít lần cô ức đến phát khóc khi bị người nhà bệnh nhân, chỉ trạc tuổi con mình vừa dặn dò người bệnh cẩn thận tiền nong, ra vừa lườm nguýt cô, còn xách mé gọi cô là “con ô sin”.
“Ô sin thì cũng là người, cũng có lòng tự trọng, chúng tôi làm việc lương thiện để lấy tiền công, làm cả những việc nặng mà người nhà không muốn làm, vậy mà lại bị họ coi thường, tủi thân lắm!”, chị Nụ - một "đồng nghiệp" của cô Thoan tiếp lời.
“Ô sin thì cũng là người, cũng có lòng tự trọng, chúng tôi làm việc lương thiện để lấy tiền công, làm cả những việc nặng mà người nhà không muốn làm, vậy mà lại bị họ coi thường, tủi thân lắm!”, chị Nụ - một "đồng nghiệp" của cô Thoan tiếp lời.
Tranh thủ từng phút nghỉ ngơi hiếm hoi để ngủ
Cũng cần phải nói thêm, bản thân những người giúp việc ở viện, do tâm lý làm việc thời vụ, công việc không ổn định nên không phải ai cũng dốc hết sức chăm sóc người bệnh. Cũng có trường hợp, người giúp việc tìm mọi cách “mơi” tiền người nhà hoặc bệnh nhân, kể công, vòi vĩnh tiền thưởng khi bệnh nhân được ra viện.
Một vấn đề khác của nghề này là do không được đào tạo bài bản, làm việc chỉ dựa vào kinh nghiệm nên tuổi nghề không cao. Nghề này cũng có “tuổi hưu” sớm hơn các nghề khác, những phụ nữ khoảng 45 tuổi trở lên sẽ khó cạnh tranh hơn.
Ở Hà Nội, Trung tâm Tri thức bách khoa giáo dục đã mở khóa đào tạo và cấp chứng chỉ nghề giúp việc bệnh viện, nhưng những lao động nữ mà tôi tiếp xúc không biết thông tin này.
Ở Hà Nội, Trung tâm Tri thức bách khoa giáo dục đã mở khóa đào tạo và cấp chứng chỉ nghề giúp việc bệnh viện, nhưng những lao động nữ mà tôi tiếp xúc không biết thông tin này.
Mặt khác, tâm lý không muốn mất tiền, mất thời gian để học, trong khi “chỉ cần kinh nghiệm và tận tâm” là có thể hành nghề cũng ngăn cản họ nâng cao ý thức và trình độ nghề nghiệp. Với họ, bỏ ra 3 – 12 tháng để học các kỹ năng giao tiếp, tâm lý học, cấp cứu thông thường, kỹ thuật hỗ trợ chăm sóc người bệnh và phòng tránh lây nhiễm bệnh cho bản thân là không cần thiết.