Thu nhập 60 triệu/tháng vẫn cãi nhau vì vài triệu tiền ăn với tiền tiêu vặt

Ngọc Linh,
Chia sẻ

Cách chi tiêu, tiết kiệm đôi khi không quan trọng bằng việc tìm được tiếng nói chung trong vấn đề chi tiêu, tiết kiệm.

Nhắc đến vấn đề quản lý chi tiêu, tiết kiệm nói chung, phần lớn chúng ta thường nghĩ mức thu nhập là yếu tố quan trọng nhất. Rõ ràng, phải kiếm được đủ tiền để trang trải những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống, rồi sau đó mới tính đến những mục tiêu xa hơn là tiết kiệm, tích lũy tài sản được chứ?

Điều đó đúng, nhưng với những người đã kết hôn, như vậy là chưa đủ. Thu nhập đương nhiên là quan trọng, nhưng không tìm được tiếng nói chung trong vấn đề quản lý tài chính mới là vấn đề nan giải, khiến việc kiểm soát chi tiêu, tiết kiệm trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Thu nhập 30-60 triệu/tháng vẫn tranh cãi vì… 2-3 triệu tiền tiêu vặt và 5 triệu tiền ăn

Không khó để bắt gặp những lời tâm sự như trên trong các hội nhóm về chủ đề quản lý chi tiêu, tiết kiệm.

Cách đây chưa lâu, một cô vợ đã “thở dài thườn thượt” vì chồng nhất quyết muốn tiền bạc phân minh. Dù thu nhập của người chồng cao gấp 5 lần của vợ, ở mức 50-60 triệu/tháng, nhưng anh nhất quyết chỉ đưa cho vợ 6,5 triệu đồng mỗi tháng; bất chấp riêng tiền thuê nhà của cả hai đã hết 8,5 triệu đồng. Phần lương còn lại, người chồng khăng khăng muốn giữ, không cho vợ quản lý, cũng không muốn tiết kiệm chung.

Thu nhập 60 triệu/tháng vẫn cãi nhau vì vài triệu tiền ăn với tiền tiêu vặt- Ảnh 1.
Thu nhập 60 triệu/tháng vẫn cãi nhau vì vài triệu tiền ăn với tiền tiêu vặt- Ảnh 2.

Bế tắc vì không tìm được tiếng nói chung với chồng trong việc quản lý tài chính gia đình và hành trình chuẩn bị tiền bạc để đón con đầu lòng

Hay như một trường hợp khác, người chồng thu nhập 30 triệu/tháng nhưng chỉ đưa cho vợ 5 triệu tiền ăn trong khi cả hai đang nuôi 2 con nhỏ. Họ bất đồng quan điểm đến mức người chồng thà tự lo chuyện ăn uống chứ nhất quyết không đưa thêm tiền cho vợ.

Thu nhập 60 triệu/tháng vẫn cãi nhau vì vài triệu tiền ăn với tiền tiêu vặt- Ảnh 3.
Thu nhập 60 triệu/tháng vẫn cãi nhau vì vài triệu tiền ăn với tiền tiêu vặt- Ảnh 4.

Người con đầu là con riêng của chị vợ, chị không yêu cầu chồng đóng góp tiền nuôi con riêng. Nhưng 2 người lớn, 1 trẻ con, sống ở Hà Nội mà tiền ăn giới hạn trong 5 triệu vẫn là điều không tưởng!

Mức thu nhập của 2 gia đình trong 2 câu chuyện phía trên, rõ ràng, không thể gọi là thấp, nhưng chỉ vì không tìm được tiếng nói chung trong việc quản lý tài chính, nên thành ra bất đồng. Về lâu về dài, đây không khác gì một “cái nhọt” cứ dăm bữa nửa tháng lại sưng tấy, vợ chồng khó lòng vui vẻ hạnh phúc với nhau được.

Điều cốt lõi: “Ai là người giữ tiền?” chưa bao giờ là vấn đề quan trọng nhất trong quản lý tài chính gia đình

Công tâm mà nói, trong câu chuyện của 2 gia đình phía trên, người chồng có phần ích kỷ và keo kiệt chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Vấn đề sâu xa khiến người làm vợ cảm thấy tủi hờn chính là không được chồng tin tưởng, cũng không cảm thấy chồng sẵn lòng đóng góp, chăm lo cho gia đình.

Suy cho cùng, ai giữ tiền không phải là vấn đề quan trọng. Thử đặt ra một kịch bản khác cho 2 câu chuyện phía trên: Chồng vẫn là người giữ tiền, nhưng thay vào đó, anh đóng góp nhiều hơn trong các chi phí cơ bản, trong việc chuẩn bị đón con đầu lòng, và cả hai có quỹ dự phòng, quỹ tiết kiệm chung; chắc chắn, câu chuyện sẽ khác đi nhiều.

Thu nhập 60 triệu/tháng vẫn cãi nhau vì vài triệu tiền ăn với tiền tiêu vặt- Ảnh 5.

Ảnh minh họa

Vậy nên với chuyện quản lý tài chính trong gia đình, để cảm giác tủi hờn không xuất hiện, ngay từ trước khi cưới, đôi lứa cần làm rõ 2 vấn đề quan trọng dưới đây, sau khi thành thật với nhau về mức thu nhập, cũng như các khoản nợ cá nhân (nếu có).

1 - Trách nhiệm đóng góp tài chính của mỗi người

Có 3 câu hỏi mà các cặp đôi nên làm rõ:

1. Ai là người quản lý tài chính trong gia đình?

2. Tỷ lệ đóng góp của mỗi người cho các khoản chi phục vụ đời sống, khoản tích lũy, khoản tiết kiệm phục vụ các mục tiêu lớn (sinh con, mua nhà, mua xe,...)?

3. Mỗi người sẽ dành bao nhiêu % thu nhập để phục vụ sở thích cá nhân của mình?

Thu nhập 60 triệu/tháng vẫn cãi nhau vì vài triệu tiền ăn với tiền tiêu vặt- Ảnh 6.

Ảnh minh họa

Không làm rõ 3 vấn đề này từ ban đầu, đời sống hôn nhân rất có thể sẽ rơi vào tình cảnh một người tủi hờn, một người nhởn nhơ như câu chuyện của chị vợ phía trên.

2 - Nắm vai trò “tay hòm chìa khóa” không đồng nghĩa với việc có toàn quyền quyết định các khoản chi

Nói cách khác, người quản lý tài chính gia đình chỉ là người nắm giữ và cân đối dòng tiền, hoàn toàn không phải là người có thể tự đưa ra mọi quyết định chi tiêu từ lớn đến nhỏ mà bỏ qua việc bàn luận với đối phương.

Tiền là của chung, dù ai giữ thì nó vẫn là của chung nên chi cho việc gì, đối phương - người không giữ tiền, cũng có quyền được biết.

Đương nhiên, việc rõ ràng trong chi tiêu gia đình cũng không cần khắc nghiệt đến mức mua chai mắm, hũ muối cũng phải thông báo với nửa kia, nhưng chí ít, cuối mỗi tháng, cũng nên cùng ngồi xuống, hạch toán xem tháng này, mình ăn uống, mua sắm, vui chơi,... hết bao nhiêu. Như vậy, không ai có cảm giác bị coi thường, bị tủi hờn; mà cũng là cách thiết thực để cân đối, kiểm soát việc chi tiêu.

Chia sẻ