Thời xưa không có lò sưởi điện, hoàng đế nghĩ ra chiêu trò kỳ quặc gì để giữ ấm mà các cung nữ khóc than

Hai Xia,
Chia sẻ

Điều gì đã khiến cung nữ cảm thấy khó chịu như vậy?

Ở thời phong kiến Trung Quốc, không ai có cuộc sống thoải mái và địa vị cao quý bằng Hoàng đế, do đó nhiều người thèm muốn vị trí quyền lực tột đỉnh ấy, mặc dù nó đầy rủi ro và nguy hiểm. Dẫu vậy, so với tiêu chuẩn ngày nay, mức sống của họ vẫn còn rất hạn chế, kể cả khi họ chính là người đứng đầu xã hội. Do sự phát triển chậm chạp của khoa học kỹ thuật thời bấy giờ, cuộc sống của con người, ngay cả các bậc vua chúa, cũng không thể sánh được với hiện đại.

Ví dụ như cuộc sống của hoàng đế khi mùa đông tới. Theo Sohu, mùa đông ở Bắc Kinh thường rất khắc nghiệt, với tuyết rơi phủ kín. Mùa đông có lúc kéo dài 150 ngày, nhiệt độ đều giảm sâu, rất lạnh giá. Nhiệt độ thấp nhất trong thành phố ước tính từ âm 20 đến 30 độ.

Thời xưa không có lò sưởi điện, hoàng đế nghĩ ra chiêu trò kỳ quặc gì để giữ ấm mà các cung nữ khóc than- Ảnh 1.

Mùa đông ở Bắc Kinh thường rất khắc nghiệt, với tuyết rơi phủ kín. (Ảnh: Sohu)

Những người giàu có thường dùng than củi để giữ ấm, nhưng việc này không thể duy trì mãi vì than củi có giới hạn. Khi cần ra ngoài làm việc trong cái lạnh, mặc thêm quần áo là cách phổ biến để giữ ấm, được sử dụng từ thời xưa đến nay. Còn các vị hoàng đế thì sao?

Nhiều người tò mò về cách mà hoàng đế trong cung giữ ấm cho cơ thể trong suốt mùa đông lạnh cóng. Các vị Hoàng đế ngoài việc dùng than củi còn nghĩ ra một phương pháp khác hiệu quả hơn để giữ ấm, mặc dù cách này gây đau lòng cho cung nữ, nhưng họ phải chấp nhận mặc kệ muốn hay không.

Thời xưa không có lò sưởi điện, hoàng đế nghĩ ra chiêu trò kỳ quặc gì để giữ ấm mà các cung nữ khóc than- Ảnh 2.

Trong thời cổ đại, cung nữ và thái giám là những người chịu trách nhiệm hầu hạ hoàng đế và các phi tần. (Ảnh: Sohu)

Trong thời cổ đại, cung nữ và thái giám là những người chịu trách nhiệm chuẩn bị trang phục, thức ăn và các sinh hoạt hằng ngày cho Hoàng đế, nên số lượng người hầu trong cung rất đông đảo. Khi di chuyển nơi này nơi khác, Hoàng đế thường có một nhóm cung nữ và thái giám theo sát để phục vụ.

Trong những lúc trời lạnh, Hoàng đế thường sẽ đặt đôi bàn tay lạnh giá của mình lên cơ thể của cung nữ hoặc thái giám để lấy hơi ấm. Do quá trình tịnh thân, sức khỏe các thái giám thường yếu ớt, do đó cung nữ, thường là những người trẻ tuổi, khỏe mạnh và có cơ thể ấm áp, thường được chọn làm nguồn hơi ấm cho Hoàng đế.

Thời xưa không có lò sưởi điện, hoàng đế nghĩ ra chiêu trò kỳ quặc gì để giữ ấm mà các cung nữ khóc than- Ảnh 3.

Cách mà các vị hoàng đế dùng để giữ ấm khiến các cung nữ cảm thấy khó chịu nhưng vẫn phải tuân theo. (Ảnh: Sohu)

Tuy nhiên, cung nữ chỉ là người hầu, không phải thê thiếp của Hoàng đế, họ chỉ thực hiện các công việc nhỏ nhặt được giao và không cần thiết phải hiến thân cho Hoàng đế. Trong xã hội xưa, giá trị của sự trong trắng và thuần khiết ở phụ nữ là vô cùng cao, đặc biệt là đối với những cô gái trẻ.

Trong quá khứ, nếu cung nữ được Hoàng thượng chọn làm người sưởi ấm, dù sau này có người đồng ý cưới họ, nàng vẫn có thể cảm thấy tội lỗi với chồng và hôn nhân có thể không trọn vẹn. Tuy nhiên, Hoàng đế là người có quyền lực cao nhất, không ai có thể từ chối ý của người. Do đó, các cung nữ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải chịu đựng, dù khóc than họ không thể thay đổi được điều gì.

*Nguồn: Sohu

Chia sẻ