Thói quen giúp thoát khỏi căng thẳng tài chính

Lam Anh,
Chia sẻ

Nếu bạn đang cảm thấy quá áp lực về vấn đề tài chính cá nhân, hãy áp dụng ngay cách này!

* Bài viết này là lời chia sẻ của George Kamel - chuyên gia tài chính cá nhân, và cũng là người đồng dẫn chương trình của The Ramsey Show.

Luôn cảm thấy sợ hãi với 1 số tháng nhất định trong năm là cảm giác của tôi. Đó là các tháng mùa đông, khi nhiệt độ xuống sâu khiến cả gia đình tôi liên tục phải dùng máy sưởi để làm ấm. Song, thói quen này cũng khiến hóa đơn tiền điện tăng vọt. Trong những tháng đó, toàn bộ tiền lương đều được tôi vật vã xoay vòng từng đồng chỉ để chi trả các hóa đơn dịch vụ thiết yếu của cả nhà, thậm chí, tôi còn phải cắt giảm 1 số nhu cầu chi tiêu.

Thói quen này đã giúp tôi thoát khỏi căng thẳng tài chính, thậm chí không còn phải sống bằng tiền lương nữa - Ảnh 1.

Quỹ chìm chính là giải pháp hữu hiệu để giải quyết căng thẳng tài chính.

Song, vài năm trước, chồng tôi và tôi tình cờ gặp chuyên gia tài chính Dave Ramsey. Ramsey đã nói với tôi về một chiến lược tiết kiệm mà anh ấy gọi là quỹ chìm.

Sau đó, chúng tôi quyết định tạm thời cắt giảm toàn bộ các nhu cầu không cần thiết và làm theo kế hoạch của Ramsey để thoát khỏi nợ nần và cảm giác căng thẳng trong vấn đề tài chính. Cuối cùng, tôi nhận ra rằng, sử dụng quỹ chìm chính là 1 trong những "chìa khoá" quan trọng giúp tôi không còn chật vật với tiền bạc trong suốt hơn 2 năm vừa qua.

Tuy nhiên, bạn cần có thời gian và kế hoạch cụ thể trước khi bắt tay thực hiện giải pháp này. Nếu đã sẵn sàng thử, đây là tất cả những gì bạn cần biết về cách bắt đầu một quỹ chìm.

Quỹ chìm là gì?

Trong tài chính cá nhân, quỹ chìm được xem là phương pháp chia nhỏ các khoản tiết kiệm với những mục tiêu sử dụng cụ thể.

Bằng cách để riêng số tiền ra một bên, bạn sẽ tránh việc sử dụng chúng cho những mục tiêu nhất thời, không thật sự cần thiết. Đây được xem là chiếc lưới an toàn, giúp bạn có ngân sách và định hướng cho thu nhập của mình.

Theo chuyên gia tài chính cá nhân George Kamel, người đồng dẫn chương trình The Ramsey Show, quỹ chìm dành cho mọi người trong mọi giai đoạn của cuộc đời và có thể được sử dụng để dự phòng cho hầu hết mọi thứ.

Ngay cả các chuyên gia tài chính cá nhân cũng tin tưởng vào phương pháp tiết kiệm này. Kamel nói rằng quỹ chìm là thứ mà anh ấy và vợ thường xuyên sử dụng trong ngân sách của mình để tiết kiệm cho các mục đích khác nhau.

Thói quen này đã giúp tôi thoát khỏi căng thẳng tài chính, thậm chí không còn phải sống bằng tiền lương nữa - Ảnh 2.

Trong tài chính cá nhân, quỹ chìm được xem là phương pháp chia nhỏ các khoản tiết kiệm với những mục tiêu sử dụng cụ thể.

Lợi ích của quỹ chìm

Có rất nhiều lợi ích khi có một quỹ chìm.

Đối với những người mới bắt đầu, quỹ chìm giúp bạn có thể dễ dàng mua được thứ bạn muốn bằng tiền mặt. Điều này dẫn bạn đến một lợi ích khác: Thanh toán bằng tiền mặt là một trong những cách tiết kiệm tiền cực hữu ích. Bởi, khi bạn đặt một khoản mua lớn bằng thẻ tín dụng và trả dần theo thời gian, về lâu dài bạn sẽ phải trả nhiều tiền hơn do phải chịu thêm lãi suất.

Hơn thế, quỹ chìm cũng giúp bạn đi đúng hướng để thực hiện các mục tiêu tài chính của mình.

"Sử dụng quỹ chìm là hướng tới tương lai và mang tính chiến lược để bạn chuẩn bị sẵn sàng cho mọi kế hoạch của bản thân. Đồng thời cũng giúp bạn phát triển thói quen tiết kiệm." - Kamel giải thích.

Ngoài ra, một quỹ chìm cho phép bạn lập ngân sách cho các nhu cầu vui chơi, giải trí để cảm thấy bớt áp lực trên con đường thực hiện mục tiêu tài chính.

Quỹ chìm khác với tài khoản tiết kiệm như thế nào?

Quỹ chìm là tiền bạn dành riêng cho một cái gì đó cụ thể. Cho dù bạn có một quỹ chìm cho tất cả các chi phí theo kế hoạch của mình hay quỹ chìm cho từng chi phí riêng lẻ, số tiền trong quỹ đó là số tiền bạn đã cố ý dành riêng cho việc cụ thể đó. Điều đó cũng có nghĩa là quỹ này được dùng để chi tiêu. Mặt khác, tài khoản tiết kiệm là nơi bạn giữ cho bản thân 1 số tiền để dự phòng cho tương lai hoặc các mục đích dài hạn, hoặc chỉ chi tiêu khi có việc khẩn cấp.

Thói quen này đã giúp tôi thoát khỏi căng thẳng tài chính, thậm chí không còn phải sống bằng tiền lương nữa - Ảnh 3.

Quỹ chìm hoàn toàn khác biệt với tài khoản tiết kiệm.

Làm thế nào để bắt đầu xây dựng quỹ chìm?

Muốn bắt đầu xây dựng quỹ chìm, bạn cần có thời gian và sự tìm hiểu kĩ lưỡng. Tuy vậy, ai cũng có thể làm điều này, ngay cả khi bạn cảm thấy mình không có dư tiền để dành cho quỹ đó.

Kamel chỉ ra rằng quỹ chìm chỉ đơn giản là một mục trong ngân sách của bạn. Bạn chưa có ngân sách cụ thể? Vậy thì đây có thể là lúc bạn thiết lập ngân sách và các ứng dụng chi tiêu có thể trợ giúp bạn thực hiện điều này. Nếu bạn đã có, thì đương nhiên mọi thứ đã dễ dàng hơn rồi.

1. Xem xét lại tình hình tài chính của bạn một cách trung thực

Thông thường, vào tháng 12 hàng năm, chồng tôi và tôi lên kế hoạch cho buổi tối hẹn hò phi lãng mạn nhất từ trước đến nay. Đó là một đêm mà chúng tôi sẽ sử dụng toàn bộ quỹ chìm đã có. Cũng trong buổi tối này, chúng tôi lên kế hoạch và quyết định những thứ như: cả 2 muốn đi nghỉ ở đâu, có nên tăng chi tiêu cho dịp Giáng sinh hay không hoặc bất kì ý tưởng nào có thể xảy đến vào lúc đó. Mặc dù đó có thể không phải là những ý tưởng sang chảnh tốn kém nhất, nhưng sau khi thiết lập xong vấn đề này cùng nhau, chúng tôi biết chúng tôi đang ở trên cùng 1 hành trình và cùng hướng tới những mục tiêu chung. Đó thực sự là cảm giác tuyệt vời!

2. Quyết định xem bạn muốn tiết kiệm để làm gì

Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào bạn, tất nhiên. Chúng ta lập ngân sách và tiết kiệm cho những khoản chi tiêu theo nhu cầu của cá nhân mình (hoặc cả gia đình).

Khi tháng Giêng bắt đầu, chúng tôi sẽ trích 1 phần lương để chuyển vào quỹ chìm và trang trải cho các khoản chi phí đã lên dự tính. Chúng tôi thực hiện chính xác những gì Ramsey và nhóm của anh ấy khuyến nghị: Xác định số tiền mình cần tiết kiệm, thời gian chúng tôi có để tiết kiệm số tiền đó và sau đó chia theo số tháng.

3. Thiết lập khoản tiết kiệm của bạn

Chúng tôi không có tài khoản riêng cho từng chi phí dự kiến, nhưng chúng tôi có tài khoản riêng được sử dụng làm quỹ chìm và tách biệt hoàn toàn với tài khoản tiết kiệm. Vì đã lên kế hoạch từ trước nên chúng tôi sẽ tự động chuyển tiền sau mỗi kỳ nhận lương. Dần dà, nó trở thành thói quen và không còn là vấn đề khiến chúng tôi phải suy nghĩ nữa.

Thói quen này đã giúp tôi thoát khỏi căng thẳng tài chính, thậm chí không còn phải sống bằng tiền lương nữa - Ảnh 4.

Nếu bạn dự định mở tài khoản ngân hàng cho quỹ chìm, hãy cân nhắc chọn những ngân hàng không thu phí duy trì hàng tháng để tránh chi tiêu vào quỹ.

Các mẹo thực hiện quỹ chìm để giúp bạn đi đúng hướng

- Thiết lập ngân sách trước khi tạo quỹ chìm. Bạn cũng có thể muốn xem danh sách những thứ mà các chuyên gia tài chính thường mua với giá rẻ.

- Nếu chưa thiết lập nhỏ từng khoản chi cho các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống thì bây giờ chính là lúc để bạn làm điều đó.

- Thiết lập trích tự động cho khoản quỹ chìm. Nó không chỉ thuận tiện mà còn ngăn bạn tiêu số tiền đó vào thứ mà bạn không lên kế hoạch trước, hạn chế phát sinh chi tiêu không cần thiết.

- Lên kế hoạch càng xa càng tốt. Hãy nhớ, bạn lên kế hoạch càng xa, bạn càng phải tiết kiệm ít tiền hơn mỗi tháng.

- Đừng chạm vào quỹ chìm của bạn! Đây có thể là điều khó khăn nhất, nhưng hãy sẵn sàng cho đến lúc sử dụng số tiền đó cho bất cứ điều gì bạn đã chỉ định.

Theo: rd.com

Chia sẻ