Thời điểm gội đầu dễ đột quỵ nhất trong ngày lạnh, dù bẩn cũng tuyệt đối tránh

Bảo Nam,
Chia sẻ

Vào những ngày rét đậm rét hại, việc tắm gội cần đặc biệt lưu ý để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt cần tránh gội đầu vào những thời điểm nguy hiểm nhất trong ngày đó là: Sáng sớm và tối muộn.

Theo BS.CKII Huỳnh Tấn Vũ (giảng viên khoa Y học cổ truyền, Trường đại học Y Dược, TP.HCM) thời tiết lạnh là thời điểm đột quỵ dễ xảy ra nhất. Nhiệt độ thay đổi đột ngột đòi hỏi hệ thống mạch máu sẽ phải có các phản xạ để thích nghi với sự thay đổi đó.

Khi mạch máu co lại, tuyến thượng thận sẽ tăng tiết catecholamine trong máu dẫn đến co mạch ngoại vi. Co mạch gây tăng huyết áp, sức cản ngoại vi tăng cao gây đứt, vỡ mạch máu não, dẫn đến xuất huyết não, đột quỵ và nguy cơ tử vong cao.

Thời điểm gội đầu dễ đột quỵ nhất trong ngày lạnh, dù bẩn cũng tuyệt đối tránh - Ảnh 1.

Thời tiết lạnh là thời điểm đột quỵ dễ xảy ra nhất

Vào những ngày rét đậm rét hại, việc tắm gội cần đặc biệt lưu ý để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt cần tránh gội đầu vào những thời điểm nguy hiểm nhất trong ngày đó là: Sáng sớm và tối muộn.

Thời điểm gội đầu dễ đột quỵ nhất trong ngày lạnh

BS.CKII. Nguyễn Thị Diễm Hương (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3) chia sẻ: Sáng sớm hoặc ban đêm là lúc nhiệt độ thường hạ thấp nhất trong ngày. Nếu tắm gội vào những lúc này thì cơ thể chúng ta sẽ tự điều chỉnh bằng cách co mạch hoặc giãn mạch để giữ nhiệt hoặc thoát nhiệt. Khi mạch máu bị co lại đột ngột sẽ dễ dẫn đến đột quỵ do nhồi máu não, nhồi máu cơ tim cấp. Đặc biệt, nhóm người có tiền sử bệnh xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu... rất nên thận trọng.

phplZ6hMi.jpeg

Vào những ngày rét đậm rét hại, việc tắm gội cần đặc biệt lưu ý để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vùng đầu và mặt vốn là nơi dễ cảm lạnh, gội đầu muộn và để tóc ướt đi ngủ sẽ khiến các dây thần kinh bị co lại. Khi mạch máu tắc nghẽn sẽ không cung cấp đủ máu cho các dây thần kinh mặt, từ đó dẫn đến liệt mặt, méo miệng. Ngoài ra, gội đầu vào ban đêm cũng là nguyên nhân gây ra bệnh đau đầu kinh niên, nấm da đầu…

Ngoài 2 thời điểm trên, gội đầu khi đang bị sốt cũng rất nguy hiểm. Lúc này, cơ thể tương đối yếu, việc tắm gội có thể gây cảm lạnh, khiến tình trạng sức khỏe và cơn sốt trở nên trầm trọng hơn do sức đề kháng yếu.

Thực tế, thời điểm thích hợp nhất để gội đầu là sau 10 giờ sáng đến 2 giờ trưa. Lúc này nhiệt độ tăng lên mức cao nhất, gội đầu cũng sẽ an toàn nhất. Vào khoảng thời gian này, tóc dễ khô hơn, sự lưu thông máu đã ổn định.

Sự khác biệt rõ rệt khi bạn gội đầu hàng ngày và 3 lần/tuần

Các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên gội đầu 3 lần/tuần là hợp lý nhất. Vào trời nắng nóng thì bạn có thể tăng số lần gội lên. Không phải cứ gội đầu nhiều là sẽ tốt, dưới đây là sự khác biệt khi bạn thực hiện gội đầu mỗi ngày và gội 3 lần/tuần.

1. Khác nhau về chất lượng tóc

Người có tần suất gội đầu quá nhiều sẽ gây hư tổn cho tóc. Bởi một số loại dầu gội đều chứa kiềm và các hóa chất, có thể làm hỏng tóc nếu bạn sử dụng quá nhiều lần với số lượng lớn. Tóc sẽ trở nên thô cứng và không còn suôn mượt như trước nữa. Ngược lại, những người gội đầu 3 lần/tuần sẽ có chất tóc tốt hơn những người gội thường xuyên.

g4ZFw9Me3KwgcXNTBKuDQDyQkpuT3Jwk5JdrvSPl.jpeg

Các chuyên gia khuyên rằng mọi người nên gội đầu 3 lần/tuần là hợp lý nhất.

2. Khác về tỷ lệ tóc rụng

Dùng quá nhiều dầu gội khiến da đầu và tóc sẽ mất đi màng bảo vệ tự nhiên, từ đó không tốt cho sức khỏe của tóc. Bên cạnh đó, nếu bạn gội đầu không xả sạch sẽ làm tắc nghẽn các nang tóc, dẫn đến làm hỏng cả da đầu lẫn chân tóc. Nang tóc được ví như lỗ thông hơi của mái tóc vậy, có tính năng làm dịu da đầu. Chính bởi vậy, những người gội đầu quá nhiều đều có tỷ lệ rụng tóc cao hơn hẳn những người gội đầu 3 lần/tuần.

Chia sẻ