Thịt tươi không… tươi
Thói quen mua thịt tại các sạp ven đường của người tiêu dùng có lẽ cần phải cân nhắc lại khi mới đây Viện Pasteur TP.HCM lấy mẫu thịt kiểm tra, phát hiện hơn 32% mẫu thịt tươi, trong đó có tới 40% là các mẫu thịt heo đang bày bán có nhiễm khuẩn Salmonella - một loại khuẩn gây bệnh thương hàn, tiêu chảy.
Thói quen khó bỏ
Cơ quan chuyên môn đã nhiều lần phát hiện các mẫu thịt nhiễm khuẩn, có thể truyền bệnh nguy hiểm cho người dùng. Đầu năm nay, Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM cho biết, trong 36 mẫu thịt heo sống tại các quầy sạp nhỏ lẻ không được bảo quản tốt ở các chợ của thành phố và một số tỉnh lân cận, có tới 34 mẫu bị nhiễm khuẩn, phổ biến nhất là khuẩn E.coli, loại khuẩn gây bệnh tiêu chảy. Hầu hết những lần lấy mẫu kiểm tra, các đơn vị đều có chung nhận định: nguyên nhân của tình trạng này là do điều kiện bày bán thịt tại các chợ không đảm bảo an toàn vệ sinh.
Ông Trần Tấn An, Phó Tổng giám đốc Công ty Vissan cho hay, nếu để thịt gia súc gia cầm ở nhiệt độ bình thường, không có hệ thống làm mát sau hai-ba giờ sẽ bị các vi sinh vật xâm nhập và chất lượng thịt bị giảm nhanh chóng. Thực tế, tại các chợ, thịt được bày bán từ sáng tới chiều, không có hệ thống bảo quản. Dạo quanh một số chợ nhỏ, chợ tự phát… nằm trong các khu dân cư như chợ Chu Văn An (Q.Bình Thạnh), Tân Sơn (Q.Gò Vấp), Tân Chánh Hiệp (Q.12)… vào thời điểm chiều muộn, không khó để có thể bắt gặp những miếng thịt khô quắt vì nắng, miếng thì nhợt nhạt biến màu vì ngâm lâu trong nước đá được bày bán trên những sạp hàng tạm bợ.
Ông Nguyễn Tuấn Phương, Giám đốc nhà máy chế biến thực phẩm Đồng Nai (D&F) cho rằng, hầu hết người tiêu dùng vẫn giữ thói quen mua thịt nóng (thịt bày bán không được bảo quản bằng thiết bị làm mát). Thay đổi thói quen này là việc không dễ.
Thịt heo được bày bán trên những con đường đầy bụi bặm, xe cộ qua lại
(ảnh chụp tại khu chợ tự phát Tân Tạo, Q.Bình Tân)
Khó chiều “thượng đế”
Hầu hết các doanh nghiệp giết mổ và phân phối thịt gia súc gia cầm đều gặp khó khi đầu tư nhiều kinh phí mua sắm trang thiết bị giết mổ hiện đại, hệ thống đóng gói, vận chuyển, thiết bị làm mát ở các điểm bán… nhưng sản phẩm lại không được người tiêu dùng đón nhận vì họ cho đó là thịt lạnh, không tươi… Ông Nguyễn Tuấn Phương cho hay, có thời điểm nhà máy của ông chỉ hoạt động chưa đầy 20-30% công suất (công suất giết mổ của nhà máy có thể tới hàng ngàn con heo, vài ngàn con gà). Đầu ra khó khăn, thị phần của công ty chủ yếu là các siêu thị, cửa hàng thực phẩm tiện lợi.
PGS-TS Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, hiện các nước trong khu vực như Malaysia, Thái Lan… đều không cho phép bày bán thịt trên sạp tại các chợ mà đòi hỏi phải có hệ thống làm mát, móc treo... đáp ứng đầy đủ điều kiện vệ sinh an toàn. Tại Đài Loan, nhằm đáp ứng thói quen sử dụng thịt gia cầm tươi, “nóng”, các doanh nghiệp đã thiết kế các lò mổ di động trên các loại xe chuyên dụng, đảm bảo tiêu chuẩn ngành thú y để có thể giết mổ tại chỗ bán cho khách hàng. Theo ông Vang, các doanh nghiệp trong nước cũng cần tính đến các phương án đáp ứng thói quen tiêu dùng nhưng vẫn đảm bảo được quy định về thú y và an toàn thực phẩm.
Ông Trần Tấn An cho biết, Vissan đã có chuỗi phân phối tại các cửa hàng thực phẩm, siêu thị… Bên cạnh đó, công ty hợp tác với tiểu thương ngành thịt tại các chợ, bằng cách phân phối thịt tới tận quầy, nhưng yêu cầu tiểu thương phải đáp ứng được các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm như vị trí sạp thịt, móc treo đảm bảo vệ sinh; các quầy phải có tủ làm mát, giữ được thịt ở nhiệt độ từ 4-100 độ C… “Dù lượng khách mua thịt được làm mát tại chợ còn ít ỏi so với nhu cầu mua thịt “nóng”, nhưng thị hiếu tiêu dùng sẽ dần thay đổi”, ông An chia sẻ.
Cơ quan chuyên môn đã nhiều lần phát hiện các mẫu thịt nhiễm khuẩn, có thể truyền bệnh nguy hiểm cho người dùng. Đầu năm nay, Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM cho biết, trong 36 mẫu thịt heo sống tại các quầy sạp nhỏ lẻ không được bảo quản tốt ở các chợ của thành phố và một số tỉnh lân cận, có tới 34 mẫu bị nhiễm khuẩn, phổ biến nhất là khuẩn E.coli, loại khuẩn gây bệnh tiêu chảy. Hầu hết những lần lấy mẫu kiểm tra, các đơn vị đều có chung nhận định: nguyên nhân của tình trạng này là do điều kiện bày bán thịt tại các chợ không đảm bảo an toàn vệ sinh.
Ông Trần Tấn An, Phó Tổng giám đốc Công ty Vissan cho hay, nếu để thịt gia súc gia cầm ở nhiệt độ bình thường, không có hệ thống làm mát sau hai-ba giờ sẽ bị các vi sinh vật xâm nhập và chất lượng thịt bị giảm nhanh chóng. Thực tế, tại các chợ, thịt được bày bán từ sáng tới chiều, không có hệ thống bảo quản. Dạo quanh một số chợ nhỏ, chợ tự phát… nằm trong các khu dân cư như chợ Chu Văn An (Q.Bình Thạnh), Tân Sơn (Q.Gò Vấp), Tân Chánh Hiệp (Q.12)… vào thời điểm chiều muộn, không khó để có thể bắt gặp những miếng thịt khô quắt vì nắng, miếng thì nhợt nhạt biến màu vì ngâm lâu trong nước đá được bày bán trên những sạp hàng tạm bợ.
Ông Nguyễn Tuấn Phương, Giám đốc nhà máy chế biến thực phẩm Đồng Nai (D&F) cho rằng, hầu hết người tiêu dùng vẫn giữ thói quen mua thịt nóng (thịt bày bán không được bảo quản bằng thiết bị làm mát). Thay đổi thói quen này là việc không dễ.
Thịt heo được bày bán trên những con đường đầy bụi bặm, xe cộ qua lại
(ảnh chụp tại khu chợ tự phát Tân Tạo, Q.Bình Tân)
Khó chiều “thượng đế”
Hầu hết các doanh nghiệp giết mổ và phân phối thịt gia súc gia cầm đều gặp khó khi đầu tư nhiều kinh phí mua sắm trang thiết bị giết mổ hiện đại, hệ thống đóng gói, vận chuyển, thiết bị làm mát ở các điểm bán… nhưng sản phẩm lại không được người tiêu dùng đón nhận vì họ cho đó là thịt lạnh, không tươi… Ông Nguyễn Tuấn Phương cho hay, có thời điểm nhà máy của ông chỉ hoạt động chưa đầy 20-30% công suất (công suất giết mổ của nhà máy có thể tới hàng ngàn con heo, vài ngàn con gà). Đầu ra khó khăn, thị phần của công ty chủ yếu là các siêu thị, cửa hàng thực phẩm tiện lợi.
PGS-TS Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, hiện các nước trong khu vực như Malaysia, Thái Lan… đều không cho phép bày bán thịt trên sạp tại các chợ mà đòi hỏi phải có hệ thống làm mát, móc treo... đáp ứng đầy đủ điều kiện vệ sinh an toàn. Tại Đài Loan, nhằm đáp ứng thói quen sử dụng thịt gia cầm tươi, “nóng”, các doanh nghiệp đã thiết kế các lò mổ di động trên các loại xe chuyên dụng, đảm bảo tiêu chuẩn ngành thú y để có thể giết mổ tại chỗ bán cho khách hàng. Theo ông Vang, các doanh nghiệp trong nước cũng cần tính đến các phương án đáp ứng thói quen tiêu dùng nhưng vẫn đảm bảo được quy định về thú y và an toàn thực phẩm.
Ông Trần Tấn An cho biết, Vissan đã có chuỗi phân phối tại các cửa hàng thực phẩm, siêu thị… Bên cạnh đó, công ty hợp tác với tiểu thương ngành thịt tại các chợ, bằng cách phân phối thịt tới tận quầy, nhưng yêu cầu tiểu thương phải đáp ứng được các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm như vị trí sạp thịt, móc treo đảm bảo vệ sinh; các quầy phải có tủ làm mát, giữ được thịt ở nhiệt độ từ 4-100 độ C… “Dù lượng khách mua thịt được làm mát tại chợ còn ít ỏi so với nhu cầu mua thịt “nóng”, nhưng thị hiếu tiêu dùng sẽ dần thay đổi”, ông An chia sẻ.