Thiên tài bậc nhất Việt Nam, chỉ viết 4 chữ đã khiến sứ thần nhà Thanh vái lạy: Được đặt tên cho loạt trường chuyên ở Việt Nam

Hiểu Đan,
Chia sẻ

Bạn có đoán ra đây là nhân vật nào?

Lê Quý Đôn nguyên là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường, sinh ngày 2-8-1726, trong một gia đình khoa bảng; quê tại làng Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ, nay là thôn Phú Hiếu, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Sinh thời ông vừa làm thầy giáo, vừa là nhà bác học.

Lê Quý Đôn từ nhỏ đã nổi tiếng là người ham học, thông minh, có trí nhớ tốt, được người đương thời coi là "thần đồng". Năm 5 tuổi, ông đã đọc được nhiều bài trong Kinh Thi. Năm 12 tuổi, đọc hết các sử sách của Bách Gia Chư Tử. Năm 14 tuổi, Lê Quý Đôn theo cha lên học ở kinh đô Thăng Long. Lúc 14 tuổi đã học xong toàn bộ sách kinh, sử của Nho gia. 17 tuổi, Lê Quý Đôn thi Hương đỗ Giải nguyên. 27 tuổi đỗ Hội nguyên, rồi đỗ Đình nguyên Bảng nhãn. Sau khi đã đỗ đạt, Lê Quý Đôn được bổ làm quan và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều Lê - Trịnh.

Thiên tài bậc nhất Việt Nam, chỉ viết 4 chữ đã khiến sứ thần nhà Thanh vái lạy: Được đặt tên cho loạt trường chuyên ở Việt Nam - Ảnh 1.

Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, năm 1783 Lê Quý Đôn làm đến chức Thượng thư bộ Công. Ông có những cống hiến trong nhiều lĩnh vực khoa học: Triết học, luật học, sử học, nông học, dân tộc học, xã hội học, thiên văn học, từ điển học… Người đương thời khuyên nhau: Thiên hạ vô tri vấn Bảng Đôn, tức thiên hạ có điều gì không biết, đến hỏi Lê Quý Đôn.

Nói về Lê Quý Đôn, giai thoại nổi tiếng nhất của ông là chuyện khiến sứ thần phương Bắc phải vái lạy. Năm 1764, Lê Quý Đôn khi đó đã từ quan về quê viết sách. Có lần sứ thần nhà Thanh đến Việt Nam nhưng đi đến cửa ải thì dừng lại không chịu đi tiếp. Sứ thần chỉ đưa cho một tấm vóc, trên đề "xa không ra xa, đông không ra đông", bảo khi nào giải được thì mới vào.

Triều đình không giải nổi đành cho người đến hỏi Lê Quý Đôn. Biết chuyện ông tư vấn gửi cho sứ thần nhà Thanh một tấm áo cầu (áo làm bằng da, dành cho quan lại quý tộc). Sau khi làm theo lời Lê Quý Đôn, quả thực sứ thần đã chịu vào kinh.

Đích thân Lê Quý Đôn ra đón sứ thần. Ông viết vào mảnh giấy 4 chữ: "Phỉ xa bất đông", không phải chữ xa (xe) cũng không phải chữ đông (phía đông). Sứ thần xem xong mẩu giấy liền lập tức vái lạy bốn lần, trả lại áo cho Lê Quý Đôn.

Hóa ra ý của sứ thần là không dám vào thành vì không có áo đại lễ. Sứ thần đã thu gọn câu nói của mình chỉ trong 1 chữ. Nhưng cách Lê Quý Đôn giải mã nó, đối đáp lại càng đáng nể phục.

Với những đóng góp của mình, tên của Lê Qúy Đôn được đặt cho nhiều trường chuyên ở Việt Nam như 1 nguồn động lực để các em học sinh cố gắng. Phải kể đến các trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn ở các tỉnh như Bình Định, Điện Biên, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa, Lai Châu, Ninh Thuận, Quảng Trị.

Được biết các ngôi trường chuyên trên đều có thành tích giảng dạy, học tập tốt, dẫn đầu thành tích ở tỉnh. Học sinh của các trường cũng từng giành nhiều giải thưởng trong những cuộc thi Olympic quốc tế và trong nước.

Chia sẻ